Showing posts with label Phe Bach. Show all posts
Showing posts with label Phe Bach. Show all posts

Friday, November 29, 2019

LỜI NGỎ - CHỈ CÓ TỪ BI MỚI CÓ THỂ CỨU GIÚP CHÚNG TA KHỎI VẤN NẠN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Designed by Uyên Nguyên. 

LỜI NGỎ - CHỈ CÓ TỪ BI MỚI CÓ THỂ CỨU GIÚP CHÚNG TA KHỎI VẤN NẠN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Trời bắt đầu lạnh và những chiếc lá thu đã đổi màu tuyệt đẹp. Mảnh trăng non đang chênh chếch ngồi hiên, gần tháng 11 rồi mà sao chưa thấy mưa. California, cả hai miền Nam và Bắc đều trong khói lửa của nạn cháy rừng trầm trọng. Còn bên kia Thái Bình Dương, thì cơn bão số 5 cũng vừa quét qua tại các tỉnh thành Miền Trung. Lũ lụt, hạn hán, thiên tai đang xảy ra khắp mọi nơi. Biến đổi khí hậu là có thật và đang ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. 

Theo Liên Hợp Quốc, “Sự thay đổi khí hậu hiện tại đang ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên khắp năm châu bốn biển. Nó đang làm gián đoạn nền kinh tế quốc gia và ảnh hưởng đến cuộc sống, khiến người dân, cộng đồng và các quốc gia phải trả giá rất đắt trong hiện tại và thậm chí nhiều hơn vào ngày mai. Địa cầu đang hâm nóng, thời tiết đang thay đổi, mực nước biển đang tăng lên, các biến đổi thời tiết đang trở nên bất thường, tiêu cực hơn và khí thải nhà kính (methane/ mêtan, carbon dioxide / cạc-bon đi-ô-xít, v.v…) đang ở mức cao nhất trong lịch sử. Nếu không có hành động, nhiệt độ bề mặt trung bình của thế giới có khả năng vượt 3 độ C trong thế kỷ này. Những người nghèo, cơ hàn và những ai dễ bị tổn thương nhất đang bị ảnh hưởng trầm trọng nhất.”

Trong vấn đề cấp bách này, chúng tôi đang đặt câu hỏi tương tự như Johan R. Platt: “Phật giáo có thể giúp cứu hành tinh không? Một cuốn sách mới, Ecodharma lập luận rằng có, chúng ta có thể - nhưng chỉ khi Phật giáo tự cứu mình trước.” Mục tiêu và chân lý cao thượng của Phật giáo là làm giảm bớt đau khổ mà cuối cùng dẫn đến giác ngộ, như Phật giáo Dấn thân đã khuyến khích, nó không chỉ dành cho giác ngộ cá nhân, mà còn là sự soi sáng xã hội và / hoặc con người rộng lớn hơn. Cách chúng ta tiến lên tích cực là nâng nhau lên.

Do đó, phương thức giáo dục trong Phật giáo là chủng tử và huân tập: Gieo hạt, ươm mầm, tưới tẩm cho hạt bồ đề, cây hạnh phúc của chúng ta ngày càng phát triển. Nền tảng giáo lý Phật Đà là Tứ Thánh Đế, Bát Chánh Đạo. Những chân lý này phải truyền lại cho các thế hệ tương lai, để mỗi cá nhân cũng như các thành viên của cộng đồng nhân loại sống có trách nhiệm, an bình và hòa hợp với tất cả mọi người và mọi loài, cũng như sống cho vừa, cho đẹp để chúng ta bảo vệ và nuôi dưỡng Trái đất của Mẹ.


Trước những sự biến đổi khí hậu và môi trường sống, thực sự đây là một vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm, và hành động cụ thể ngay lập tức trong thời điểm này mà không chần chừ do dự. (The climate emergency is the defining issue of our times). Trường hợp khẩn cấp về khí hậu là vấn đề được xác định của thời đại chúng ta. Chúng tôi, anh em trong nhà xuất bản Hoa Đàm và Lotus Media Inc. đang biên soạn và kết tập các bài viết Tiếng Anh, của nhiều tác giả Ngoại quốc lẫn Việt Nam, đã từng đăng ở các báo chí quốc tế về vấn nạn hâm nóng địa cầu và thay đổi khí hậu. Tuyển tập được thực hiện đặc biệt nhắm vào giới độc giả trẻ, là thế hệ đoàn sinh và huynh trưởng GĐPT sanh ra và lớn lên tại hải ngoại, hầu nâng cao nhận thức và hành động trước những diễn biến thiên tai ngày càng nặng nề do những hành vi tiêu cực của con người gây ra.

Tuyển tập này kết tập các bài viết liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu từ các học giả và hành giả giáo lý của Đức Phật, đặc biệt là Thầy Thích Nhất Hạnh, Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều Lạt ma phương Tây trong đó có Ven. Thubten Jampa, Lama Willa B. Miller, David Loy, Kara Holsopple, Lucia Graves, Sister True Dedication, Linda Hueman, Dion Peoples, Jo Confino, Bạch X. Phẻ và Trần T. Khanh.

Chúng ta hãy cùng nhau thực hành sống đời thiểu dục, thanh đạm, cùng “sáng thêm niềm vui, chiều giúp đời bớt khổ” hãy sống với tứ nhiếp pháp--Catuh-samograha-differu--(bố thí Dana, ái ngữ Priyavacana, lợi hành Arthakrtya, đồng sự Samanartharta) và tinh tấn chuyển hóa những nội ma ngoại chướng để ngày càng đến bến bờ Chân-Thiện-Mỹ, Nhất Thừa hay ít nhất là để giúp cho Trái đất Mẹ xinh đẹp và quý giá này thành một môi trường sống lành mạnh và tốt đẹp cho nhiều thế hệ trong mai hậu. 

Xin được trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tuyển tập Hoa Đàm số 7 - CHỈ CÓ TỪ BI MỚI CÓ THỂ CỨU GIÚP CHÚNG TA KHỎI VẤN NẠN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (ONLY LOVE CAN SAVE US FROM CLIMATE CHANGE).

Thay mặt Ban Biên Tập
Tâm Thường Định

Wednesday, November 27, 2019

Old Time Firmament - Khung Trời Cũ

Thầy Hạnh Viên và Thầy Tuệ Sỹ tại Huế, 2019. Photo: Internet

Old Time Firmament

Wet eyes of the golden age amidst old time gatherings
The green dress not green for ever on the deserted hills
In a flash, realizing oneself a drifter
Lighting up the evening lamp and telling stories of the waning moon 


From the cold mountains to the eternally silent seas
This rock top and that grain of salt have not disintegrated
How quickly evaporating is a smile to a sunny day
Winter nowadays and next, summer; is it cause for sadness?

The gray hairs counted outdistance life experiences
The long dusty road wearies the going round and round steps 
Now I look back at the four walls drooping
The forest torrent far away standing opposite the water streaming down the mountains.

Poem by Tuệ Sỹ
Translated by Bạch X. Phẻ
Edited by GS. Nguyễn Văn Thái

Khung Trời Cũ

Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối rừng xa ngược nước xuôi ngàn.

Tuệ Sỹ


Monday, November 4, 2019

A FAREWELL by Tue Sy - Tống Biệt Hành (Tuệ Sỹ)


A FAREWELL

Just one single step, yet the mountain is high
Oh, Haven! In which direction will the white clouds settle?
The ferry is moored at the shore swaddled in morning dew
If love should dry up, would water turn cold?


A long journey, immensely far, far away
Where myriad of layers of floaty mist adorn the silken sky
The boat hardly leaving the shore, red dawn already breaks out
Yet thousands of years of farewell had passed

Till the end of summer night, chasing illusion
Autumn fading away, illusionary dreams whiten the Milky Way
The wind refuses to cease, waiting for dew to congeal
Which thousands of years later turns sullied


By the end of Autumn, one no longer sees signs of the traveler 
Autumn forest bloody rain devastates the thatch cottage  
I play the pistil on faded color
Of the piano keyboard, or the blue color of blood.


Nha Trang 1977

Poem by Tuệ Sỹ
Translated by Phe X. Bach
Edited by Prof. Thai V. Nguyen


Tống Biệt Hành


Một bước đường thôi nhưng núi cao
Trời ơi mây trắng đọng phương nào
Đò ngang neo bến đầy sương sớm
Cạn hết ân tình, nước lạnh sao?

Một bước đường xa, xa biển khơi
Mấy trùng sương mỏng nhuộm tơ trời
Thuyền chưa ra bến bình minh đỏ
Nhưng mấy nghìn năm tống biệt rồi

Cho hết đêm hè trông bóng ma
Tàn thu khói mộng trắng Ngân hà
Trời không ngưng gió chờ sương đọng
Nhưng mấy nghìn sau ố nhạt nhòa

Cho hết mùa thu biệt lữ hành
Rừng thu mưa máu dạt lều tranh
Ta so phấn nhụy trên màu úa
Trên phím dương cầm, hay máu xanh
Thơ Tuệ Sỹ
Dịch qua Anh ngữ bởi Htr. Tâm Thường Định
Hiệu đính: GS. Nguyễn Văn Thái

Saturday, November 2, 2019

Only Love Can Save Us from Climate Change


FOREWORD 
Only Love Can Save Us from Climate Change

It is getting cold and the autumn leaves displace their pretty colors. The new moon is greeting the Earth from the edge of the sky; it is almost in November, and the rain is yet to come. Why hasn’t it rained yet? California, both to the south and north, is burning--wildfires are almost everywhere. On the other side of the Pacific Ocean, the Tropical Storm Matmo has just swept through the central provinces of Vietnam. Floods, droughts, and natural disasters are happening everywhere. Climate change is real and it is affecting us all.
According to the United Nations, “Climate change is now affecting every country on every continent. It is disrupting national economies and affecting lives, costing people, communities and countries dearly today and even more tomorrow. Weather patterns are changing, sea levels are rising, weather events are becoming more extreme and greenhouse gas emissions are now at their highest levels in history. Without action, the world’s average surface temperature is likely to surpass 3 degrees centigrade this century. The poorest and most vulnerable people are being affected the most.”

In this urgent matter, we are asking the same question as Johan R. Platt: “Can Buddhism Help Save the Planet?” The new book, Ecodharma argues that yes, it can — but only if Buddhism saves itself first.” Since one of the noble goals of Buddhism is the alleviation of suffering that ultimately leads to enlightenment, it should be, as Engaged Buddhism encourages, that it is not only for individual enlightenment, but a broader societal and/or human illumination. The way we move forward positively is lifting each other up.

Thus, the fundamental education in Buddhism is planting-the-seeds and training and practicing: Sowing, nurturing, watering these Bodhi seeds, our tree of happiness and peace will grow. The foundation of Buddha's teaching is the Four Noble Truths and the Eightfold Path. These fundamental truths must pass on to future generations so that each individual as well as the members of the human community live responsibly, peacefully, and in harmony with all people and species as well as in a way that we protect and nurture our Mother Earth.

In the face of climate change, this is a serious issue that needs our immediate attention and action right now. The climate emergency is the defining issue of our times. We, the publishers Hoa Dam and Lotus Media Inc. are compiling English articles, written by many well-known authors, which have been published in international newspapers about climate change. This collection is made for all ages, but especially for our young readers and the Vietnamese Buddhist Youth Families born and raised abroad, in order to raise awareness and take action against the impeccable disasters due to the negative behaviors of humans.

This collection also brings together articles related to the environment and climate change from scholars and practitioners of Buddha's teachings, especially Thay Nhat Hanh, His Holiness the Dalai Lama, and many Lama West. Tibetan, Western scholars and practitioners such as Ven. Thubten Jampa, Lama Willa B. Miller, David Loy, Kara Holsopple, Lucia Graves, Sister True Dedication, Linda Hueman, Dion Peoples, Jo Confino, Phe Bach and Khanh T. Tran.

Let us together practice frugal living, and live in a way that "we offer the joy in the morning, and make life less miserable in the afternoon", live with the Four Ways of Persuasion (Catuh-samograha-vastu) (Tứ Nhiếp Pháp - the Four all-embracing (Bodhisattva) virtues: Giving (Dana), Affectionate Speech (Priyavacana), Beneficial Actions (Arthakrtya), Co-operation (Samanartharta), and diligently transform internal and external hurdles and obstacles to become better human beings and leave this beautiful Earth a better place for all.

With that, we would like to introduce this collection, “Only Love Can Save Us from Climate Change".

On behalf of the Editorial Board
Phe Bach, Ed.D.

Thursday, October 24, 2019

FOREWORD: Leading From Compassion - W. Edward Bureau, PhD


FOREWORD

Leading From Compassion

Flowing in Dr. Phe Xuan Bach’s prose and poetry are notions of intentional mindfulness within ourselves and with others. The universality of Dr. Bach’s conceptualization of compassionate, mindful, and peace-based leadership transcends time, nations, and contexts; it can move us toward completeness within ourselves and without with others. 
A practicing Buddhist, Dr. Bach weaves the Dharma into both a concept and practice of leadership that transcends the common definitions of it in the West. Deeply he defines and practices “mindful leadership,” which is “leading from the inside out.” Becoming a mindful leader is nurtured through daily meditation, a practice that grounds us with stillness in which we hear the need for compassion. 
Mindful leadership is existential in nature, both timely and timeless. Such is the core of leadership that is being always present in this moment that we share with others. That notion is at the heart of the outreach Phe does to educators throughout California, training them to bring mindfulness into classrooms. Doing so has verifiable mental and physical health benefits for educators and students, but the mindful approach to teaching and learning also creates contexts of compassion and peace.  
As leaders, whether in the classroom or elsewhere, we embody what we teach others - the practices of mindfulness. We become examples of mindful leaders who are compassionate, forgiving, and peaceful, embracing the beautiful complexities of ourselves and other human beings. In our moments together we seek harmony that springs from the wells of empathy and of suspending judgment about each other.
Leading ourselves and others through change, metaphorically, is the water in the river flowing around the rocks, always moving, always flowing. We learn to embrace change and let go of what we cannot control. As mindful leaders, our daily practice helps us find a constancy in the milieu of change and peace in helping others navigate what would seem to be troubling waters. 
Flowing beneath and throughout Phe’s poems and prose are soothing currents of letting go, of reassurance that mindfulness and compassion can nurture sustainable peace within ourselves and others. May Phe’s writings give us a pause for reflection and transformation.
W. Edward Bureau, PhD 
Cochranville, Pennsylvania

May 2019

Tuesday, October 22, 2019

Mịn Màng Như Nỗi Chết*

Nhà thơ Du Tử Lê qua đôi mắt của Hoạ sỹ Trần Thế Vĩnh, Việt Nam

Mịn Màng Như Nỗi Chết*
 Kính tiễn nhà thơ lớn của Việt Nam, Du Tử Lê

Thân tứ đại giai không
Hợp tan như cơn mộng
Khúc Thuỵ Du vang vọng
Chữ tình đã vãng lai

Yêu thương trên đường dài
Lấy nghĩa nhân làm trọng
Hơn thua hạt sương đọng
Qua rồi đời lưu vong

Ai nhẹ bước thong dong
Xác thân nào ra biển?
Không có ngã, vô biên
Hương người bay trong gió

Có một điều ta rõ
Sống chết chuyện thường tình
Sáng chiều tối bình minh
Thảnh thơi đi và đến

Sáng nay thu trìu mến
Lá vàng nhè nhẹ rơi
Sự tiếp nối muôn nơi
Rock 'n Roll bất nhị!

Cuộc sống là như thị
Thương yêu thêm đi thôi
Áng mây trắng nhẹ trôi
Đồi vô sanh vừa đến!

Yết đế, Yết đế, Ba ra Yết đế, Ba ra Tăng Yết đế, Bồ Đề Tát Bà Ha.

Ði qua, đi qua. Ði qua bờ bên kia,
Ðã đi qua đến bờ bên kia, reo vui!
Gate, Gate, Paragate, Para Sam gate Bodhi Svaha.
('Gone, gone. Gone beyond, gone far beyond. Awaken, Rejoice')

Bạch X. Phẻ
*Lời trong bài thơ gốc Khúc Thuỵ Du của thơ Du Tử Lê
** Tên 2 cháu ngoại của nhà thơ Du Tử Lê

Saturday, October 19, 2019

Sách Mới Của Tâm Thường Định: ‘Tuệ Sỹ - Tinh Hoa Phật Giáo VN’

Sách Mới Của Tâm Thường Định:
‘Tuệ Sỹ - Tinh Hoa Phật Giáo VN’
Nguyên Giác

Người viết hân hạnh được tác giả Tâm Thường Định (Bạch Xuân Phẻ) mời giới thiệu tác phẩm “Tuệ Sỹ - Tinh Hoa Phật Giáo Việt Nam, Vị Thầy Của Bốn Chúng” mới ấn hành, đúng ra là tái bản với nhiều hiệu đính và bổ sung. Không tham dự được Hội Sách “Có Mặt Cho Nhau 2” tại San Jose ngày 19/10/2019, do vậy bài này được viết ra để trân trọng cảm ơn và để hỗ trợ các sinh hoạt hoằng pháp rất mực quý giá như thế.
Tác phẩm viết bằng song ngữ Anh-Việt, ấn hành lần đầu là năm 2017, lần tái bản này năm 2019 với nhiều bổ sung. Bìa là tranh vẽ Thầy Tuệ Sỹ của họa sĩ Đỗ Trung Quân. Đang phát hành trên mạng Amazon ở địa chỉ: https://www.amzn.com/1087801222/.
Duyên khởi để hình thành tác phẩm là, theo Tâm Thường Định viết nơi Lời Nói Đầu: “Nhân dịp sinh nhật của Thầy, chúng tôi mạo muội làm việc nho nhỏ này như một món quà từ phương xa để kính dâng một vị Thầy lớn của Phật giáo Việt Nam, người đang âm thầm hành đạo trong kiên trì và nhẫn nại với tấm lòng từ bi rộng lớn. Trí tuệ của Người là ngọn hải đăng của nhiều thế hệ, trong đó có chúng con.”
Được biết, Thầy Tuệ Sỹ sinh ngày 15 tháng 2 năm 1943. 
Có thể hiểu dễ dàng duyên khởi về sách này, nếu chúng ta biết rõ về tác giả Tâm Thường Định, một huynh trưởng Gia Đình Phật Tử tại California. Tác giả đã trải qua nhiều năm đọc các bài viết của Thầy Tuệ Sỹ, do vậy từng trang sách đều hiển lộ tấm lòng rất mực tôn kính với Thầy. Bản thân Tiến Sĩ Tâm Thường Định cũng là một giáo viên dạy Hóa học tại một trường trung học ở Sacramento, đồng thời đang dạy về Thiền Chánh Niệm (Mindfulness Meditation) tại nhiều học khu California. Đồng thời, tác giả Tâm Thường  Định cũng hoạt động trong nhóm một số Phật tử thiện nguyện vào hướng dẫn Thiền tập và giáo pháp trong nhà tù Folsom State Prison (B-yard) – nơi giam 3.300 tù nhân hình sự.
Người viết không dám bình luận gì về tiếng Anh của tác phẩm “Tuệ Sỹ - Tinh Hoa Phật Giáo Việt Nam, Vị Thầy Của Bốn Chúng” vì trình độ tiếng Anh của người viết phần lớn là tự học, không thể bằng tác giả Tâm Thường Định. Một số bản dịch và bài viết của Tâm Thường Định trong bản tiếng Anh lại có hỗ trợ từ Giáo sư Ngôn ngữ học Nguyễn Văn Thái, do vậy người viết không dám bàn về phần tiếng Anh (ngay cả, khi có thắc mắc).
Lý do phải viết song ngữ chỉ vì giới trẻ, ngay cả trong các đơn vị Gia Đình Phật Tử VN, cũng không đọc được tiếng Việt. Và như thế, các em này hoàn toàn bị đứt lìa với PGVN, không thấy được công trình của các nhân vật đã đóng góp lớn cho PGVN, trong đó có Thầy Tuệ Sỹ.
Nơi đầu sách có Lời Giới Thiệu bằng tiếng Anh của Tiến Sĩ W. Edward Bureau, và phần này do cư sĩ Doãn T. Kim Khánh dịch ra tiếng Việt. Lời này chủ yếu là nhận định của GS Bureau về công việc đi dạy Thiền Chánh Niệm của Tâm Thường Định (Phe Bach) tại các học khu California.
Tiến sĩ Bureau viết, nơi đây trích bản Việt dịch như sau:
Phương cách lãnh đạo có chánh niệm hiện hữu ngay trong thiên nhiên, vừa đúng lúc vừa vượt thoát được khái niệm thời gian. Đó là cốt lõi của phương pháp lãnh đạo luôn có mặt ở hiện tại và chia sẻ hiện tại với người khác. Khái niệm này chính là tâm huyết mà Phẻ trao truyền cho những nhà giáo dục khắp California trong những buổi huấn luyện việc đưa chánh niệm vào lớp học. Làm được như vậy rõ ràng là đem lại cho cả nhà giáo dục lẫn người học sức khoẻ về cả tinh thần lẫn thể chất, đồng thời phương pháp dạy và học trong chánh niệm cũng tạo bối cảnh cho tâm từ bi và an lành.
Tiếp theo, là Lời Giới Thiệu của Thầy Thích Nguyên Siêu (từ San Diego, California), chủ yếu nói về nội dung sách. 
Trong này, Thầy Thích Nguyên Siêu viết về sách của Tâm Thường Định, trích:
Tác phẩm này gồm có hai bài của Ôn Tuệ Sỹ. Bài thứ nhất có tựa đề “Tâm Thư Gởi Tăng Sinh Huế”, nhưng người đọc sẽ thấy rõ ý của Ôn muốn nhắn gởi đến cả thế hệ Tăng Ni trẻ đang sống trong một hoàn cảnh đất nước: “Bị cắt đứt với mạch nguồn quá khứ, bị che chắn khuất tầm nhìn tương lai.” Từ đó, Ôn tha thiết nhắn nhủ: “Cầu mong các con có đủ dũng mãnh để đi bằng đôi chân của mình, nhìn bằng đôi mắt của mình, tự xác định hướng đi cho chính mình…
Bài thứ hai có tựa đề “Suy Nghĩ Về Hướng Giáo Dục Đạo Phật Cho Tuổi Trẻ.” Bằng cái nhìn và nhận định về một thế hệ, Ôn đã đánh thức những tâm hồn của tuổi trẻ Việt Nam: “Tuổi trẻ Việt Nam đang bị bật rễ, do đó có nguy cơ mất hướng, hay thực sự đã mất hướng. Tuổi trẻ của Đạo Phật Việt Nam cũng không ngoại lệ, và không dễ dàng vượt qua tình trạng mất hướng này. Ở đây, tôi nói mất hướng là nhìn từ điểm đứng dân tộc….
Bước qua phần hai là thơ của Ôn Tuệ Sỹ… Qua phần thứ ba là thơ của anh Tâm Thường Định…: Và phần thứ tư cũng là cuối cùng của tác phẩm, đó là bài viết: “Mắt Biếc Trong Thơ Tuệ Sỹ” của Tâm Thường Định, muốn tìm cái nghĩa ẩn dụ của từ “Mắt Biếc” trong bài thơ “Một Thoáng Chiêm Bao”…”
.
Tuyển tập song ngữ “Tuệ Sỹ - Tinh Hoa Phật Giáo Việt Nam, Vị Thầy Của Bốn Chúng” của Tâm Thường Định như thế rất đa dạng. Trong đó, hai bài viết của Thầy Tuệ Sỹ viết cho giới trẻ Việt Nam đều có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ mời gọi định hướng cho thế hệ trẻ xuất gia và tại gia về thái độ tu học trong cương vị mỗi người tự nhìn bằng đôi mắt của mình, mà cũng mời gọi nhìn từ điểm đứng dân tộc để có những hành hoạt tương lai.
Dịch sang tiếng Anh, đặc biệt khi dịch thơ Thầy Tuệ Sỹ, là một nghệ thuật rất mực gian nan. Thí dụ, Thầy Tuệ Sỹ trong bài thơ "Một Thoáng Chiêm Bao" khởi đầu với câu: Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn... Tác giả Tâm Thường Định và GS Nguyễn Văn Thái nhận định rằng chữ “mắt biếc” rất khó dịch, vì không thuần chỉ màu sắc, mà còn mang ẩn nghĩa “trinh nguyên và ngây thơ.” Thơ của Thầy Tuệ Sỹ hay là một chuyện, nhưng hàm nhiều nghĩa mới là gian nan cho người dịch. Bản Anh dịch đưa ra trong sách này sẽ giúp giới trẻ tại Hoa Kỳ tiếp cận với một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam đương thời, cũng là một nhà sư đi giữa những gian nan lịch sử với tâm hồn trong trắng như câu thơ Thầy viết, “Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận.”
Như thế, tuyển tập song ngữ về Thầy Tuệ Sỹ do Tâm Thường Định chuyển ngữ là một công trình lớn, đã thực hiện cẩn trọng qua nhiều năm, và bây giờ tuyển lại để ấn hành. Tác phẩm này cần có trong tủ sách những người quan tâm về Phật Giáo VN nói chung, và về Thầy Tuệ Sỹ nói riêng.
Người viết khâm phục tác giả Tâm Thường Định là chuyện tất nhiên, đương nhiên và hiển nhiên. Chỉ thêm nơi đây, xin đề nghị bạn Tâm Thường Định trong lần tái bản tương lai, nên chiếu rọi thêm một phương diện lớn khác của Thầy Tuệ Sỹ: một vị Bồ Tát xuất gia, và là người tích cực quảng bá Bồ Tát Đạo. Đề tài này sẽ đặc biệt thích nghi với giới trẻ Việt Nam, dù tại Hoa Kỳ hay tại Việt Nam.
Người viết nhận thấy rằng Thầy Tuệ Sỹ là một người ưa sống trầm lặng, xa rời các náo nhiệt thế gian, nhưng lòng luôn luôn thương xót chúng sinh.  
Thí dụ, có lúc nghe tin Thầy Tuệ Sỹ ra ẩn tu ở Khánh Hòa, có lúc nghe tin Thầy về ẩn nơi Bảo Lộc; và ngay khi ở Sài Gòn, Thầy cũng giữ hạnh ẩn tu. Vào năm 2005, khi Thầy Nhất Hạnh tới Chùa Già Lam (Sài Gòn) thăm, mới biết rằng Thầy Tuệ Sỹ đang nhập thất, đã gõ cửa nhưng cũng không thấy ra gặp được. Nghĩa là, Thầy Tuệ Sỹ giữ hạnh ẩn tu, ngay nơi náo nhiệt như Sài Gòn mà vẫn tịch lặng cõi riêng. Dù vậy, khi theo dõi các sách và các bài viết của Thầy Tuệ Sỹ, mới biết rằng Thầy hoằng pháp, quảng bá chánh pháp theo cách riêng.
Thầy Tuệ Sỹ như thế đã sống theo lời dạy của Đức Phật. Cụ thể là lời dạy trong Kinh Trung A Hàm MA-77. Nghĩa là ẩn tu, nhưng luôn luôn thương xót chúng sinh đời sau. Đọc kỹ kinh này, cho thấy Đức Phật cũng khuyên chúng sanh “học theo Như Lai” – phải chăng đó là “học theo Bồ Tát Đạo”? Nếu nghĩ như thế, là từ trong Kinh A Hàm, Đức Phật đã khuyên chúng sinh nên theo hạnh Bồ Tát, tức là theo hạnh Đại Thừa. Thầy Tuệ Sỹ là một nhà sư như thế.
Kinh MA-77 qua bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ, trích như sau:
Này A-na-luật-đà, Như Lai chỉ vì hai mục đích sau đây nên mới sống nơi rừng vắng, trong núi sâu, dưới gốc cây, thích ở non cao, vắng bặt tiếng tăm, xa lánh, không sự dữ, không có bóng người, tùy thuận tĩnh tọa. Một là, sống an lạc ngay trong đời hiện tại. Hai là, vì thương xót chúng sanh đời sau. Đời sau hoặc có chúng sanh học theo Như Lai, sống nơi rừng vắng, trong núi sâu, dưới gốc cây, thích ở non cao, vắng bặt tiếng người, tùy thuận tĩnh tọa. Này A-na-luật-đà, vì những mục đích ấy mà Như Lai sống nơi rừng vắng, trong núi sâu, dưới gốc cây, thích ở non cao, vắng bặt tiếng tăm, xa lánh, không sự dữ, không có bóng người, tùy thuận tĩnh tọa”. (1)
Nghĩa là, Đức Phật nói rõ, một vị sư đi tu không phải để riêng tự giải thoát, mà cần nghĩ tới (và thương xót) chúng sanh đời sau, và nếu có ai đời sau học theo Như Lai thì… tự quân bình, vừa ẩn tu, vừa thương xót chúng sanh. Chỗ này có thể nghĩ là, không lẽ Đức Phật tu qua 3 a tăng kỳ kiếp, giúp vô lượng chúng sanh, bây giờ thành Phật, rồi vào Niết Bàn để biến mất luôn? Trong khi hạnh Bồ Tát là không bao giờ rời bỏ chúng sanh. Tuy nhiên, nếu nói rằng có một vị nào mang nguyện Bồ Tát để đời đời tái sanh nhằm cứu chúng sanh là dễ rơi vào chấp Có, nhưng nếu nói biến hẳn luôn là dễ rơi vào chấp Không – đây là nơi, nếu không có Trí Tuệ Bát Nhã là sẽ hỏng cả hai đầu biên kiến.
.
Có một tác phẩm của Thầy Tuệ Sỹ ít được nghe tới (nhiều phần, có lẽ, vì hoản cảnh ẩn tu của Thầy) là cuốn “Du Già Bồ Tát Giới” (Hương Tích Phật Việt ấn tống, 2017) – trong sách này, nơi Chương 1, nói về các “Bồ Tát Tại Gia thời Ðức Phật”… ghi nhận về một số vị cư sĩ Bồ Tát Tại Gia.
Trong Tạng Thanh Văn (Nikaya và A Hàm), hình ảnh Cư sĩ Úc Già (Ugga) hiện ra khác với hình ảnh Cư sĩ Úc Già trong Tạng Bồ Tát.  
Chỉ ngay trong một câu nói của Úc-già Trưởng giả (theo Kinh Đại Bảo tích, quyển 82, hội 19 “Úc-già trưởng giả”) nêu lên để thỉnh vấn Đức Phật cũng cho thấy suy nghĩ cách biệt một trời một vực giữa một ngài Úc Già trong Tạng Thanh Văn và ngài Úc Già trong Tạng Bồ Tát.
Thầy Tuệ Sỹ viết nơi Chương 1, sách Du Già Bồ Tát Giới, trích:
Bản kinh Úc-già Trưởng giả của Đại thừa, để xác nhận chí nguyện của ông Trưởng giả, đã gắn cho ông những lời thỉnh vấn Phật:
“Những thiện nam tử, thiện nữ nhân, vì ích lợi của hết thảy chúng sinh, muốn đưa tất cả vào Niết-bàn an lạc cứu cánh, muốn duy trì Tam bảo tồn tại thế gian không gián đoạn… những vị ấy cần phải làm gì? Giới đức hành xử của Bồ-tát tại gia là thế nào? Làm thế nào mà tuy vẫn sống đời tại gia những vẫn tùy thuận tu hành những điều Như Lai giáo huấn mà không tổn hoại các bồ-đề phần?”…” (2)
Đó là hạnh nguyện Bồ Tát: đưa tất cả chúng sinh vào Niết Bàn, duy trì Tam bảo tồn tại thế gian không gián đoạn… Tư tưởng này hình như không có, hoặc không thấy rõ, trong Tạng Thanh Văn.
Cũng trong Chương 1 đó, Thầy Tuệ Sỹ phân tích về trường hợp Cư sĩ Thiện Sinh và hai bản kinh Thiện Sinh dị biệt trong hai tạng kinh. Tương tự, với một số Cư sĩ khác.
Xin nhắc lại rằng, dịch ra Anh văn các bài viết của Thầy Tuệ Sỹ là một công việc cực kỳ gian nan, không dễ tí nào. Nhất là khi muốn dịch các lý luận phức tạp của Thầy Tuệ Sỹ (như trong sách Du Già Bồ Tát Giới nêu trên) thì lại trăm phần khó hơn nhiều. Nơi đây, người viết (trong cương vị tự xem như học trò của Thầy Tuệ Sỹ) muốn nhắc dịch giả Tâm Thường Định (một học giả uyên bác mà người viết có cơ duyên là bạn thân) rằng, nếu bạn tái bản cuốn sách tuyệt vời này trong tương lai, xin dịch thêm (hoặc dịch tóm lược) các phân tích của Thầy Tuệ Sỹ về Bồ Tát Hạnh. Đó cũng là những phân tích rất mực trí tuệ, chỉ thấy được từ một người đọc kinh với tâm rất mực từ bi, như Thầy Tuệ Sỹ. 
Trân trọng cảm ơn tác giả Tâm Thường Định: tuyển tập song ngữ “Tuệ Sỹ - Tinh Hoa Phật Giáo Việt Nam, Vị Thầy Của Bốn Chúng” là một công trình lớn, về một vị Thầy lớn. Rất mực hy hữu. Xin chúc mừng.
GHI CHÚ:
(2) Chương 1, Du Già Bồ Tát Giới: https://gdptvietnam.org/tue-sy-bo-tat-tai-gia-thoi-duc-phat.gdpt




Tuesday, October 1, 2019

Mindful Leadership - Five Arts of Leadership For Buddhist Youth Leaders: With An Emphasis on Awareness Practice


Mindful Leadership - Five Arts of Leadership For Buddhist Youth Leaders: With An Emphasis on Awareness Practice


Abbess Thích Nữ Thuần Tuệ and Tâm Thường Định

Right Mindfulness, Sammà sati in Pali, means to think positive thoughts, to be enlightened in that moment, and to comprehend all Dharma completely. Mindfulness is an integral part of the Noble Eightfold Path—the eight methods of the path to peace and liberation—within the fourth Noble Truth.
According to Theravada Buddhist tradition, mindfulness is the heart of meditation and conscious awareness of all phenomena that arise in the present moment. In other words, mindfulness is to know what is currently occurring. Mindfulness is the energy that originates from self-observation of what is going on internally and externally. Mindfulness brings us back to the present moment since the present is a beautiful gift that we can treasure here and now.
In accordance with Buddhist tradition, mindfulness is essential to the development of Right Concentration (Sammà samadhi), the method used to receive and maintain moral conducts in life. Mindfulness has many functions. The first one is to recognize everything that is occurring presently. The second function is awareness of thoughts that arise in our mind. Gradually, mindfulness guides practitioners to Right Concentration, and, ultimately, Perfect Wisdom.
Leadership, by our definition, is to guide others in the spirit of giving without expecting any reciprocation, and helping ourselves along with others indiscriminately. Normally, a good leader possesses the following three traits:
1.              Have a benevolent vision and the capability to positively inspire and influence others in mindfulness.
2.              Advocate and transmit that ideal vision to fellow practitioners and oneself via his/her practice of mindfulness.
3.              Instill joy, benefit, and peace to oneself and others at this very moment and future moments.
Mindful leadership allows “the leader” to transcend the boundaries of time and space in order to bring peace to everyone. This transcendence is only possible if the leaders’ thoughts, speech and actions stem from altruism and compassion. In this spirit, we would like to share this topic on Mindful Leadership to the leaders of the Vietnamese Buddhist Youth Association (Gia Đình Phật Tử) in particular and all beings as a whole.
The art of mindful leadership consists of five main points:
1.              Deep listening and empathy
2.              Sound judgment
3.              Living in harmony with others
4.              Teaching through actions
5.              A kind heart
We will begin with the word “Huynh Trưởng,” which means an older brother, an older sister, or someone with experiences whose responsibility is to protect and guide younger members (đàn em). A role model Huynh Trưởng needs to be calm, caring, tolerant, and sound in order to fulfill their aforementioned tasks. A Huynh Trưởng is an active member with duties and responsibilities toward the VBYA. A Huynh Trưởng guides and nurtures younger members while accepting and fulfilling tasks/activities to sustain and grow the VBYA local chapter (đơn vị). Lastly, a Huynh Trưởng is an excellent citizen and contributes constructively to society. Leadership is an art filled with dedication. Here is a classic example:
Long ago, the president lectured about leadership at a United States Military Academy. He took out a bundle of rope from his pocket and placed it on a table. He challenged students to push the rope across the table; many students attempted this task, but they all struggled to push the rope across the table. As they pushed, the rope would curl, twist or tangle; it was an impossible task!
After all students conceded, the president laughed kindly and slowly rearranged the rope back to its original position. Next, with his thumb and index finger, he pulled the rope along the table. The remaining rope followed his hand and glided across the table effortlessly. The president explained, “People are like a bundle of rope. If we lead them, they will follow. But if we push them, they will push back, creating unwanted complications.”
To be capable leaders, we need to practice, understand, and apply teachings like the Five Vidyas (Ngũ Minh) and Three Teaching Methods (Thân Giáo, Khẩu Giáo, Ý Giáo). Remember, a person that does not know direction cannot navigate another person and a person without money cannot donate money to anyone. Likewise, a leader cannot share knowledge and skills that they are not comfortable explaining in detail. In order to teach and guide younger members, a leader first needs to be trained accordingly.
Generally, everyone wants to be a good, admirable, and kind person, but flaws and bad habits are difficult to hide. Gradually, young members will learn to not trust a leader with glaring flaws, noticeable bad habits, and lackadaisical efforts. A leader can try to hide his/her shortcomings; however, the truth cannot stay hidden forever.
Practicing mindfulness allows leaders to rapidly improve themselves. Normally, the mind constantly wanders every day, everywhere; and therefore, mindfulness reminds the mind to return to the present. Mindfulness brings the mind home. Mindfulness grants the practitioner the ability to be in true contact with the people and situations at hand. Intangible - mindfulness cannot exist in the form of thoughts but can be perceived by keen hearts. 
Below are details associated with the Art of Mindfulness.

I. DEEP LISTENING AND EMPATHY

1.  Be Silent
Please listen to the whole sentence. Please do not respond immediately. Please do not jump to conclusions. Please be empathetic to others’ difficulties.
I like to share this short Zen anecdote titled “Say and Listen” from Zen Master Gettan (Nguyệt Am). The Zen Master frequently reminded his students that “When you use your mouth to speak, your ears are not listening. When you use your ears to listen, your mouth is not speaking. Please contemplate this notion.”
2.  Be empathetic
Life often has two facets: an obvious facet and a more subtle one. Here is another example:
Not too long ago in Vietnam, a neighbor complained to his elderly friend:
“The neighboring house just bought a karaoke machine. My God! The little girl sang like a moaning cow. And the son… He roared like a tiger. I have headaches listening to them. “
The elder friend calmly replied, “I feel the same way. But those kids are not out drinking alcohol, stealing from villagers, or harming the village. Those actions are more troublesome; therefore, we must be more tolerant for the village’s safety.”
Below is another example:
It was afternoon and kids were asleep in the nursery. John was thirsty and went to Miss Roberts’. He whispered, “May I have some water?”
Half-asleep, Miss Roberts awoke grumpily and unpleasantly answered, “Allowed.”
“Miss Roberts, may I have some water?” John asked again. This time his voice was a bit louder.
Annoyed that John was asking again, she responded with a loud, “Allowed.”
“Miss Roberts, may I have some water?” John asked the same question for the third time. This time his voice was very loud.
“Allowed.” Miss Roberts yelled her answer.
“MISS ROBERTS! MAY I HAVE SOME WATER?” John scream with all his might, waking up all the sleeping children. Angered, Miss Roberts lost her temper and yelled, “John! Are you messing with me?”
Scared and confused, John answered, puzzled, “No, Miss Roberts. You told me to say aloud!”
What happened in this comical short story? Why did John misunderstand Miss Roberts’ words? When Miss Roberts answered with “allowed,” John misheard and thought Miss Roberts said “aloud.” This is an example of homophones; words that sound similar but have different meanings. To distinguish between homophones, we use context, but John has yet to learn about homophones and reacted inappropriately. Miss Roberts overlooked the situation and wrongly assumed John was playing a game.
In general, a leader needs to remember:
·       Do not control others.
·       Do not expect others to see your viewpoints.
·       Do not depend on others for happiness.
President Abraham Lincoln famously said, “I destroy my greatest enemies when I make them my friends.” Similarly, a leader needs to focus on the positive aspects his team possesses rather than the weaknesses within the team.
3.   Sharing is leadership
Please use this story about changing people’s lives as an example:
In the year 1921, Lewis Lawes served as warden for the Sing Sing Correctional Facility, a prison known for its harsh conditions. Twenty years later, upon his retirement, this prison had transformed into a humane site. When asked about these remarkable transformations, Lawes credited his wife, Kathryn, for instilling these changes.
Even before her first visit to the Sing Sing Correctional Facility, Kathryn heard many rumors about this dreadful place and its prisoners. Her first visit to the prison was during its first basketball game held between prisoners. Kathryn sat and watched with her children among prisoners. She felt neither fear nor repulsiveness. She believed these prisoners would treat her well since she and her husband treated them well.
When she saw a blind man that was convicted with murder, she held his hands and tenderly asked whether he knew Braille. He did not. She taught him how to read. Upon meeting prisoners that were mute and deaf, she learned and taught sign language to them. From 1921 to 1937, prisoners within the Sing Sing Correctional Facility viewed Kathryn as a living saint, an angel.
When Kathryn died from a car accident, Lewis Lawes took leave to oversee his wife’s funeral. The vice-warden saw how these so-called cruel prisoners gathered in front of the main gate; their faces were filled with tears. He knew how much they loved and appreciated Kathryn. Thus, he allowed them to leave the facility without any supervision from guards as long as they returned by nighttime. All prisoners walked over a kilometer of distance to attend Kathryn’s funeral and returned to Sing Sing on time as promised.
4.   Avoid jumping to conclusions
The act of judging a person is actually the mind trying to manifest itself. To better ourselves, we should stop judging others.
a. Please use this short story as an example. One day, the father brought home a beautiful bird inside a cage; he hung the cage on a tree in the garden. The mother also brought home a cute cat, which could roam freely. A few days later, the father returned home and did not see his prized bird; meanwhile, the cat was sunbathing in the garden. The father blamed the cat for eating his precious bird while the mother fervently defended her cat. They quarreled non-stop. Angered, the father left the house for work while the mother went back to her parent’s house, carrying the youngest child. Later that night, the neighbor brought over the lost bird, which flew out of his opened cage, but no one was home except for the servants.  
b. This famous story called “Nhan Hồi and the rice pot” is another beautiful example. During the Eastern Zhou time period of Ancient China’s history, Confucius led a pilgrimage from Lo, his homeland, to Qi, a thriving city-state. Among his many distinguished students, Nhan Hồi (Yan Hui) and Tử Lộ (Min Sun) were the most recognized and favorite ones. At that time, wars between neighboring city-states were frequent and long-lasting. People struggled for survival; starvation and misery were common everywhere. Confucius and his students also suffered the same fate. On their journey, they starved for many days; their meals consisted simply of vegetables and porridge. Despite these rigorous and extreme conditions, all students followed their teacher’s journey with determination. Fortunately, upon reaching Qi, a merchant recognized Confucius and donated rice to the group. Confucius entrusted Tử Lộ to his remaining students in search for vegetables in the forest. Meanwhile, Nhan Hồi was designated the task of cooking rice. Nhan Hồi was given this crucial and important task since he was a virtuous person, for whom Confucius had trust and high expectations.
Nhan Hồi began cooking the rice as the group led by Tử Lộ left to find vegetables. Meanwhile, facing the kitchen, Confucius was reading old doctrines. Suddenly, Confucius heard a loud noise emerging from the kitchen. He looked toward the kitchen to see Nhan Hồi opening the rice pot’s lid, stirring the cooked rice with chopsticks. Once finished, glancing around, Nhan Hồi slowly ate the rice.
Confucius witnessed all of Nhan Hồi’s actions and sighed to the Heaven in disappointment, “Oh! My best student! He ate before his teacher and friends… What a scoundrel! How could all my expectations suddenly disappear into thin air…”
A moment later, Tử Lộ returned with vegetables, which Nhan Hồi steamed in boiling water. In misery, Confucius continued to remain in silence. When the vegetables were cooked, Nhan Hồi and Tử Lộ prepared the table for dinner. Once everything was ready, all students gathered to invite Confucius for dinner. Looking at his students, Confucius said, “My students. The journey from Lo to Qi was long and tiresome. I am pleased that you remain pure at heart, continue to love and protect each other, and follow my teachings despite harsh and starving conditions. Today, our first day in Qi, we are blessed with a warm meal. This first meal in Qi reminds me of my homeland, Lo. I remember my parents. I want to offer a bowl of rice to my parents. May I?”
All students except Nhan Hồi folded their hands and answered, “Yes!”
Confucius continued, “I want to ensure that this rice is pure first.”
Confused, his students glanced around for an answer. At that moment, Nhan Hồi folded his hands and answered, “My dear teacher, this rice is not pure.”
Confucius asked, “Why?”
Nhan Hồi answered, “When I opened the lid to check whether the rice had evenly cooked, a gust of wind blew by causing soot and dusts to fall into the rice. I tried to stop these debris from soiling the rice but I could not block them all. I immediately removed the soiled rice and was about to discard them, but then I thought: We have a lot of people, but we are short on rice. If I discard these soiled rice, we will be short a serving portion of rice, and everyone will eat less. Therefore, I dared to eat the soiled rice beforehand. I dedicate these clean rice to you, my teacher, and my friends.
“Dear teacher! I have already eaten my portion of rice for today. Please excuse me from eating rice this meal. I will just eat vegetables. And lastly, we should not offer rice that has been eaten as a worship.”
After hearing Nhan Hồi’s response, Confucius looked up to the Heaven and exclaimed, “Alas! There are things in this world that you clearly see but still cannot comprehend the truth. I almost became a fool!”

II. SOUND JUDGMENT

A leader needs to be a role model and an embodiment for wisdom in order to safely guide and benefit followers. When our mind resides in mindfulness, our mind is not lost in thoughts and is in true contact with the present situation. This mental state allows us to find the best solution to any given problem.
Consider this short story. A group of merchants traveled under the hot sun without an adequate supply of water. Upon entering a new village, the group saw a huge tree full of ripe, juicy fruits. The group yelled in excitement and began climbing the tree. Suddenly, the leader stopped everyone:
“My friends. You should not eat these fruits. If these fruits were indeed edible, villagers and other travelers would have eaten them already. Since these fruits have not been eaten, these fruits are poisonous.”
Listening to the leader’s sound judgment, the group continued forward.
Another group of merchants arrived at the exact same location shortly. Everyone in the group quickly devoured these fruits. As expected, these fruits contained toxins, and the whole group was poisoned. In this instance, the leader lacked the needed wisdom to guide and protect his group to safety.
The Buddha taught us:
1.              Address the problem promptly and facilitate discussion. Be aware that unhappy people do not like to be lectured. Remember the story regarding Gotami and her dead child. The Buddha did not lecture Gotami but instructed her to seek a family that had not experienced death. Gotami eventually realized the truth regarding death.
2.              State the facts. Avoid explanations and accusations based on self-analysis or self-speculation. Avoid exaggerations and elaborations.
3.              Use neutral words that are not biased.
4.              Speak with an intention of benefitting the audience. Focus on positive aspects within the situation. Avoid criticisms that lead to arguments.
5.              Speak from compassion, not from anger.
Furthermore, The Buddha also emphasized: “Sariputta, although you have followed these five methods of dialogue, there are people that still will not change. This is due to pre-conceived notions (sở tri chướng) within them.”

III. LIVING IN HARMONY WITH OTHERS

1.   Recognize our ego
Mindfulness and ego cannot and will not coexist. Ego intrinsically causes confrontation and disagreement since ego has the tendency to want to be correct, to be the best, to be the alpha, to be number one. Everyone has this ego. Whenever our ego feels superior, we react boastfully; whenever our ego feels inferior, we react aggressively. To protect and strengthen itself, each individual ego clashes with other egos, creating conflicts. Sadly, we fail to recognize that we are inadvertently hurting others as we satisfy our ego.
To live in harmony, our ego needs to be lowered and we must be more accepting. We should live with this motto: respect our superiors, love our inferiors, and tolerate our equals.
2.  Right and wrong
Never be one-hundred percent certain that you are correct, for being correct leads to arguments and conflicts. Our definition of correct only applies to ourselves; as a result, others probably have different viewpoints and will not accept our point-of-views. Being less certain causes less controversy, conflict, and anger from happening.
If we respect the viewpoints of others and acknowledge others’ logics, we can live and work in harmony for eternity.
Venerable Zen Master Thích Thanh Từ once said, “We often have a tendency to believe our thoughts are absolute truth. Thus, our thoughts and others’ thoughts clash, leading to arguments, anger, and violence.”
Venerable Thích Thanh Từ reflected, “When I was living in the mountain, I saw rain clouds approaching my direction from afar. I wholeheartedly believed that rain was coming, so I quickly moved everything inside. However, the wind would change the clouds direction, leading to no rain. Therefore, our thoughts are never one-hundred percent correct. We tend to think we are correct; our assumption gives rise to conflict and disagreement.”
In the Sutra, the Buddha taught, “One who respects the truth would say ‘This is my thought’ and would stop talking. If one says my thought is correct, one is no longer respecting the truth. Adding the word ‘right’ creates controversy.”
3.   Be calm and happy
Never view anything as absolute importance. Be optimistic and have a positive outlook. Acknowledge praiseworthy characteristics and behaviors within the people we are interacting with or the present situation. Cherish what we presently have. Do not expect everything to go according to our expectations. If we live according to principles mentioned above, our mind will be at peace. Our personal practice will generate positive energy that benefits the collective community.

IV. TEACHING THROUGH ACTIONS

In the article “Thân Giáo: Có thể là một giải pháp cho tất cả”, I emphasize that Buddhism is based on the principles of compassion and wisdom, cultivated through personal practice. Teaching through actions is a valuable and practical lesson that the Buddha taught since we can easily apply this practice to daily life in multiple instances. The evolution in international peace can be traced to the Buddha’s teachings. Nowaday, Buddhism remains a solution to most modern problems within society. As the author, I raise the following seven points:
1.              Establish a humane mindset
2.              Comprehend cause and effect with karma
3.              Improve our surroundings
4.              Practice mutual respect and mutual benefit
5.              Be there to assist others
6.              Remember strength in numbers
7.              Be a Buddhist practitioner
In general, a leader needs to earn others’ trust and cooperate with others in the spirit of compassion and altruism. This is only possible when a leader possesses both respect and affection toward others. A reliable leader is someone younger members can depend on and learn from in multiple situations.
·      One should acts as one teaches others
·      Only with oneself through thoroughly tamed should one tame others
·      To tame oneself is, indeed, difficult.
·      -Excerpted from Verse 159 of the Dhammapada
Our actions reflect the degree of our personal practices, which are based on precepts, perseverance, and diligence. With compassion and vows to benefit others, the Buddha attained enlightenment to guide and save people from suffering.
1.   Practice mindfulness
Be conscious of your actions. Unite the mind and body. For example:
a.     While walking, be aware of which foot you are moving. Be aware of each movement you make within the day.
b.     Mindfulness can prevent mental illness like Alzheimer’s disease. Remember forgetfulness and unawareness hinder the accomplishment of goals.
2.   Practice awareness
a.     Be aware of the 6 senses. Know the present clearly and uninterruptedly.
b.     Realize when our mind drifts toward self-attachment and unkind thoughts.
c.     Live in the present. Relax body and mind.
3.  Wisdom and compassion are the two doors that lead to liberation.
4.   Lead ourselves
In order to lead, a leader must have high self-esteem and peoples’ trust. People trust and listen to a leader because that leader is caring and devoted not because that leader possesses power.
5.   Flagrance diffuses from the flower
Cultivate spiritual energy through personal practices. Share that cultivated energy with the collective.
6.   Results do not fall from the sky.
Genius cultivates good habits that are accumulated from previous lives or decades of intense hard work and dedication.

V. A KIND HEART

A good leader consistently reflects on whether understanding, love, and unity are more important than being right.
Years ago, a Hindu follower undertook a pilgrimage toward a holy temple within the Himalayan mountains. The road was long, steep, and windy; the condition was hot and oxygen level was low due to the elevation. Despite carrying little to no supply, he hiked vexingly while breathing heavily. Oftentimes, he stopped to rest while wishing his destination would appear before him. Suddenly he saw a young girl about 10-years-old walking toward him. Gasping for breath and sweating profusely, she was piggybacking a small child with all her might.
The Hindu follower approached the young girl and sympathetically spoke, “My dear child. You must be as tired as me. You carry a heavy load!”
The girl corrected, “What you carry is weight. What I carry is my brother, not weight.”
The follower’s load feels heavy because he does not possess love. Love provides us with the strength to face adversities with ease. Life is meaningful when we live with true love and aim toward clear ideals.
Love requires sacrifice. Without love, a sacrifice will definitely feel like a burden. This world will become more beautiful if everyone shares responsibilities and obligations that benefit the collective, including family, community, and religion.
Everyone lives a meaningful life while shouldering a very gentle burden together and sharing fraternal love as we aspire toward that common, lofty goal.
From these short vignettes, I summarize the main points in the following poem:

Mindful Leadership

·       Deep listening and sympathy
·       Calm in all instances
·       Harmony from accordance
·       Sound and wise decisions
·       No anger, ignorance, flattery
·       Hone the Four Assistant Methods (Tứ Nhiếp Pháp)
·       Maintain a pure mind
·       Define Mindful Leadership

CONCLUSION

Nowadays, technology and science continue to advance at a rate that far exceeds that of spiritual development. Whether we are monastics or lay followers, leaders or young members of the VBYA organization, male or female, young or old, members or not members of VBYA—as Buddhists, we need to practice and apply Buddhism with solemnity to transform ourselves and surroundings. We need to mend our flaws and bad habits to gradually better ourselves. In addition, we need to fulfill our duties and obligations whenever and wherever possible with fervor. Accepting our roles, duties, and responsibilities as a VBYA leader with utmost genuineness, we practice mindfulness to radiate the energy of compassion and wisdom. These spiritual energies will nourish and strengthen our younger members. That is the essence of mindful leadership. Dear friends, let’s commence our journey. 

Translated by Quang Tran, Edited by Phe Bach

*Bài này đã được trình bày cho Trại Huấn Luyện A Dục Lộc Uyển của Miền Liễu Quán, năm 2016. Bài này có thể là bài học chính thức cho trại Huấn Luyện từ đây trong tổ chức GĐPT.