Sunday, March 30, 2025

KÍNH TIỄN ÔNG BA, CỤ NGUYÊN HÀM VÕ THUỲ


Photos: BXP

KÍNH TIỄN ÔNG BA, CỤ NGUYÊN HÀM VÕ THUỲ

Biển quê hương Nhơn Lý đong đầy,
Hòn Cân hòn Cỏ còn đây
Vẫn lặng thầm ru những nhịp sóng bạc ngàn năm.
Gió mùa qua – nhẹ như nhịp thở của Phật Pháp,
Lướt đỉnh cát vàng, rũ trần niệm,
Người đi như vầng mây trắng 
thong dong,
Bước đi mà chẳng vướng bụi hồng trần...

Nghìn trùng cách biệt,
Tâm vẫn nhớ bóng xưa.

Ông Ba – hay còn gọi là Cụ Võ Thùy hay Ôn "Ba Thuỳ" yêu dấu,
Sống tròn một trăm năm hiện thân người quân tử,
Học nho sâu sắc, tâm Phật vững bền.
Bạn cố tri của Cậu Hai, Trần Đồng, một thuở,
Bóng dáng đôi bậc ẩn sĩ
Từng in trên đất Tổ Thiên Bình, chùa Ông Núi--Linh Phong.
Tiếng chuông mõ hòa nhịp bước thiền hành,
Trầm mặc trong lời kinh câu kệ
An nhiên giữa bụi đời lay động.

Nắng và cát – có thể đốt cháy thân hình,
Nhưng chẳng thể nung mòn chí nguyện.
Đò ngang, đò dọc – có thể đổi chiều,
Nhưng chưa từng đổi lòng trung kiên.

Ai còn nhớ?
Một thời dựng ngôi già lam Phước Sa giữa cây và đá
Một căn nhà đơn sơ, có hàng chữ GHPGVN “Thống Nhất”
Như lời tuyên ngôn lặng lẽ giữa cõi Ta-bà.
Lũ trẻ thơ ngây nào đâu biết lý nghĩa sâu xa,
Chỉ thấy ánh đạo nghiêm trang qua hình ảnh và nho văn của Cụ.

Nguyên Hàm Võ Thùy – cư sĩ lão thành,
Tâm son sắt, chí vững vàng như núi.
Dù thời biến loạn,
Vẫn giữ vững màu lam bạc của người Phật tử.
Dưới ngọn cờ thiêng Phật giáo,
Cụ tiếp nối ánh đạo vàng,
Dẫn lối cho bao lớp trẻ ở quê gieo hạt mầm Bồ-đề kiên cố.

Cùng cố Hòa thượng Thích Thiện Giai,
Hỗ trợ từ Chùa Thiên Bình tận An Nhơn, Bình Định
Quy ngưỡng thiền tông –
Thỉnh Tâm Đạt Tổ, vượt ngàn trùng dâu bể,
Đem Phật pháp về nơi biên địa cát vàng.

Từ đó...
Chuông mõ Nhơn Lý ngân dài trong sương sớm.
Màu áo lam như hương trầm theo gió,
Dẫn đường cho đàn em thơ
Và bao lớp cư sĩ tại gia...

Tiến sâu vào núi, giúp chẻ đá, cắt cây,
Biến am tranh thành Phước Sa cổ tự.
Người khai hoang, dựng đất,
Giúp lập nên Chùa Phước Hưng tịnh địa –
Nơi an trú cho muôn tâm hương quy tụ.

Giúp dựng xây Chùa Giác Hải, điềm đạm ôn hòa,
Một đời hiến dâng không hề so đo tính đếm.
Rồi coi Thầy, bói toán cho thiên hạ
Dạy chữ nho cho lũ trẻ trong làng
Công đức của Cụ như hải triều lên –
Dâng đầy không bến bờ, không khởi điểm.

Phật giới ghi danh: Nguyên Hàm.
Tuổi hạc trăm năm –
Mấy độ xuân thu in dấu núi Cấm.
Bách niên kỳ thọ –
Tuế nguyệt khắc sâu giữa lòng bán đảo Phương Mai.

Dẫu biết rằng:
“Nhạn quá trường không,
Ảnh trầm hàn thủy.
Nhạn vô lưu tích chi ý,
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.”
Người như cánh nhạn – đến rồi đi không vướng,
Tâm như dòng nước – hiện rồi tan chẳng lưu.

Nhưng... lòng thế nhân còn vướng bụi trần,
Vẫn se thắt khi tiễn bậc hiền giả thong dong về cõi Phật.

Dòng họ Võ rạng danh –
Kinh thư uyên thâm, Hán học tinh chuyên.
Một đời gian lao không cho mình,
Mà trọn dâng cho đạo pháp nhiệm mầu.

Nơi phương xa, con xin cúi đầu dâng một nén hương lòng,
Kính thỉnh giác linh từ bi chứng giám.

Nguyện cầu:
Bất sinh bất diệt
Tịch diệt vi lạc
Cao đăng Phật Phật quốc
Lai đáo Ta bà
Phụng sự chúng sanh.

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

Thay mặt Gia đình Bạch Xuân Long và Gia đình cậu Trần Đồng

Sacraemento, CA. Mỹ Quốc.
Tâm Thường Định - Bạch Xuân Phẻ


RESPECTFUL FAREWELL TO OLDEST MAN IN THE VILLAGE OF NHƠN LÝ: MR. BA---VÕ THÙY (DHARMA NAME: NGUYÊN HÀM)
The sea of Nhơn Lý, our homeland, overflows with memory.
Hòn Cân, Hòn Cỏ still remain,
Silently cradling the silver tides through a thousand years.
Light as the breath of Dharma, seasonal breezes drift by, 
Shaking off worldly dust as they brush over golden dunes.
Walking without adhering to a single mote of dust, 
you departed like a cloud—gentle and free.
Although there are a thousand miles between us,
the heart still remembers your silhouette from the past.
'Ông Ba'—also known as Võ Thùy,  and affectionately referred to as "Ba Thùy,"
A full century embodied the path of the noble one.
Permeated with Confucian knowledge, 
steadfast in their commitment to the Buddhist path.
A soul companion of our Uncle Hai, Trần Đồng, once possessed the image of two gentle hermits.
Etched into the sacred soil of Thiên Bình and Ông Núi--Linh Phong pagodas 
The bell and the wooden fish resounded with mindful steps,
Their echoes merging into sutra and verse,
Resting at ease amid life’s unsettled dust.
Sun and sand—could scorch the body,
But they could never sear away the vow.
Ferries may alter their course, 
but your steadfast heart has never wavered.
Who still has recollection?
A time when you constructed Phước Sa Temple amidst rocks and trees,
A humble house inscribed with “Unified" of the Unified Buddhist Church
A silent declaration within this Samsaric world.
The village children, unknowing of deep truths,
Only beheld the solemn Dharma shining through your script and form.
Mr. Nguyên Hàm Võ Thùy—a venerable lay devotee,
Your heart was steadfast, your resolve like a mountain.
Through times of upheaval,
You upheld the gentle gray of the lay robe.
Beneath the sacred banner of the Buddha,
You carried the torch of the Middle Way,
Guiding generations to sow unwavering Bodhi seeds in our homeland.
Alongside the late Most Venerable Elder Thích Thiện Giai,
From Thiên Bình Temple in distant An Nhơn, Bình Định,
You reverently followed the Zen lineage—
Invited Master Tâm Đạt from afar,
Braving ocean and hardship,
Bringing Dharma to this sandy, remote edge.
And from that moment…
The temple bells of Nhơn Lý tolled into the morning mist.
The gray robes, like incense smoke in the breeze,
Guided young footsteps,
And the numerous household practitioners...
Ventured deep into the mountains, splitting rocks and clearing trees,
Turning a humble hut into the ancient Phước Sa sanctuary.
You pioneered and founded new grounds,
Helping to establish Phước Hưng Temple—
A pureland for countless devoted hearts.
You helped build Giác Hải Temple—gentle and serene,
A life of selfless service, never counting gain or loss.
Then you read signs, guided seekers,
Taught Chinese characters to the village children.
Your merit, like the rising tide,
Filled the world—without beginning, without end.
The Buddha realm records your name: Nguyên Hàm.
A hundred-year crane’s life—
Many a season etched upon the Cấm mountain.
A century of rare longevity—
Your years engraved into the heart of Phương Mai Peninsula.
Yet we know:
“The wild goose crosses the vast sky,
Its shadow sinks into cold water.
The goose leaves no mark upon the sky,
Nor the water retains the shadow.”
Like the goose—you came, you went, unbound.
Like the water—the reflection arose, then vanished, without trace.
But… human hearts still cling to dust,
And still ache as we bid farewell to one who walks freely into the Buddha’s realm.
The Võ family name shines bright—
Deep in scriptures, refined in classical learning.
A life of hardship—not for self,
But fully offered to the wondrous Dharma.
From afar, I bow my head and offer a fragrant incense of heart,
With deepest reverence, inviting your awakened spirit to witness this homage.
No birth, no death
Nirvana is bliss.
May you ascend to the Buddha realms,
And return to this Saha world,
To serve all sentient beings.
Namo Amitabha Buddha, the Great Compassionate Guide of the Western Pure Land.
On behalf of the Bạch Xuân Long family and our Uncle Trần Đồng’s family,

Sacramento, California, United States
Tâm Thường Định – Bạch Xuân Phẻ

Saturday, March 29, 2025

The Birthday Buddha's

The Birthday Buddha's 

Editorial Letter No. 138, May 2023


Everything in this universe is the consequence of a complicated interplay of factors–of causes and conditions, or dependent origination.


Cause and effect work in such a way that nothing that can be touched, seen, thought of, felt, or called may exist independently. Space, like time, is dependent on origin and cannot exist independently because it cannot be touched or seen, but it may be imagined and given names to distinguish it from what it is not. There is no space if the subject that sees space does not exist or arise. Space cannot exist if everything is visible and the mind is nonexistent and abstract. It would not have been possible to notice things or realize that there was surrounding space if there had not been space. As a result, everything exists in relation to everything else; nothing is self-generated; nothing exists without the simultaneous existence of things that aren't. An object that is present to us must be observed and identified in order to be distinguished from one or more other things in the past, present, and future. Everything's emergence and fall are inextricably linked. "As long as this exists, so does that; if this does not exist, neither does the other." This gives birth to the other, and when this is destroyed, so is the other (1).


The Buddha did not come into the world through dependent origination. However, because it is unborn, dependent origination is also immortal, according to the eight no (2). What has no self-nature and is born under conditioned circumstances does not exist genuinely. It implies that, just as birth is unreal, so is death. Samsara is merely a hallucination, a delusion.


Another way to express the Buddha's life and death is to use the term the unborn - immortal is no-return - no-past: "That Tathagata, neither coming from nor going to anywhere, should be called a Tathagata." (3)


However, in terms of phenomena, one can observe the Buddha's birth and death on the level of universal truths. From the opening stanza of the Middle Commentary (4), the great master Nagarjuna celebrates and honors the Buddha since he, too, "sees" (views) his existence:


"Talk about that preordained relationship," I bow to the Buddha, my comments cleverly deleted. [When discussing predestined reason] First, there are hypotheses. (5)


How did the great teacher Nagarjuna interpret the Buddha's birth and death? As Great Master Tri Quang says, Buddha does not die. The underlying cause of the Buddha's bodhisattva activity, which contributes to his long life, has never ceased. The Buddha has arrived. We cannot perceive the Buddha because we are aware of life and death, and he is not born or dies. Despite his blindness, he continued to rely on the sun's light to keep him alive. Even when I don't see the Buddha, his salvation continues to help me. (6)


The Buddha's dharmakaya (7) is the only method to truly view an unborn and immortal Buddha.


In any case, more than 2,550 years ago, there was a Buddha who was born in an impure world, rose from it like a lotus flower from the muck, endured many tribulations in his pursuit of truth, and gained unrivaled wisdom after 49 days and nights of meditation, exactly as the morning star rose.


Please respect the Tathagata, the perfect and omniscient being, who will eventually emerge from the water to spread the fragrance across the lake's surface and lead sentient beings away from the muck of earthly sufferings, depending on the circumstances of his manifestation. The blue lotus, white lotus, red lotus, and yellow lotus are all examples of this.



Climate Change

Editorial Letter No. 135, February 2023


Several sections of the region, which had been in drought for several years, were flooded after three weeks of heavy rainfall. The rain stopped and the atmosphere cleared as the sun rose, but the early spring days remained chilly.


In the meantime, storms, blizzards, and flooding persist in certain regions of the country, while melting ice due to global warming raises sea levels in others. The global climate is altering rapidly and irregularly (1). The human race is becoming increasingly aware that these are not hypothetical or speculative predictions, but rather self-evident truths.


Extreme climate change and environmental devastation that we are currently witnessing are the result of a succession of events that have occurred in the past, present, and future, and that will continue to intensify each year.


Look further and deeper: the body and mind change and metamorphose every moment; everything is the same, but it is constantly changing, and this change is clearly the result of many other causes and conditions. Nothing arises independently, which means that nothing is conceived without another condition. All are interdependent for their emergence, existence, transformation, and demise.


In this never-ending coincidence of cause and effect, the individual contains the whole, and the whole is contained in the individual (2). Every individual's words and deeds have direct or indirect effects on the karmic web. Each individual is interconnected with the universe as a whole and the world is made up of distinct parts.


Consequently, the effects of climate change are unquestionably caused by individuals and must be addressed and remedied by each of us individually. However, if we want future generations to exist in peace on a healthy planet, we must begin immediately; we cannot wait any longer. Do not embrace the notion that climate change will only have a global impact after our generation has passed away, in a few decades or a century. Younger generations are observing our efforts to preserve and defend their environment. If you care about people and animals, you must demonstrate your concern through your actions: use renewable energy (3), save electricity, minimize the use of plastic bags, reduce paper consumption (to protect forests), and plant more trees to keep the Earth clean and fresh.


In this ever-changing globe, climate anomalies are prevalent. As with old age, illness, and mortality, there is nothing to bemoan, complain about, or suffer from if you can see their nature consistently. We are all responsible, not because life is ephemeral, but because enormous anomalies can impact the entire world and destroy the beautiful existence of future generations.


Middle-aged and elderly individuals should persist in continuing to contribute despite the unusual climate of flux that exists today. If you have never done anything advantageous and joyful for others, you should immediately commit to doing good because irregularities and transience do not discriminate; they can strike at any time, before people have the opportunity to prepare. They should be acknowledged.


The season of spring has arrived, but the weather remains cold. The light is not warm enough to melt the ice on the ground, but love is always warm and can often melt frozen souls.

_______________



According to the UNFCCC (United Nations Framework Convention on Climate Change), climate change refers to "long-term changes in temperature and weather." These variations may be natural, such as solar cycle variations. Since the 1800s, however, human activities have been the primary cause of climate change, predominantly due to the use of fossil fuels like coal, oil, and gas. The combustion of fossil fuels releases greenhouse gasses, which act as a blanket over the planet, containing the sun's heat and causing global temperatures to rise.


(2) "One is everything, everything is one," the non-obstructive use and tolerance principle that forms the basis of Hoa-Nghiêm teaching.


(3) Renewable sources of energy such as wind, tides, and the sun…


Thay Nguyen Sieu - Introduction


Mr. Tam Thuong Dinh approached me on the day of the Buddhist Youth Association Congress and asked for an introduction to his book, "Tue Sy - An Essence of Vietnamese Buddhism: The Teacher of Venerable Sanghas."


This work comprises two articles written by Zen Master Tue Sy. The first article is titled "Letter To Thừa Thiên–Huế's Buddhist Students," but the reader will clearly see what the Venerable Master meant to convey to the entire generation of young monks and nuns living in Vietnam and abroad: "...is covered by puddles of stagnant muddy water and isolated from the source of life of the past." Since then, Thay has firmly advised: "May you have enough courage to walk the path with your own feet, looking at life with your own eyes and determine a direction for yourself."


Reading the content of this article, readers will feel like it is a benevolent wake-up call for monks and nuns living in their motherland today. Like a lion's roar, which deafens and pains wild animals, and as a word to "rebuke them," which tortures the befuddled souls immersed in the sea of suffering.


The second article is titled "The Current Thinking About Buddhist Education Plans For Vietnamese Youth," and his thoughts and comments on the younger generations have awakened the souls of Vietnamese youth: “In Vietnam, the education of youth is based on political power rather than following a natural growth trend. This artificial difference is like living in a mud puddle, not knowing where to find a real place to gain enough footing to escape. Vietnamese youth are being uprooted, and face a great risk of losing their life direction; some have indeed already lost their life direction. The Buddhist youth in Vietnam are no exception, and it is not easy to overcome this loss of direction in life. Here, the emphasis on the loss of direction is from the standpoint of Vietnam as a nation.” 


Master Tue Sy offered a vision of a method of studying Buddhism, or comprehensive education: "Our young people study Buddhism not to become researchers of Buddhism or Buddhist scholars, but to study and practice critical thinking skills, to be dynamic, flexible, and have the ability to look into the nature and reality of life. Therefore, studying Buddhism does not hinder learning of secular education; Buddhist knowledge does not conflict with mundane knowledge. The only difference is when studying Buddhism we begin with the actual situation of human suffering in order to realize true happiness. Compassion (love) and Wisdom (truth) will give young people the wings to support and nurture them throughout their search in the endless space of life." That is the educational psychology of Buddhism that Master Tue Sy has pointed out to the Buddhist youths today.


The second part is the poetry, written by Master Tue Sy. When we read Thay's writing, we are overwhelmed by words that are as strong as mountains, and as solid as bronze, sounding bright and resounding in the reader's mind. What can you say about his poetry? A dreamland is full of adventure, charm, and beauty. But no one can write like Master Tue Sy, thousands of years ago and thousands of years later; readers must try to understand, soaking in the meanings and nuance as they slowly read his words:


"I am still in love with the times of the wild:

Hoarding in the depth of the eyes the thousands of midnight stars."


Because he enjoys wandering, therefore:

Leaving behind only a corner of a lonely mountain;

For thousands of years I keep waiting for the summit.


Furthermore, because of the "unique lonely journey to find the path" of the wanderer, who sleeps at night in the shrine of the soul and dreams:


"Hidden by the side of the pass is erected a shrine for wandering souls,

In the middle of the sky are perching illusionary images of flickering lanterns.

While old trees are casting long widespread crawling shadows,

I embrace the wild grass, lost in reverie.


Because Master Tue Sy dreamed a dream, he saw a beautiful dream, a dream for a peaceful ethnic homeland:


"Waiting for the rain to let up so I can roll out the moon for a sleeping mat

And white flowers can blossom on the hill thousands of years later."


And followed by poems by Master Tue Sy through decades ago such as: Fleeting Glimpse of a Dream:

“Your deep innocent eyes on that day of gala

And your graceful smiling lips dim the dazzling rays of the sun

Incarnating the virginal heron in the midst of the endless verdant prairie

In the fleeting glimpse of a dream, I’m in love with thee.”

Vạn Giã Forest, 1976.

I'm Still Waiting - Saigon 78; Holder Of Thousands Of Stars, Phan Dang Luu Prison - Saigon 79, etc. 


All of these poems can be found in the collection Dreaming Truong Son.


Mr. Tam Thuong Dinh wrote poems for Master Tue Sy in the third section, including Fairy Eyes, Thien Nhan - Dedicated to Teacher Tue Sy, Spring Missing Teacher Tue Sy, and others. The poem is the work's fourth and final component. Tam Thuong Dinh wrote "Mat Biec in Tue Sy Poetry" in order to discover the metaphorical meaning of the word "Mat Biec" in the poem "Fleeting Glimpse of a Dream."


All of Mr. Tam Thuong Dinh's poems and essays, whether translated or written in English, are intended to spread positive messages to both young people and natives. We can see his service heart as a leader of the Vietnamese Buddhist family, always thoughtful and diligent in serving the path of youth education while also promoting Buddhist culture. 


"The Teacher of Venerable Sanghas" is under a big theme: "Tue Sy - An Essence of Vietnamese Buddhism" has brought readers to a sad, miserable, misguided, uprooted reality of today's generation that is lost in their own country, and it is necessary to correct on the comprehensive educational path of Buddhism (in Vietnam), hoping to revive what has been broken, far from its roots, ancestors, and races, and return to a rich and beautiful Vietnamese culture. 


Just as Master Tue Sy's writing and poetry rhythms exposed readers to a new age brimming with love, compassion, joy, and equanimity under the cherished sky of the homeland, so too has Mr. Tam Thuong Dinh presented readers to a new generation brimming with affirmation, heroism, and poetry.


Mr. Tam Thuong Dinh appeared to have gathered all of the revenant, loving words to dedicate and make offerings to a revered teacher, whose heart appeared to be scattered and full of beauty, specifically in the work "The Teacher of Venerable Sanghas" -- communities that live in harmony and awareness.


No matter how much you discuss and introduce the book, it will never be as good as when you are actually reading, contemplating, and appreciating its rich, lyrical, and affectionate qualities. Similarly, individuals who consume hot and cold water perceive themselves in a similar manner.


San Diego, March 26, 2017

Nguyen Sieu



Deep Innocent Eyes in Tue Sy's Poetry


Master Tue Sy is a well-known teacher or “Thầy", a pillar of Vietnamese Buddhism, and a revered Buddhist monk worldwide, admired by millions of people. Tue Sy's poetic soul and nuances–which are ethereal and liberating, magnificent and gossamer–have captivated, transformed, and liberated their spirits in this perpetual spring.


When reading Tue Sy's poems, we can experience the purity and transcendence of Vietnamese literature; there is an inexhaustible supply of struggles and desires, hope and dreams as well as insights, and wisdom. Tue Sy's poetry is graceful, liberated, and filled to the overflow with compassion, wisdom, and courage. His poetry is at times heroic, sometimes melancholy, and occasionally romantic, but he always has faith, love, dreams, and optimism. The poetry of Tue Sy is unique, unusual, thought-provoking, image-rich, contemplative, and profound. We can only perceive this non-duality realm with our hearts, our pure hearts and minds. For this article, I would like to highlight two particularly beautiful words from Tue Sy's poetry. In the poem "Fleeting Glimpse of a Dream," these are the two words for "Blue Eyes”, which I translated as deep innocent eyes:


Fleeting Glimpse of a Dream…


Regarding this poem, the poet Vinh Hao elaborated at length. I endeavored to decipher the metaphorical significance of the word "Mắt Biếc" in Tue Sy's poetry, but I discovered that the poet Tam Nhien had posed the same question: "...Then, what is the ultimate hidden language of Tue Sy's poetry?" How can it be expressed when the language glistens with the glow of profound emotion? "Who can hold the sacred, daring, gentle sound of the piano forever emanating from the palm of a talented artist?"


The poet Tam Nhien’s question and response regarding Tue Sy's hidden language are so profound that we can only comprehend and experience them on an individual basis. However, for that feeling to be complete, particularly for young people living in foreign countries like us, the poem must be translated into English; thus, we are attempting to translate this work. “Mắt Biếc”, I believe, alludes to its pristine, enchanting, and optimistic beauty. I was going to translate "Mắt Biếc" as blue irises, just for women, because the stork is white for contrast, but "Mắt Biếc" is used in Vietnamese literature often related to the significations of youth: beauty and attractiveness. Nguyen Van Thai, a professor of linguistics, expressed the same sentiment. He shared and confided in his heart:


...(Please) explain the word "beauty" using the word "deep," as there are no "blue" eyes in Asian cultures and ethnicities, and the term "blue eyes" in Vietnamese literature implies beauty and depth rather than the color blue. The term "white" signifies purity, but I believe it has a deeper connotation in this situation. The connotation of "white stork" is derived from the words "innocent blue eyes" in the introduction, where "white" means "unblemished" The most important aspect of poetry is the selection of words (diction) that can evoke "imagery" without revealing the beauty and meaning of the poem. I do not say "white" (in English), but I recognize that white, the purest white, is not yet opaque (virginal = unblemished, untainted), and when I say "white" (in Vietnamese), it is interpreted as "virginal" rather than "white." Finally, the two sides of the final stanza cannot be cause and effect, but the section about "love" must be temporally internal to the section about "dreaming." I should use "in" rather than "because of," despite the Vietnamese word being "because" (because). These are his thoughts, but poetry appreciation is a specific reception, and translation requires a focus on implications rather than denotations. Individual reception is a product of culture and personal experience; consequently, each person interprets a poem quite differently, with the exception of poetry that employs only the surface of words, which is not poetry at all. Therefore, I am merely conveying my opinion, and although the phrases you wish to replace are not incorrect, I believe you are simply reflecting the connotations. He provided the following illustration: "the innocent blue-eyed people on the big day" are not people with blue eyes, but "I have blue eyes..." Using "em" is impolite for a poet. Despite being exquisite (perhaps a Zen master), the connotation remains "you."


We agree with professor Nguyen Van Thai, but would like to add that the word "Người" or "Em" in Tue Sy's poetry can be a sign of beauty, of truthfulness, or the True, the Good, and the Beautiful, and perhaps a minor reflection of a lifetime, a nation, or what is best for others. Because of professor's explanation and remarks are so eloquent and clean, we conclude this English essay as follows:


Fleeting Glimpse of a Dream


We can comprehend the world of the True, the Good, and the Beautiful, the ideal, the future, and the aspiration of the entire Vietnamese population in just two words: "Mắt Biếc." In a single poem, we can observe the author's emotions, nostalgia, and visualization (as well as those of many individuals), and we can discern the ups and downs of the homeland. We have witnessed the Master's wisdom and understanding in the domain of contemplation.


The language of Tue Sy's poetry is archaic yet romantic, elegant, and profound, employing numerous analogies and symbols. Depending on a person's history, interactions with him, study, practice, and life experiences, their comprehension or appreciation of his poems will vary. We would wish to enter Tue Sy's poetry universe gently, peacefully, and with an open mind and heart. Then we can observe the white cloud gently floating in the heavens or the swallow flying through the river in his presence.




A LETTER ASKING FOR SUPPORT FOR THE CNTV FOUNDATION

Namo Shakyamuni Buddha.


Dear Venerable Monks and Nuns,

To all of my fellow countrymen, Buddhists Youth Leaders, Brothers and Sisters, families and friends near and afar, 

Ladies and gentlemen,


The CNTV Foundation is a 501(c)(3) non-profit organization that was established in February 2020 to preserve and promote the Vietnamese people's historical and cultural heritage through a variety of activities. With a focus on education, culture, and philanthropy, there are activities for young people both abroad and at home that are geared toward education, culture, and philanthropy.


Over the years, CNTV and the brothers and sisters of the group "Preceding For Each Other" have coordinated relief efforts and contributed time and money in response to natural disasters, hurricanes, floods, and conflicts in Vietnam and other countries. In collaboration with the TVPV - Thien Hung Pagoda, we are awarding school and/or university scholarships to disadvantaged students, including priests and nuns. Additionally, we will contribute to the CEDT initiative in Vietnam, which will help underprivileged students attend education.


We have presented seminars and lectures on mindfulness and mindful leadership, and we are introducing mindfulness meditation to schools, students, teachers, and staff, as well as Buddhist Families, Boy Scouts, etc. We also coordinate cultural and literary activities such as Being Present for One Another, the introduction of Buddhist works, literature, and art, and the promotion of reading culture, compassion, etc.


Now, we will request assistance to expand the five listed programs.

1. CNTV Foundation Endowment Fund - Contributes to the investment of funds to accomplish the foundation's goals and objectives.

2. Supporting Education and Dharma-promotion Fund - Leadership training workshops and camps. Workshops on teaching, information exchange, community service, book publication, tutoring/tutoring, mentoring programs, and financial support for other educational initiatives.

3. TVPV Scholarship Fund - Collectively, we provide 65 scholarships, and by the end of the year, we hope to have reached our objective of 100 scholarships. Annually, each scholarship is worth at least 3 million VND (approximately $127 USD). Depending on the circumstances, those in need will receive additional items such as computers, bicycles, etc.

4. TK-BHoa Mai Leadership Fund - Supports GDVT training courses and programs domestically and internationally, in addition to GDPT scholarships.

5. Social and Charity Fund - Donating to this fund in times of natural disasters and for lonely, indigent individuals during Tet, deaths, special events, etc.


We recognize and acknowledge that the happiness and well-being of others are also our own, and that the success or failure of any Vietnamese is also our own. Therefore, we must rely on and support one another in order to rise to the benefit of ourselves and others in the present and future.


Donations may be sent to CNTV Foundation, 29941 Wilhite Lane, Valley Center, California 92082, or transmitted to the following Chase Checking Routing Number: 322271627. Zelle/Venmo: (916) 488-7279 or (916) 607-4066 and indicate in the memo which initiative you are supporting, from 1 to 5. Your assistance is tremendously valued and appreciated. Thank you so much for your generosity and compassion.


We wish everyone health, serenity, and prosperity.


On behalf of the Executive Board of the CNTV Foundation 


DAY DREAM

 

I rode an ant in search of fairy-grottoes

Immortal realms with flocks of meandering butterflies

Toads and tree-frogs wandering in search of life

In deep caverns, a snake slumbers in reverie. 

 

At the grotto entrance, a swarm of bees swirled in dance

A wild flower of the crimson forest sensuous 

Bashful of fragrance and hue, the old rushes straightened up

Becoming an old immortal’s gently waving white hair

 

The ant crawled around, struggling to find life

Riding on its back a debt of love

Also, the forlorn fate of my Fatherland

Still as loyal, oh fragile threads of sunlight 

 

I asked the ant – where is it, the Pure-land or which way to Stillness?

Beyond the void, traces of birds in flight 

The voice of a blackened and bitter land from the earth

Lighting up my mind in place of the sunlight

 

I called the ant while silver clouds pondered

On the road of my wondering, my country anguished

Peeling away the past, heavenly beings shudder in shock 

Biting into the infinite expanse, a dream shattered in two

 

A nation, sunk in grief ever since

Midnight fires in the forest embracing dead and desiccated leaves

I go in search of a shattered heart

Starving for time, biting into nothingness.


Saigon 1984


Friday, March 28, 2025

HT Thích Nguyên Siêu: 50 Năm Nhìn Lại Một Chặng Đường Đầy Thử Thách (1975-2025)

 

Mở Đầu Cho Một Chặng Đường

Sáng đầu tuần thứ hai, cánh cửa thư viện vẫn im lìm, bất động, không giống như những ngày trước đây. Tiếng gõ máy chữ, tiếng lật trang sách, tiếng mở tủ thư viện… cùng hình ảnh anh em học tăng chăm chú học bài nay đều vắng bặt. Sự im lặng ấy dường như mang theo một điều gì đó bất thường, len lỏi vào tâm thức mỗi người dưới mái trường Cao Đẳng Chuyên Khoa Hải Đức Nha Trang.

Dãy nhà trai đường, Cư Xá Tăng Sinh Viên, từ đầu đến cuối không còn những hình ảnh thân thuộc mỗi sáng. Những ngày trước, khi hiệu lệnh chấp tác vang lên, anh em học tăng liền cầm chổi quét rác trong khu vực của mình, do Ban Lãnh Chúng phân công. Những chiếc lá vàng khô rơi rụng suốt ngày đêm—lá bồ đề lớn bằng bàn tay, lá khế vàng cong quẹo dưới nắng hạ, lá me nhỏ li ti phủ đầy mặt đất—tất cả như những chứng nhân lặng lẽ của thời gian, chứng kiến bao thập niên trôi qua từ ngày thành lập Phật Học Viện Trung Phần Hải Đức Nha Trang.

Giờ đây, thân cây me với lớp vỏ sần sùi, tán lá rộng che mát một góc trời. Quét rác, tưới cây xong là đến giờ ăn sáng, rồi ai nấy ôm kinh sách vào thư viện, lớp học, tuân theo thời khóa biểu quy định. Không ai dám làm gì ngoài chương trình, bởi lẽ lúc nào cũng có Ôn Đỗng Minh thăm hỏi. Dù bận rộn với hãng xì dầu, Ôn vẫn luôn hiện diện trong tâm thức anh em học tăng. Giống như Ôn Già Lam, vị cha già tận tụy chăm sóc đàn con qua bao Phật Học Viện: Bảo Quốc Huế, Phổ Đà Đà Nẵng, Hải Đức Nha Trang, Quảng Hương Già Lam Sài Gòn…

Đó là những ân tình hướng thượng, những tình cảm thiêng liêng trong hành trình đào tạo Tăng tài để phụng sự Tam Bảo, phụng hiến cho đạo pháp và nhân sinh. Một kiếp người—ân đền nghĩa trả—nhiều lương duyên, nhiều hữu hạnh.

Cái bất thường ấy cứ kéo dài từng ngày, cho đến khi có tin Ôn Già Lam – Giám Viện Phật Học Viện – về thăm trường. Anh em học tăng vui mừng khôn xiết, nét mặt ai nấy đều rạng rỡ. Bởi lẽ giờ đây, ngoài quý Ôn, họ còn biết nương tựa vào ai? Sống hay chết, vui hay buồn, tu hành hay hoàn tục—tất cả đều ẩn mình dưới bóng những cội tùng già sừng sững trước thời gian. Dù cuộc đời có giông bão, dù mưa to gió lớn đến đâu, những cội tùng ngàn năm trên núi tuyết vẫn bền bỉ che mưa chở nắng, kiên gan cùng tuế nguyệt, mãi mãi bất hoại.

Ôn về, lời nói được truyền tai nhau, như một sức mạnh nhiệm mầu làm sống dậy tinh thần sau những ngày hiu hắt, im lìm… Tình thầy trò, nghĩa ân sư trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Đặc biệt là khi Ôn Thiện Siêu – Viện Trưởng, Ôn Đỗng Minh – Phó Viện Trưởng, Ôn Tuệ Sỹ – Giám Học Học Vụ và Ôn Trừng San – Giám Sự Viện cùng ngồi chung bàn tại phòng khách hậu Tổ, dùng cơm trong bầu không khí đậm đà, thân thương. Khi ấy, thật thấm thía câu ca dao Việt Nam:
“Lửa thử vàng, gian nan thử sức.”

Chỉ khi trải qua gian nan mới thấy rõ lòng người—ai trung trinh, ai thay đổi, ai một dạ sắt son hay ai nhẹ dạ chạy theo huyễn danh, sắc tướng, những phù hoa tạm bợ của thế gian mộng mị. Điều này càng được khẳng định rõ nét trong buổi họp chúng, nơi đầy đủ mặt từ Ban Giám Đốc đến anh em học tăng.

Ôn Già Lam cất lời:
“Hôm nay tôi về đây, về thăm viện, thăm quý Thầy, thăm anh em học tăng… Trải qua bao nhiêu thời gian kể từ ngày thành lập Viện Cao Đẳng Hải Đức Nha Trang, tôi vì bận Phật sự nên không thường về được. Trên đã có Thượng Tọa Thiện Siêu – Viện Trưởng trông coi, bên cạnh lại có Thầy Đỗng Minh, Thầy Tuệ Sỹ, Thầy Trừng San Giám Sự, nên tôi cũng yên lòng.

“Nhưng hôm nay, tôi muốn nói điều này để quý Thầy và anh em học tăng hiểu rõ. Bây giờ tôi đã là Hòa Thượng, thì dù tôi có ngồi dưới nhà bếp, quý Thầy vẫn gọi tôi là Hòa Thượng; hay có ngồi trên phòng khách, nơi hội họp để uống trà, dùng cơm như hôm nay, quý Thầy cũng gọi tôi là Hòa Thượng—không có gì sai khác cả.

“Dù hôm nay ở đây, hay mai kia mốt nọ dòng đời có thay đổi, thế sự xoay vần, thiên biến vạn hóa, thì tôi vẫn luôn ở bên cạnh quý Thầy, bên cạnh anh em học tăng để cùng nhau làm đạo. Ở trong nhà Như Lai, tôi sẽ không bao giờ xa cách.

“Với cảnh đời hôm nay, riêng tôi, tôi chấp nhận chịu nhục để quý Thầy và anh em học tăng được sống, được gìn giữ giềng mối của Đạo, của Phật Pháp trước cuộc đổi thay, thăng trầm, dâu bể này.”

“Một lòng tưởng niệm Phật Đà,
Một đời con nguyện ở nhà Như Lai.
Con nguyện mặc áo Như Lai,
Ngồi tòa pháp tọa Như Lai muôn đời.”

Nghe vậy, Ôn Thiện Siêu – Viện Trưởng – cũng cất lời, lời nói thâm trầm trong tư duy và lịch nghiệm của bậc Tôn túc, một thạch trụ vững vàng trong chốn Thiền môn. Giọng Ôn nhỏ nhẹ, ấm áp, nhưng rõ ràng như lúc Ôn giảng bài trong lớp học. Anh em học tăng ngồi dưới lắng nghe, mà trong khoảnh khắc ấy, dường như tâm thức mỗi người ngừng trôi, trái tim ngừng đập, mạch máu cũng như lặng thinh, nín thở.

Người viết lại những lời này, người đọc có thể không tin. Nhưng những ai có mặt trong buổi họp chúng hôm ấy mới thấu hiểu được nỗi lòng của quý Ôn, mới cảm nhận hết những suy tư vô giá, không ngằn mé của anh em học tăng trong giây phút hiện tiền này.

Ôn Thiện Siêu dạy:

“Ở đời, người ta thường nói: Tấn vi quan, thối vi sư. Nhưng suốt đời tui chỉ làm Thầy dạy học, nên tui nghĩ về tự thân mình thế này: Tấn vi sư, mà có thối thì cũng vi sư. Có tiến tới thì làm Thầy, mà có thối lui thì cũng làm Thầy, chứ biết làm gì bây giờ! Vì mình ăn cơm Phật, nên suốt đời chỉ làm việc Phật.”

Đứng trước những thăng trầm, bĩ cực của thế gian, anh em học tăng giờ đây mới thực sự nghe được tiếng hống sư tử trong chốn Thiền môn mà kính phục, mà quy ngưỡng, để nhận ra chính mình là Thích tử Như Lai. Những bậc Thầy trên dòng chảy của lịch sử Phật giáo Việt Nam, muôn đời làm rạng ngời Phật Việt.

Ôn lặng lẽ đưa mắt nhìn khắp anh em học tăng, rồi dừng lại, cúi xuống trong dáng dấp Từ Bi muôn đời của bậc chân tu.

Có tiếng động nhỏ bên cạnh Ôn Già Lam. Anh em học tăng ngước đầu nhìn lên, thấy Ôn Tuệ Sỹ khẽ kéo vạt áo nhật bình bạc màu muôn thuở cho ngay ngắn, rồi chắp tay thưa:

“Kính bạch quý Ôn, từ nãy giờ con lắng lòng nghe quý Ôn dạy mà thầm nghĩ: từ thế hệ của quý Ôn nhìn xuống, vẫn còn có chúng con luôn sát cánh để cùng quý Ôn làm việc. Nhưng từ thế hệ của chúng con nhìn xuống, cho đến bây giờ vẫn chưa thấy ai, hoặc có mà còn đang ẩn núp đâu đó, chưa tìm ra. Vì vậy, mong quý Ôn cứ yên tâm. Bên cạnh quý Ôn đã có chúng con. Dù cho trời long, đất lở, chúng con vẫn luôn hiện diện nơi đây, không bao giờ rời bỏ quê hương và dân tộc, không bao giờ để đạo pháp bị nhiễu nhương, lung lạc bởi thế lực cường quyền, bởi sức mạnh tà ngụy của ma quân.”

Anh em học tăng sửng sốt, chỉ biết nhìn nhau, không ai dám thốt lên một lời nào trước sự uy dũng, khẳng khái của Ôn Tuệ Sỹ. Giờ đây, khi hồi tưởng lại, những lời thơ của Ôn trong Giấc Mơ Trường Sơn lại càng thấm thía hơn bao giờ hết:
“Mười lăm năm một bước đường
Đau lòng lữ thứ đoạn trường cha ơi!”

Hay:
“Một lần định như sao ngàn đã định
Một lần đi là vĩnh viễn con tàu.”

Vĩnh viễn con tàu thật rồi, Thầy ơi! Những tiếng cuốc lác nơi núi rừng Vạn Giã, những lời Thầy dặn dò anh em hãy gắng sức dịch Đại Tạng Kinh, những thanh âm dương cầm giờ cũng đã tắt lịm. Còn đâu một thoáng phù du…

Cánh cửa Viện Cao Đẳng Hải Đức Nha Trang từ từ khép lại, khép lại như bao cánh cửa Phật học viện trên khắp mọi miền đất nước. Nhìn vào điện Phật, chỉ thấy tượng Đức Bổn Sư an nhiên ngự tọa trên đài sen—bất động, như nhiên, với đại hùng lực, đại từ bi, đại trí tuệ…

Phật thấu triệt con đường duyên sinh duyên diệt, nên Phật vẫn lặng yên. Ngài an trú trong đại thể vô sinh bất diệt, trong tự tánh Không của sơn hà đại địa, của hết thảy chúng hữu tình cùng vô tình. Và nơi Từ Bi Tâm ấy, tất cả đồng thành Phật đạo.

Định Hình Cho Một Đời Sống Mới

Sau khi viện đóng cửa, không còn tiếp tục học được nữa, anh em học tăng mỗi người một ngả. Người thì quay về chốn xưa, nơi Thầy Tổ, nơi thuở đầu đời cắt mái tóc xanh, khoác lên mình chiếc áo nâu sòng, làm điệu. Từ miền Trung – vùng đất cày lên sỏi đá, nơi chịu đựng nắng lửa, mưa dầm – cho đến miền Tây, miền Nam – nơi cánh đồng cò bay thẳng cánh, sông rạch nước mênh mông – tất cả đều trở về với lý tưởng của người xuất gia: sáng chuông, tối mõ, chuyên tâm tu học.

Số anh em còn ở lại viện thì xuống xưởng xì dầu lao động, nơi mà bấy lâu nay Ôn Đỗng Minh đã chủ trì, xây dựng kinh tế tự túc để nuôi anh em qua bao Phật học viện từ Trung chí Nam. Đây từng là chỗ nương tựa vững chắc nhất, nhưng rồi cũng dần phai nhạt, bị bào mòn theo thời gian, âm thầm hoại diệt như quy luật vô thường. Thật đúng như lời Phật dạy: “Hễ có hình tướng, có danh xưng, thì tất yếu sẽ theo dòng biến dịch của thời gian mà đi đến hoại diệt.” Thành, trụ, hoại, không – đó là quy luật bất biến của muôn sự muôn vật.

Giờ đây, bốn giờ sáng, trăng nước mênh mông, một dải cát vàng trải dài bên bờ Thái Bình Dương. Sóng nước lăn tăn, nhấp nhô như đang đùa giỡn, như đang quyến rũ: “Hãy thả chân xuống nước đi, hãy bơi ra xa bờ! Hãy xa bờ mới có thể vượt bờ! Đừng dính mắc vào bờ nữa, hãy nhanh lên, thời gian không còn nhiều!”

Tiếng nói ấy vang vọng bên tai, lúc gần, lúc xa, như thúc giục, như đẩy đưa. Một sức mạnh vô hình kéo tới, khiến đôi chân phải rời đi, đôi tay quạt nước giữa trời trăng sáng. Sóng nhẹ dập dờn, muôn ngàn ánh trăng lấp lánh trên mặt biển. Xa dần bờ, để rồi đón nhận một con tàu. Lên tàu, nằm xuống, thở nhẹ. Nhìn lên, bầu trời không có sao, vì ánh trăng đã che khuất tất cả.

Đêm lùi dần, ngày dần hiện ra. Mở mắt, chỉ thấy mờ mờ bóng núi đồi, nhà cửa ẩn hiện như sương, như khói. Trong đầu chợt vang lên câu pháp ngữ:
“Hồi đầu thị ngạn” – Quay lại là bờ!

Sông mê thì muôn trùng sóng gió, cuốn chìm bao kẻ thị phi. Nhưng ai đã ngoi đầu lên được, ai đã quay đầu lại, thì đó chính là bờ. Pháp vẫn luôn hiện hữu, ngay bây giờ, ngay tại đây, không xa xôi một tấc, không mất đi trong từng sát na.

Xa bờ, rồi lại gần bờ. Rời bờ, để rồi đến bờ. Thật sự đã đến bờ, để thấy lại sự sống. Những ngày tháng trôi qua, sự sống thật mong manh, không chắc thật. Giữa biển trời vô tận, chẳng biết đâu là bến bờ, như chiếc lá tre trôi dạt giữa đại dương, ai dám chắc mình sẽ có được bình an, hạnh phúc nơi viễn xứ?

Giờ đây, sự sống đã rõ ràng hơn. Hai bữa cơm đều đặn, vào phòng phát cơm tiếp nhận đồ ăn. Rau muống xào, bắp chuối luộc, chút xì dầu, hai vá cơm – chế độ sinh hoạt hằng ngày đơn sơ nhưng đầy đủ.

Xin gửi một lời tri ân – tri ân người đã yêu thương tôi, đã cho tôi một cuộc sống vô cùng quý giá. Chính nhờ đó mà tôi có thể dâng hiến, có thể phụng sự – hôm nay, ngày mai, hay mãi mãi về sau. Xin tất cả chúng ta hãy biết trân quý sự sống này, hãy cùng nhau xây dựng một cuộc đời tốt đẹp hơn. Bởi lẽ, nếu không may đã chết đi như bao người khác, thì hôm nay đâu còn cơ hội để phụng sự, để định hình một tương lai.

Giá trị của một đời sống mới chính là sức khỏe và tư duy, là sự cần mẫn và tích lũy, là sự tiến thân và nhận diện. Chỉ có như vậy, ta mới đạt được các hạnh lành, thiện sự, công đức lợi mình, lợi người.

 

Và cứ thế, cuộc sống dần được định hình. Bao nhiêu người ra đi để xây dựng một đời sống mới, tiếp cận với nền văn minh tiến bộ, với kinh đô ánh sáng vật chất. Còn những người ở lại thì vẫn vậy, sống trong túp lều tranh, nơi vườn khoai mì, khóm chuối. Vẫn chiếc võng lưới cũ kỹ, rách nát, đung đưa dưới mái lá đơn sơ, đọc kinh, học ngoại ngữ. Mỗi ngày học được dăm ba chữ để giao tiếp, vào xóm xin đu đủ, dừa khô, bắp chuối làm lương thực qua ngày. Như câu thơ cổ:
“Người quân tử ăn chẳng cầu no,
Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho.
Đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ.”

Túp lều tranh, vách lá thì có gì để đóng cửa, nhưng thật sự là thái bình, vì không ai trộm cắp, không ai toan tính điều xấu xa.

Nơi làng xóm có một ngôi chùa nhỏ. Ngày 30, mùng 1, ngày rằm, Phật tử về chùa đông đúc, thắp hương, thành kính cầu nguyện: “Xin cho con sớm được định hình một đời sống mới.”

Và rồi, tất cả ai cũng được ra đi, để lại bao kỷ niệm sau lưng. Chân trời mới dần hiện ra, một đời sống mới được dựng xây từ đôi bàn tay trắng. Không gì khác ngoài sự miệt mài cố gắng, ngoài tinh thần tự lực tiến thân. Ban đầu, mọi thứ đều lạ lẫm: ngôn ngữ ngăn cách, chữ nghĩa chưa quen, ánh sáng đô thị chói lòa, dòng xe bất tận gây choáng ngợp, lòng người vẫn còn rụt rè khi tiếp xúc với dân bản xứ.

Rồi dần dần, tất cả cũng quen. Một nền văn hóa tự lập – không nương tựa cha mẹ, không dựa vào gia tài tổ tiên, mà chính bản thân phải gắng học, phải vươn lên. Ở đây, người ta học từ khi còn trẻ cho đến lúc già, không phân biệt tuổi tác, ai muốn học cũng đều được chấp nhận. Một xã hội mà không ai mù chữ. Một xã hội có điều kiện tiến thân, nơi mà bất kỳ ai chịu khó rèn luyện cũng có thể thành tựu.

Trong làn sóng người ấy, cộng đồng tự viện cũng vươn lên nhờ vào sự hộ pháp của Phật tử. Đây chính là tinh thần hộ pháp ngàn đời của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Ở đâu có người Việt, ở đó có tự viện. Một căn nhà đơn sơ cũng có thể trở thành ngôi chùa, một nhóm năm mười Phật tử cũng có thể trở thành một đạo tràng. Và rồi, từ phố thị đến thôn quê, từ nơi đông đúc đến vùng xa vắng, vẫn luôn thấp thoáng bóng dáng áo nâu, vẫn luôn nghe mùi hương trầm quyện trên bàn Phật.

Giá trị sống là Từ Bi, sự nghiệp bền vững là Trí Tuệ – đó chính là cột trụ để định hình một đời sống hôm nay.

Nhớ Về Dòng Lịch Sử Của Lịch Đại Tổ Sư

An cư mới lạc nghiệp, nay khi đã tương đối ổn định, chúng ta phải nghĩ về cội nguồn Tổ Đức. Hãy tưởng nhớ đến công đức của các bậc tiền nhân – những người đã hy sinh để chúng ta có được ngày hôm nay. Là con cháu hậu duệ, không thể lãng quên hương khói tổ tiên, cũng như không thể bỏ quên khám thờ của làng nước.

“Đời người có Tổ có Tông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.”

Vậy Tổ Tông của chúng ta là ai? Câu hỏi này đã có sẵn câu trả lời. Tất cả cộng đồng Tăng Ni Tự Viện ở hải ngoại đều là hậu duệ của Thiền phái Lâm Tế, Thiên Thai, Tổ Thiệt Diệu Liễu Quán, Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh (Quảng Nam), Tổ Minh Hải Pháp Bảo, cùng một số Thiền phái khác như Quốc Ân Nguyên Thiều Hoán Bích, Long Động Thiền Sư Chân Nguyên Tuệ Đăng… Dù thuộc hệ phái nào, tất cả đều chung dòng chảy Phật Giáo Việt Nam từ thuở sơ khai đến nay.

Dòng lịch sử được tiếp nối không gián đoạn nhờ vào sự kế thừa của các thế hệ – Tổ Ấn Trùng Quang. Hàng đệ tử tiếp nối sự nghiệp của Thầy Tổ để duy trì và phát triển Phật pháp. Nếu không phát triển, Phật pháp không thể lan tỏa rộng xa, không thể đi sâu vào đời sống. Cũng như một dòng sông cần nguồn nước dồi dào, một cây đại thọ phải có rễ sâu mới có thể đứng vững trước bão giông.

Nhìn về dòng lịch sử chư vị Tổ Sư, Phật Giáo Hải Ngoại cần có cái nhìn thực tế: bảo tồn và phát huy thế hệ trẻ.

Hỗ trợ và phát triển Gia Đình Phật Tử (GĐPT)

Tạo điều kiện để hướng dẫn sinh hoạt đúng theo tôn chỉ.

Giảng dạy Phật pháp, tiếng Việt trong các mái chùa.

Tổ chức tu học để thế hệ trẻ gắn bó với chùa, xem chùa như mái nhà chung.

Quý Thầy Cô phải là người khởi xướng, nuôi dưỡng tổ chức GĐPT vì đây chính là nguồn tài nguyên quý giá của hàng Phật tử tại gia.

Thâu nhận và đào tạo thế hệ trẻ xuất gia

Mỗi vị Thầy cần có ít nhất một đệ tử, nếu nhiều hơn thì càng tốt.

Nếu không có người kế thừa, khi Thầy viên tịch, ai sẽ duy trì tự viện?

Đây là vấn đề cấp thiết của thời đại.

Ấn bản song ngữ ấn hành trên kệ sách Amazon

Khoảng 200 năm trước, Phật Giáo Trung Hoa và Nhật Bản từng phát triển rực rỡ tại Hawaii, xây dựng nhiều ngôi chùa trang nghiêm. Nhưng theo thời gian, vì thiếu người xuất gia, các tự viện dần trở thành viện bảo tàng hay điểm du lịch. Hiện nay, Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại cũng đang đối mặt với bài toán tương tự: Làm sao duy trì và phát triển?

Giải pháp cấp thiết:

  • Các chùa cần mở lớp dạy tiếng Việt cho thiếu nhi Phật tử.
  • Trong các lớp này, có thể khởi duyên để các em phát tâm xuất gia.
  • GĐPT cũng là môi trường gieo duyên cho thế hệ kế thừa.

Xưa kia, trong các chùa miền quê Việt Nam, hình ảnh quen thuộc là hai mái đầu – một già, một trẻ – bên ngọn đèn dầu hột vịt, cùng nhau học Phật pháp. Thầy đọc trước, trò đọc theo sau, từng bước lĩnh hội giáo pháp. Chính những phương thức giản dị ấy đã giúp Phật pháp tiếp nối bền vững qua bao thế hệ.

Ngày nay, nếu không có sự kế thừa, liệu rằng mai này chùa có còn người hương khói? Liệu Phật pháp có còn chỗ đứng nơi đất khách quê người? Đây là trách nhiệm chung của tất cả chúng ta – những người đang gánh trên vai sự tiếp nối mạng mạch của Phật Giáo Việt Nam.

Ở hải ngoại không thiếu những ngôi tự viện lớn, có tầm cỡ, với đủ phương tiện vật chất, nhưng lại thiếu đi đội ngũ trẻ, thế hệ kế thừa cho tương lai. Một thời cha ông đã qua, nhưng không ai đứng ra đóng cửa chùa hay duy trì công phu bái sám. Cần phải đặt vấn đề này để cùng nhau tìm ra giải pháp thích hợp, vừa thực tế để hộ đạo, hoằng đạo, vừa tránh trở thành những rào cản tiêu cực cho bất kỳ ai.

Thế hệ đi trước của những thập niên 70-80 giờ đây không còn mấy ai. Họ là những người đã lót đường, tạo cầu nối cho thế hệ sau tiếp tục đi qua và tiến tới. Vậy thì, thế hệ đi sau cũng phải tiếp tục lót đường, tạo điều kiện cho thế hệ kế tiếp vươn lên, gìn giữ, bảo trì và phát huy Phật pháp tại phương Tây. Hãy gieo những hạt mầm tuổi trẻ, hãy dạy các em thiếu nhi, thiếu niên, vì thế hệ này nói tiếng Anh giỏi, chỉ cần trao niềm tin Tam Bảo và giúp các em hiểu đôi chút về Phật pháp, thì tương lai của họ sẽ xán lạn.

Do đó, những người có trách nhiệm hôm nay không nên chần chừ mà phải bắt tay ngay vào công việc, nếu không muốn quá muộn. Công việc hoằng pháp cần được thực hiện với nhiều khía cạnh, mang theo hành trang tâm linh để dấn thân theo nhu cầu của cộng đồng. Hãy tổ chức các đạo tràng tu học cho Phật tử địa phương, mở trường dạy tiếng Việt cho thiếu nhi, tạo nên một làn sóng học Phật pháp từ thế hệ già đến thế hệ trẻ.

Kinh nghiệm từ sự nghiệp hoằng pháp của các vị Tổ sư cho thấy rằng, Hòa Thượng Thích Thiên Ân đã mở trường Đại học Đông Phương, tập trung vào đối tượng hoằng pháp là người dân bản xứ, với nhiều học trò, đệ tử người Mỹ, trong các lĩnh vực Phật pháp, văn hóa, giáo dục… Tuy nhiên, khi Hòa Thượng viên tịch quá sớm, những công trình, đầu tư về kiến thức và khả năng dần lụi tàn vì thiếu vắng một thế hệ kế thừa đủ tầm cỡ để duy trì sự nghiệp.

Trong khi đó, Sư Ông Làng Mai đã đầu tư cho cả một thế hệ, xây dựng và trao truyền cho thế hệ sau những kinh nghiệm, những bước đi vững vàng, và những nghệ thuật sống tươi mới. Nhờ vậy, Tăng Đoàn Làng Mai đã có một sức sống lan tỏa mạnh mẽ, tạo nên một nếp sống tâm linh linh hoạt, đầy năng lượng.

Từ những quan sát này, chúng ta cần nhận thức rõ rằng một tổ chức, một giáo hội, và những người dẫn đầu phải có tâm huyết, hy sinh, và tầm nhìn rộng lớn. Họ phải có khả năng lãnh đạo, tổ chức sáng tạo để truyền thừa Phật pháp qua nhiều thế hệ. Nếu không, mọi công sức cũng chỉ tồn tại trong chốc lát rồi sẽ vụt tắt. Đây không phải là lời nói tiêu cực, mà là sự nhận thức về những thử thách lớn đang chờ đón trên con đường đi, và sự cần thiết phải ý thức về trách nhiệm của bản thân đối với Phật pháp trong hiện tại, thay vì chỉ đứng ngoài cuộc.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử từ trong nước ra hải ngoại đã tạo nên một sức sống lớn, giúp lan tỏa dòng Thiền Phật giáo Việt Nam ra khắp thế giới, làm rạng danh Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải chú ý đến việc nuôi dưỡng thế hệ trẻ, không được lãng quên họ. Việc xây dựng những Thiền viện lớn, có đầy đủ phương tiện tu tập và truyền bá là rất tốt, nhưng suy nghĩ và quan tâm đến thế hệ trẻ mới là điều tối cần thiết.

Nhìn về quá khứ, sự nghiệp hành trạng của các vị Lịch Đại Tổ Sư thời cận đại là nguồn kim chỉ nam quý báu cho mọi hành động hoằng pháp, tu học và phụng sự. Sáu đời Tăng Thống đã nêu cao đức tính Đại Hùng, Vô Uý, đầy lòng Từ Bi và Trí Tuệ trong công cuộc xiển dương Phật pháp. Một ngọn lửa Từ Bi bừng cháy, một trái tim bất diệt của Bồ Tát Quảng Đức, và các vị Thánh tử đạo đã vì Pháp mà thiêu thân, để bảo vệ Phật Pháp được trường tồn.

Đó là một ý thức Thiện Minh Đại Hùng, bất bạo động, nêu cao tinh thần tự chủ, độc lập, không nô lệ, không khiếp nhược trước cường quyền, bạo chúa. Đó cũng là một ý thức Trí Thủ, như thông điệp tình thương của Mẹ, trao cho đàn con một sức sống mãnh liệt và vô tận. Không cần sự khen chê, tốt xấu, nên hư… Tối thượng, bất khả tư nghì.

Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi, Đại Trí Tuệ của các vị Lịch Đại Tổ Sư Phật Giáo Việt Nam đã viết lên dòng lịch sử bằng máu của chính mình, thắp lên ngọn đuốc thiêng soi sáng bằng chính thân xác của họ. Vô úy quá! Hùng tráng quá! Đầy chất liệu Từ Bi, tình thương nuôi dưỡng Phật Giáo Việt Nam suốt 2000 năm qua.

Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại phải học được bài học ngàn đời này, đó mới chính là cách nhìn đúng đắn về dòng chảy sự nghiệp và hành trạng của các Lịch Đại Tổ Sư. Hiện tại, các chư Tăng Ni đều là thành viên của các Giáo Hội Hải Ngoại, nhất tâm đảnh lễ quý ngài, thương tưởng và gìn vàng giữ ngọc của truyền thống, kỷ cương của mỗi Giáo Hội mình, để không lạc hướng và mất đi những giá trị cốt lõi sau 50 năm nhìn lại chặng đường đầy cam go thử thách này.

Nền Văn Học Phật Giáo Tuôn Chảy Từ Đỉnh Cao

Trước mắt là Đại Tạng Kinh Việt Nam, Thanh Văn Tạng vừa mới được ấn hành bởi Hội Đồng Hoằng Pháp, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, qua công trình phiên dịch của các vị Tăng Ni. Nhìn từng quyển kinh, màu sắc, hình bìa còn mới tinh, nét mực chưa nhòa, nhưng người chủ xướng, Ôn Chủ Tịch Uỷ Ban Phiên Dịch Đại Tạng, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, giờ đã về với Tây phương, để lại bao công việc ngổn ngang, chồng chất phía sau. Ước gì Ôn còn ở lại với đời thêm khoảng 10 năm nữa, để công trình phiên dịch Đại Tạng này bớt đi nỗi lo âu.

Nhưng không ai ngờ, không ai có thể học được chữ “ngờ”, dù chữ ngờ ấy đã được dạy trong Phật Pháp, trên tiến trình duyên sanh, duyên diệt. Phiên dịch Đại Tạng Kinh giữa quốc nội và hải ngoại chính là nền văn học xương sống, là cây cầu nối hai miền, giúp sự tiếp cận và thừa truyền phát triển từ đỉnh cao giác ngộ trong lời kinh Phật suốt mấy nghìn năm qua. Phật Giáo Hải Ngoại cần phải nguyện tiếp tay cùng với ban dịch sư quốc nội để nỗ lực hoàn thành Phật sự trọng đại này. Làm được như vậy chính là đền đáp ân đức của chư Phật, của chư vị Tổ đức trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh năm 1973 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tổ chức tại Đại Học Vạn Hạnh.

Phật Giáo Hải Ngoại may mắn có được phương tiện tự do, không bị chi phối bởi ai, nhưng cần phải ý thức và phát nguyện, không chần chừ. Bởi nếu để sự chậm trễ đánh mất đi bao nhiêu thời gian quý báu, thì đó chính là điều tụt hậu mà chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng.

Nền văn học Phật Giáo hải ngoại suốt năm mươi năm qua đã cho ra đời hàng loạt nhà xuất bản, kinh sách, ấn tống, các website, và truyền thông trang nhà Phật Giáo, tuôn chảy không ngừng. Đây là một kho tàng văn học Phật Giáo khổng lồ, luôn có mặt khắp mọi nơi, không ngừng nghỉ. Chính những tác phẩm này tạo nên một thế giới văn học giác ngộ, đáp ứng nhu cầu tu học cho nhiều tầng lớp người hôm nay và ngày mai.

Nền văn học Phật Giáo này đã được phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và tu học của các thành phần tri thức, học giả, bác học. Các nhà tri thức Tây Phương đã đặt chân lên nền tảng văn học Phật Giáo này, tiếp cận sâu sắc hơn nền văn hóa giác ngộ của Phật Pháp. Họ đã trở thành những Phật tử chân chính, truyền bá giáo lý đạo Phật vào xã hội Tây Phương ngày nay.

Dù Phật Giáo hải ngoại có cái nhìn tổng quan như thế nào, nhưng chúng ta phải biết quay về nhìn lại chính mình, để tận dụng từng tấc thời gian. Nếu không, Phật Giáo sẽ bị lãng quên trong một thế giới bao la vô tận. Nền văn học Phật Giáo hải ngoại được hình thành từ cái nhìn và hiểu biết của con người, dù là chủ quan hay khách quan. Tuy nhiên, nền văn học này phải gắn liền và nương tựa vào nền văn học đỉnh cao của hơn 2600 năm trước, phát nguồn từ lưu vực Sông Hằng và đỉnh cao Hy Mã Lạp Sơn. Chính nền văn học này đã tạo dựng hình ảnh: “Này các tỳ kheo, các thầy hãy lên đường, lên đường để mang hương vị giáo ngộ, giải thoát đến cho khắp mọi nơi. Từ thành thị đến thôn quê, từ nhà giàu đến nhà nghèo, từ người tri thức đến kẻ thất học, bình dân… hãy thuyết giảng giáo pháp, tình thương và hiểu biết, để mọi người có thể nghe và chuyển hóa lòng mình. Từ nội tâm sân hận chuyển thành nội tâm an vui, tịch tĩnh. Từ nội tâm tranh chấp, đố kỵ chuyển thành nội tâm kham nhẫn, hỷ xả. Hãy đặt tâm xuống, như đặt một gánh nặng trăm cân từ đôi vai gầy yếu đuối. Vậy, các thầy hãy lên đường, đừng chần chừ, vì thời gian chẳng đợi ai. Vì sự bình an và hạnh phúc chung của con người và chúng sanh.”

Phật Giáo hải ngoại đã và đang lên đường, từ khi có mặt nơi hải ngoại theo làn sóng người di cư. Điều này chứng minh rằng nền văn học Chơn Đế luôn đồng hành với nền văn học Tục Đế, bất kể thời gian và không gian, hai đế vẫn dung thông.

Tóm lại, sau cuộc hành trình 50 năm, giờ nhìn lại, những gì của cha ông một thời đã dang rộng đôi tay nuôi dưỡng một thế hệ thì thời gian đã dần lùi về quá khứ, chỉ còn lại âm hưởng văng vẳng, phản phất qua lá, qua hoa, qua những lối mòn rêu phong nhạt nhòa, giai điệu vô thường, thiên lưu thiên biến, nay đầu gềnh, mai cuối bãi, trời thu thù tạc không ngừng. Nếu bất chợt gặp lại những hình ảnh xưa qua mạng truyền thông, những kỷ niệm một thời như cắp sách đến trường, thì chúng giờ chỉ còn là đổ nát, điêu tàn, nơi những dấu vết đã hiện hữu dưới đôi bàn chân dẫm mòn, lối đi lối về, nơi ngõ vắng chiều truông.

Còn khoảng 50 năm nữa ở hải ngoại, cũng chẳng khác gì như con sóng lớn, sóng ròng của đầu tháng và cuối tháng. Nhưng vì đời người có nhân duyên trong Phật Pháp, nên dù là sóng lớn hay sóng ròng, nhờ nhân duyên ấy mà tất cả chúng ta được nuôi lớn và trưởng thành từ thuở phôi bào đến hôm nay. Thành tựu rồi sẽ tan vỡ, hiện hữu rồi biến mất, nhưng những gì tồn tại thì vẫn tiếp tục tồn tại cho đến nay, như một chứng minh trên dòng chảy của Phật Giáo hải ngoại. Đây là một thử thách lớn, chứ chẳng phải chuyện bình thường, để có thể góp mặt cùng chư vị Tổ Đức của nhà Thiền trên quê hương.

Năm mươi năm nhìn lại để nhận ra quy luật tiến hóa và tụt hậu của loài người trên mặt đất này. Cái gì tiến hóa được thì cứ thế tiến tới, biến hóa thành thiên hình vạn trạng, bất chấp mọi thứ và chẳng kể ai. Còn những gì đã tụt hậu thì dù có níu kéo, đẩy đưa, cuối cùng vẫn chỉ là phía sau. Đây là một triết lý sống văn minh, hỗn độn của một kiếp người phù phiếm và mộng tưởng.

Chùa Long Sơn, San Diego, CA

Ngày 22 tháng 02 năm 2025

Thích Nguyên Siêu