Monday, December 5, 2022

Tâm Thường Định: Huynh Trưởng Chánh Niệm: Nhận Thức Được Những Rào Cản Cho Sự Hòa Hợp & Nhiệt Tâm

Huynh Trưởng Chánh Niệm: Nhận Thức Được Những Rào Cản Cho Sự Hòa Hợp & Nhiệt Tâm

Thử đoán xem, nhiệt huyết hiện nay của nhóm, hay tổ chức của chúng ta là bao nhiêu? Tinh thần và năng lượng làm việc của chúng ta như thế nào?

Tại sao những câu hỏi này quan trọng?

Tất nhiên, nó có ảnh hưởng đến hiệu suất, nhiệt tâm cũng như kỹ năng “teamwork” của chúng ta. Mọi người NÊN quan tâm đến những điều gì đã và đang làm phân tán sự chú ý và nhận thức của mình. Bất cứ điều gì làm suy giảm, cạn kiệt hoặc phá hủy năng lượng đều ảnh hưởng đến cách chúng ta phản ứng, cũng như đáp ứng với công việc của mỗi người lẫn tổ chức.

Vậy, điều gì có thể mang chúng ta lại với nhau? Và điều gì có thể chia rẽ chúng ta?

Tất cả đều bắt đầu nơi chính bạn. Ý thức vai trò trách nhiệm của mình trong tổ chức. Nghĩa là hiểu vị trí của chúng ta trong nền văn hóa-truyền thống (của tổ chức) và sẵn sàng đóng góp tâm sức của mình vào đó, đồng thời giúp chúng ta – ví như – có thể lái xe suôn sẻ, tránh được những gờ giảm tốc cũng như chướng ngại vật dễ khiến mình chệch hướng.

We all SHOULD be concerned with identifying those specific things which can often distract our attention and our awareness. Anything that will diminish, drain, or destroy the energy affects how we react and respond to our job. What can bring us together? What can divide us? I think it all begins with you. It should be to understand what is your position in the organization…

Phòng hộ sự đàm tiếu và thị phi

Thông thường, giống như một đàn ngỗng cất tiếng kêu, chúng ta tạo hoặc phát minh ra kịch tính xung quanh. Rồi mình bị nó lôi cuốn. Đôi khi nó được thực hiện trước hoặc sau những lần gặp gỡ hay một cuộc họp tạo nên sự đàm tiếu và thị phi. Vấn đề là cũng không nên e ngại hay ra sức chống chế. Trên thực tế, bên cạnh sự đàm tiếu thị phi vẫn có một liều thuốc cho những cơn đau nhức, chúng ta chỉ cần cân nhắc và thận trọng. Nguyên nhân dẫn đến có thể là bất cứ điều gì —  vì những người khuấy nồi, khi thiếu thông tin, họ đi tìm hoặc tạo ra chúng.

Nothing against laughter, and. So besides laughter as medicine for our daily aches and pains, let’s focus on the harmful stuff. We know the people who stir the pot for whatever reasons they have. When details are missing, they find or suggest them.

Nên biết giới hạn ở đâu?

Cũng khá đơn giản. Chúng ta nên vạch ra ranh giới nơi các sự kiện cần dừng lại và các nguồn đáng nghi kỵ hay không thật có. Những thông tin này trong công việc của chúng ta là nghiêm trọng vì nó có thể khiến ai đó sẽ bị tổn thương, hoặc làm mọi người hoang man. Đặt câu hỏi đơn giản như thế này: “Điều này có đúng không?” Thật đáng kinh ngạc khi câu hỏi đơn giản này thường xuyên khiến một câu chuyện dừng lại (thậm chí là một câu chuyện đang có trong đầu bạn). Rồi khi nếu nó có thể đúng (hoặc sai), hãy tìm hiểu với tinh thần cởi mở.

Pretty simple. We draw the line where facts stop and sources are questionable or nonexistent. This type of talk in our line of work is serious because it can get someone hurt, or replace relative certainty with things like fear or hesitation. Ask this simple question: “Is this true?” It’s amazing how often this simple question will stop a story in its tracks (even a story inside your head). If it might be true (or false), investigate with an open mind.

Trong công đoạn này, chúng ta cần giải quyết các sự kiện. Vì vậy, hãy gạt bỏ những thứ nhảm nhí ngay từ đầu. Làm như vậy là cần thiết cho công việc và nó tốt cho tinh thần mỗi cá nhân lẫn tập thể. Tin đồn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mọi thành viên, công việc. Cuối cùng nó ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức.

Buông bỏ ngã chấp hay giữ sự khiêm tốn

Hãy không ngừng học hỏi. Tránh nghĩ rằng mình là chuyên gia giỏi nhất hoặc không có khóa đào tạo nào có thể dạy cho mình bất cứ điều gì vào thời điểm này. Mỗi người có thể là những bộ phận rất hữu ích và thiết yếu của toàn bộ bộ máy đang chuyển động. Đừng mong đợi sự hoàn hảo từ những người không cầu toàn. Vì chính điều đó cũng tạo ra một số vấn đề.

Often expecting perfection out of non-perfectionists, is the reason that creates some problems.

Còn nữa, không phải lúc nào cũng chỉ có những người lớn tuổi không thích thay đổi. Hãy cố gắng chia sẻ thật lòng với người khác những điểm mạnh và điểm yếu của bạn, bởi vì tất cả chúng ta đều có chúng. Sự hoàn hảo không phải là tuyệt đối, bởi vì chúng ta học hỏi từ những sai lầm và thất bại của mình. Ngồi và nói chuyện với những cộng sự của mình có thể học cách làm việc cùng nhau. Có thể có những khía cạnh giúp bạn cải thiện cá nhân. Hãy nhớ rằng: Tất cả chúng ta học và hành khác nhau.

It’s not always just the older folks who dislike change.  Try to share with others honestly your strengths and weaknesses, because we all have them. Perfection is not perfect, because we learn through our mistakes and our failures. Sit and speak to your folks and you can learn to work together. There may be aspects you can improve upon personally. Others you might excel at. Remember: We all learn differently.

Những thành tố bi quan và tiêu cực

Nói một cách đơn giản, thực tế vẫn có nhiều người chăm chú và CHỈ chia sẻ những thứ tiêu cực, bi quan và không hiệu quả. Điều này có thể nhìn thấy nhiều phương tiện truyền thông lớn ngày nay… Bất kể bạn xem kênh nào, đều là tin xấu. Tương tự nhiều người trong chúng ta rơi vào sự kiến chấp.

Nếu là bạn, dù chỉ một chút, hãy xem liệu bạn có thể cố gắng, ít nhất 51% thời gian, để nhìn thấy điều tích cực trong những gì chúng ta làm và trong thế giới xung quanh chúng ta hay không. Nghi kỵ và phàn nàn mai một năng lượng quý giá và hủy diệt tinh thần. Nếu có điều gì cần sửa chữa, hãy sửa chữa nó—ngay cả khi điều đó có nghĩa là sửa chữa chính mình.

If this is you, even just a little bit, see if you can try, at least 51% of the time, to see the positive in what we do and the world around us. Complaints and gripes eat up precious energy and kill morale. If something needs fixing, fix it—even if it means fixing yourself.

Tạm kết:

Tiêu cực là mệt mỏi, và không có gì lạ khi “Huynh trưởng” chúng ta có lúc cảm thấy nản chí nản lòng. Cuộc trò chuyện chân thành, quan tâm sẽ đi một chặng đường dài— vì vốn chúng ta là Gia đình Phật tử. Chia sẻ mục tiêu của bạn, từng mục tiêu một, với ngôn ngữ rõ ràng với từng thành viên. Nó sẽ cung cấp cho bạn và cộng sự năng lượng và tập trung trở lại.

Negativity is exhausting, and it’s no wonder we “Huynh truong” all feel exhausted. Honest, the caring conversation goes a long way—and just in the GĐPT. Share your goals, one at a time, with clear language with each member too. It will give you and them that energy and focus back.

 

_______________________________

* Tham khảo: Training Network

No comments:

Post a Comment