Tuesday, June 2, 2015

Một trang hình ảnh tuyệt vời

Một trang hình ảnh tuyệt vời

Xin click vào từng mục dưới đây :

Monday, June 1, 2015

Bình Minh - Dawn - Thơ Tuệ Sỹ; translated by Phe Bach

Hòn Mồng - Nhơn Lý, Quy Nhơn Bình Định. Photo: Nhơn Lý's friend.

Bình Minh

Tiếng trẻ khóc ngân vang lời vĩnh cửu
Từ nguyên sơ sông máu thắm đồng xanh
Tôi là cỏ trôi theo dòng thiên cổ
Nghe lời ru nhớ mãi buổi bình minh.

Buổi vô thủy hồn tôi từ đáy mộ
Uống sương khuya tìm sinh lộ viễn trình
Khi nắng sớm hôn nồng lên nụ nhỏ
Tôi yêu ai, trời rực ánh bình minh.

Đôi cò trắng yêu nhau còn bỡ ngỡ
Sao mặt trời thù ghét tóc nàng xinh?
Tôi lên núi tìm nỗi buồn đâu đó
Sao tuổi thơ không khóc buổi bình minh?

Dawn

The sound of a crying baby resounds words of eternity
In primeval times rivers of blood bathe​ the green fields
I am the grass swept​ along the current of antiquity
Listening to the lullaby that reminds me always ​of dawn.

​At​ the unbegining my soul arises from the depth of the grave ​

Gulping down the wee hours dew in search of a long-journeyed life path
When the aurora sun places its kiss onto the budding petals
​No matter whomever I love, ​dawn breaks​ out blazingly.

A pair of white herons in love stay unfledged​
Why should the sun ​loathe her graceful hair​?
​I ascend the mountain in search of some vague melancholy​
Why doesn't youth shed tears​ for dawn?


Poem by Most Venerable Thich Tue Sy
Translated by Phe Bach
Edited by Professor Thai V. Nguyen

Saturday, May 23, 2015

Qua Đi Qua Đi – Gate Gate Paragate


Qua Đi Qua Đi – Gate Gate Paragate

Gió thổi vi vu
Trần gian nóng bức
Phật cười thiên thu 


Wind howls gently
Hot and humid
Buddha laughs eternally

Thursday, May 21, 2015

Mindful Leadership – Another Perspective And Approach To Current World Crisis By Examining The Vietnamese Buddhist Monks In America’s Leadership Practices And Their Contributions To Society





a blueprint for better living, towards harmony and peace


Contexts of the Research
Given the continuing state of global affairs, apparent is a lack of a spiritual dimension (moral and ethical) in leadership. Whether in business, politics, family, or education we see the lack of deep spiritual leadership contributing to negative consequences caused by unethical or unenlightened leaders. Both Eastern and Western societies may lack an in-depth understanding of how the spiritual leadership practices of Vietnamese Buddhist monks might be models of moral and ethical leadership. Considering the potential for their spiritual leadership to be transformative in global and local contexts, we are reminded of the Thich Nhat Hanh’s wisdom:
         Whether or not the twenty-first century becomes a century of spirituality depends on our capacity of building community. Without a community, we will become victims of despair. We need each other. We need to congregate, to bring together our wisdom, our insight, and our compassion. 

Regionally, ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) seeks to create a peaceful community within its member nations, acting in a spirit of cooperation to settle differences and disputes through peaceful processes. Seeking to create a caring society, ASEAN nations seek the common good for the people, one typified by well-being, inclusivity, and harmony. Those mutual purposes may be informed by the spiritual leadership practices of Vietnamese Buddhist monks revealed through this research project...

For a completed research paper, please visit www.undv.org or click the link below

http://www.undv.org/vesak2015/paper/mindful_leadership.pdf

Monday, May 18, 2015

Đảnh Lễ Đức Phật - Paying The Buddha Respect

Chùa Tam Bảo, Baton Rouge, LA - Photo: BXK

Mưa to qua đây
Ướt bàn tay Phật
Long lanh chiều tà




The heavy rain just came by
Soaking Buddha's hand
To later reveal a glittering sunset

Saturday, May 9, 2015

MỖI NGÀY MỪNG TUỔI MẸ


Mừng Mẹ bình an
MỖI NGÀY MỪNG TUỔI MẸ


            Ở xứ người, cái hay là chúng ta có thêm một ngày để mừng tuổi Mẹ. Ngoài những ngày sinh nhật, năm mới - Tết Tây, Tết Nguyên Đán và Mùa Vu Lan Báo hiếu, chúng ta có thêm ngày của Mẹ—Mothers Day để vui mừng cùng Mẹ. Mẹ tôi năm này đã ngoài cái tuổi bát thập hy hỷ nên chúng tôi mừng là Mẹ vẫn còn hiện hữu với con cháu và chúng tôi trân quý vô vàn. Mẹ già như đèn trước gió, leo lét và mong manh. Chúng tôi ví Mẹ như sương sớm, mây chiều.
giọt sương 
long lanh trên lá sen
Mẹ thương

the dewdrop 
glistening on the lotus leaf
our loving Mom


            Với chúng tôi, Mẹ lúc nào cũng đẹp, dịu dàng, thanh tao và mẫu mực. Ngay cả cái nốt ruồi của Mẹ cũng làm Mẹ đẹp và duyên dáng. Có lần chúng tôi chia sẻ:


…Ôi cái nốt ruồi của Mẹ,
đẹp như vần thơ
nhưng nó cũng là dấu chấm hỏi cuộc đời.
Thăng trầm, buồn vui, và sướng khổ
đó là chân lý của cuộc đời—đầy hỷ nộ ái ố.
Cái nốt ruồi của Mẹ—dấu chấm hỏi cuộc đời
nó từ đâu đến và sẽ đi về đâu?
Mẹ lại cười, ánh mắt sáng ngàn sau.
Như bảo: con ơi đừng vớ vẩn
Hạnh phúc là mỗi khi các con được gần Mẹ.
Quá khứ đã mù khơi,
tương lai còn chưa tới;
đừng bận tâm con nhé.
Hiện tại là hạnh phúc đơn thuần.
Một ngày Mẹ sống cũng là một ngày Mẹ chết!
Các con là những tiếp nối của Mẹ
Những bông hoa, những tinh hoa
những biểu hiện nhiệm mầu.
Hãy nối tiếp những điều hay lẽ phải.
Tuổi càng già lòng con lại xót xa
thương Ba
thương Mẹ
suốt đời cực khổ vì con
mồ hôi và nước mắt
cả đời đã tận tụy hy sinh
Ba - uống sóng lướt gió
Mẹ - buôn tần bán tảo
để suốt đời dạy bảo.
Các con hãy ráng làm người.
Mỗi lần được nhìn Mẹ
với cái nốt ruồi ở vành môi.
Ôi cái nốt ruồi của Mẹ
Đẹp như vần thơ.
Nhưng đẹp hơn là tình Mẹ, đẹp như mơ
ngút ngàn và vời vợi
Tình Mẹ mênh mông như biển khơi
Tình Mẹ bao la như bầu trời
Thênh thang và vô tận.

Mẹ là thế—đã buôn tần bán tảo, một nắng hai sương, quanh năm suốt tháng vì chồng vì con, vì gia đình và thiên hạ. Ba Mẹ hạnh phúc tung tăng dìu nhau cho đến trọn đời.
Hồ vắng tay trong tay chung lối
Sáu mươi năm tình già chưa mỏi
một cõi
bình yên


Hồ vắng gió ru bản chân như
Thủy chung đã định nguồn suối từ
Bao la vời vợi tình cha Mẹ
Hồ vắng gió ru bản chân như. *




          Mẹ là thế—Mẹ mãi sống cuộc đời như thị; Bao yêu thương tận tụy với khoan dung; Mẹ đẹp tựa tranh, thơ, ruộng, biển, muôn trùng; Cuộc đời Mẹ từ bi, tâm hoàn hảo.** Thế rồi, tuổi về già Mẹ vẫn thế, hy sinh, thương yêu và tha thứ. Mừng ngày Mẹ hôm nay, xin trích vài đoạn ngắn trong bài Mẹ Tôi để thương về Mẹ.
          Mẹ sinh ra và lớn lên ở thôn Vĩnh Hội, Phủ An Nhơn, Huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định. Ngày nay là thôn Vĩnh Hội, Xã Cát Hải, Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định. Nơi đó đẹp và thơ mộng. Nơi hương đồng cỏ nội, nắng cát với trăng thanh, bạt ngàn cách đồng xanh, ở vùng quê ven biển Miền Trung trong một gia đình Nho giáo. Mẹ, tên là Trần Thị Ái, Pháp danh Nguyên Ái. Trong sáng và trinh nguyên như cái tên đầy tình thương yêu của Mẹ.
   Mẹ lúc nào cũng nhỏ nhẹ, dịu dàng, kiên nhẫn, hy sinh, và từ tốn.  Mẹ là người đảm đang, hiền lành, và nhân hậu. Mẹ còn là vị “nữ tướng” trong gia đình. Mẹ vất vả thức khuya dậy sớm lo cho chồng cho con từng giờ từ thuở làm dâu đến bây giờ. Thuở thiếu thời Mẹ học trường làng đến gần lớp Hai thì phải nghỉ học giúp việc gia đình. Ở tuổi thơ ấu, Mẹ đã lo cho gia đình, trông nôm đàn em, lo việc nhà, và trồng trọt trong vườn. Khi lớn lên, như bao nhiêu thiếu nữ khác trong làng, Mẹ phải làm ruộng làm rẫy, một nắng hai sương thật cơ hàn và vất vả. Mẹ lớn lên trong tình thương yêu và dạy dỗ của Ông Bà Ngoại. Mẹ được hấp thụ những tư tưởng mộc mạc mà bao quát như “Đói cho sạch, rách cho thơm” đến “Ta nên tất thị mình nên”; “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân; Điều gì mình không muốn thì đừng nên làm cho người.” và những tư tưởng căn bản của Phật Giáo như nghiệp và nhân quả luân hồi. Đó cũng là những gì mà chúng tôi được Mẹ dạy từ tấm bé. Người trong họ hàng, ai ai cũng thương mến Mẹ. Ở trong làng, ai cũng biết Mẹ hiền hậu, tử tế, và xinh đẹp...

            Mẹ là thế—đẹp từ thuở ban sơ, đẹp từ thể chất đến tinh thần, trước sau như một. Vì thế, ở Mẹ chúng tôi đã nhận chân: Bến Mẹ là chân lý, miền hạnh phúc, cõi vô song.

 An Awakening


Through many years of searching and learning
Many great teachers
Far and near
Only I had not seen,
In our own home
My mother
patiently
smile


Bến Mẹ
bao nhiêu năm tầm sư học đạo

nhiều vị Thầy tuyệt vời
xa gần
  chỉ khi tôi tìm thấy,
ở ngay trong căn nhà này
Mẹ tôi
kiên nhẫn
mỉm cười.



            Mẹ là thế—nói sao cho hết tình thương yêu của Ba Mẹ. Tình thương của Mẹ ngọt ngào và diệu vợi. Mẹ là dòng suối ngọt ngào, Mẹ lấp lánh ngàn sao, Mẹ là rau thơm sau hè, Mẹ là những chùm mận đỏ, Mẹ là tiếng chuông tiếng mỏ, Mẹ là câu kệ bài kinh, Mẹ là Bất Khinh Bồ Tát, Mẹ là cánh đồng bát ngát, Mẹ là nước mắm nhỉ cá cơm, Mẹ là cảo thơm, Mẹ là bài thơ lục bát.  
           Mẹ thương, chúng con làm sao dùng từ ngữ hữu hạn của nhân gian mà viết về Mẹ thương vô cùng của Mẹ được. Tình Mẹ sao mà mênh mông và dào dạt quá.

Mẹ yêu

Hôm nay ngày của Mẹ

Chúng con nguyện đền ơn

Ơn Mẹ như trời biển

Tình Mẹ đẹp vô biên!

            Vì thế, chúng tôi nhận chân rằng mỗi ngày cũng có thể là một ngày của Mẹ, của Ba để tưởng nhớ và đền ơn đến đấng sanh thành dưỡng dục của mình, để thương yêu và kính trọng, và để chăm sóc và vỗ về lúc tuổi già. Những điều đó không nhất thiết lớn lao dù chỉ một lời rất ngắn: Chào Ba, Chào Mẹ hoặc thưa Ba thưa Mẹ con đi làm. Vậy nhân ngày của Mẹ, đừng quên nói rằng. Con thương Mẹ lắm, Mẹ ơi!


Bạch X. Phẻ
Chú thích
* Bản Chân Như
** Mẹ Xả Tóc—Trọn Đời Thương Mẹ !

Wednesday, May 6, 2015

THE MEANING OF TRUE ‘HAPPY VESAK’ FOR A WRITER


 
A screen-shot of the UNDV website - www.undv.org
THE MEANING OF TRUE ‘HAPPY VESAK’ FOR A WRITER 

            About 5 years ago, I wrote a very short article called, Happy Vesak; its essence is still hold true today. Yet, this year is so special for me since I am going to speak at The 12th of International Buddhist Conference on the United Nations Day of Vesak 2558/2015 in Bangkok, Thailand on May 28 – 30, 2015 (BE 2558). The theme for this year is Buddhism and World crisis, which will be held at The Mahachulalongkornrajavidyalaya University (MCU), Wang Noi, Ayutthaya and United Nations Convention Center Bangkok, Thailand. I am one of the panelists in the sub-theme of Buddhism Response to Educational Crisis.  (http://www.undv.org/vesak2015/en/conference4.php). Let’s reread the essence and nuance of the Happy Vesak article in the Spring of 2011.

            In Nepal, 2633 years ago, Siddhartha Gautama, the founder of Buddhism, was born 563 BCE Lumbini, Nepal.  He passed away in 483 BCE Kushinagar, India at the age of 80.  During the month of April, Buddhists around the world are celebrating the Buddha’s birth (This year, 2009, the Buddhist calendar year is 2553).  The United Nations also recognized and celebrated this annual event called Vesak.

            Vesak or Lễ Tam Họp is a very special and spiritual day in Buddhism that commemorates the thrice sacred events of the Buddha’s birth, enlightenment and passing away. It is officially known as the United Nations Day of Vesak (UNDV) since 1999 under UN Resolution No. A/RES/54/115. The United Nation recognizes that it is a worldwide cultural celebration that was started and organized by the United Nations (UN) to venerate the Buddha as a great cultural and spiritual sage of mankind. The objective of the celebration is to venerate the moral and cultural values, the thoughts of peace, equality and non-violence of the Buddha and to create mutual respect and understanding among countries and peoples over the world.

Celebrating Vesak also means making extra efforts to bring happiness to the unfortunate like the aged, the handicapped and the sick. To this day, Buddhists will distribute gifts in cash and kind to various charitable homes throughout the country. Vesak is also a time for great joy and happiness, expressed not by pandering to one’s appetites but by concentrating on useful activities such as decorating and illuminating temples, painting and creating exquisite scenes from the life of the Buddha for public dissemination. Devout Buddhists also vie with one another to provide refreshments and vegetarian food to followers who visit the temple to pay homage to the Enlightened One.  According to wikipedia: This is how we’re paying homage to the Buddha: 

Tradition ascribes to the Buddha himself instruction on how to pay him homage. Just before he died, he saw his faithful attendant Ananda, weeping. The Buddha advised him not to weep, but to understand the universal law that all compounded things (including even his own body) must disintegrate. He advised everyone not to cry over the disintegration of the physical body but to regard his teachings (The Dhamma) as their teacher from then on, because only the Dhamma truth is eternal and not subject to the law of change. He also stressed that the way to pay homage to him was not merely by offering flowers, incense, and lights, but by truly and sincerely striving to follow his teachings. This is how devotees are expected to celebrate Vesak: to use the opportunity to reiterate their determination to lead noble lives, to develop their minds, to practice loving-kindness and to bring peace and harmony to humanity. 

In practice, Vesak is an opportunity to bring happiness to others. All Buddhist is concerned with and needs to change and transform in our life as well as others.  It is on this day, the message of peace, of non-violence, of compassion, of equality is refreshing to all Buddhists around the world for them to practice and apply into real actions for the betterment of all sentient beings. 


With that being said, I am going to present a paper, which is a very condensed version of my doctoral dissertation. The paper is called: Mindful Leadership – Another Perspective And Approach To Current World Crisis By Examining The Vietnamese Buddhist Monks In Americas Leadership Practices And Their Contributions To Society.”  It is a phenomenological study or a sociological investigation of the contributions and leadership practices of Vietnamese Buddhist abbots in America. This paper presents “a blueprint for better living, towards harmony and peace.” 
Research shows that all transformations start from the within and we, as, mindful leaders must lead inside out with understanding, compassion, and wisdom.

Phe Bach

Sunday, May 3, 2015

MẮT BIẾC TRONG THƠ TUỆ SỸ


Thầy Tuệ Sỹ - Tranh Đỗ Trung Quân
                    MẮT BIẾC TRONG THƠ TUỆ SỸ
      Thầy Tuệ Sỹ là một vị danh Tăng, một thạch trụ già lam, vị tu sĩ uyên bác mà cả hàng triệu người trên thế giới biết đến. Hồn thơ và sắc thái của Tuệ Sỹ vốn thanh tao và giải thoát, vốn lai láng và cao siêu—đã và đang làm nhiều người say mê, học hỏi và thả hồn mình trong nguồn suối từ miên viễn này.
       Khi đọc thơ Tuệ Sỹ, chúng ta có thể cảm nhận được sự hoàn mỹ và siêu việt của văn chương Việt Nam, ở đó là một bể học vô tận và sự đắc đạo của Người. Thơ Tuệ Sỹ tao nhã, giải thoát, và đầy chất liệu Bi-Trí-Dũng. Thơ ông có khi oai hùng, có khi ngậm ngùi, có khi lãng mạn, nhưng điểm chung là có cả niềm tin yêu, ước mơ và hy vọng. Cõi thơ Tuệ Sỹ thuộc loại độc nhất vô nhị, rất lạ thường, nhiều tư tưởng, thi ảnh (imagery), đầy thiền quán, và sâu thăm thẳm. Cõi bất nhị ấy, chúng ta chỉ có thể cảm nhận bằng tâm khảm, bằng tấm lòng trong sáng của mình; chúng tôi chưa có đủ khả năng bình luận, và ở đây xin mạn phép nhắc đến hai từ rất đẹp trong thơ Tuệ Sỹ mà thôi. Đó là hai từ Mắt biếc trong bài Một Thoáng Chiêm Bao: 
                Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
                Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao
                Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận
                Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao
                                         (Rừng Vạn Giã 1976)
            Nhà văn Vĩnh Hảo đã nói về bài thơ này rất chi tiết và tuyệt vời (xin mời xem ở đây - http://www.vinhhao.info/Doctho/t/tuesy.htm).  Tôi cố tìm cái nghĩa ẩn dụ của từ “Mắt Biếc” trong thơ Tuệ Sỹ thì tìm thấy nhà thơ Tâm Nhiên cũng đã hỏi, “…Thế thì, tuyệt cùng ẩn ngữ thi ca Tuệ Sỹ là gì? Làm sao chỉ ra được, khi ngôn ngữ cứ lấp lánh ẩn hiện trong ánh sáng phát ra từ tâm cảm thâm trầm? Có ai nắm giữ được những tiếng dương cầm âm thanh thánh thót, phiêu diêu, dịu dàng vang ngân bất tận từ giữa lòng bàn tay của người nghệ sĩ tài hoa?”
            Hỏi và trả lời của thi nhân Tâm Nhiên như thế thì quá tuyệt về lối ẩn ngữ của Tuệ Sỹ, vì thế chúng ta chỉ có sự lãnh hội và cảm nhận của mỗi cá nhân mà thôi. Nhưng để sự cảm nhận đó được trọn vẹn, nhất là đối với giới trẻ đang sống ở xứ người như chúng tôi, bài thơ cần được dịch ra tiếng Anh; nên chúng tôi cố gắng dịch bài này.Thiết nghĩ, nếu nói đến Mắt Biếc là nói đến nét đẹp ngây thơ (innocent), xinh xắn và đầy niềm hy vọng. Có lần tôi định dịch từ “Mắt Biếc” là mắt xanh (blue eyes), chỉ cho phái nữ và để có sự tương phản trong màu sắc, con cò ‘trắng’, nhưng thực ra trong văn học Việt Nam, từ "Mắt Biếc" hàm ý trẻ đẹp và sâu thẳm. Một vị Thầy dạy ngôn ngữ học, Giáo sư Nguyễn Văn Thái cũng nói như thế. Ông chia sẻ và tâm sự trong thâm tình,
…(Hãy) diễn tả từ "biếc" qua từ "deep" vì trong văn hóa và chủng tộc Á đông không bao giờ có "blue" eyes, và trong văn chương tiếng Việt từ "mắt biếc" hàm ý đẹp và sâu thẳm, chứ không phải là màu xanh. Từ "white" là trắng, nhưng anh nghĩ từ "trắng" ở đây mang một ý nghĩa thâm thúy hơn là sắc trắng. "Cò trắng" ở đây chuyên chở cái ý (connotation) được mang theo từ câu giới thiệu "mắt biếc ngây thơ", nghĩa là cái "trắng" trong hàm ý "untouched, unsullied". Quan trọng trong thơ là cách chọn từ (diction) có thể tạo "imagery" (thi ảnh) chứ không bộc bạch, làm mất cái đẹp và ý nghĩa của thơ: mình không nói "trắng" (trong tiếng Anh) mà hiểu là trắng, cái trắng tinh tuyền không bị vẫn đục (virginal = unsullied, untouched), cũng như khi nói "trắng" (trong tiếng Việt) mà không hiểu là trắng mà hiểu là "trinh nguyên" (virginal). Và sau cùng hai vế của câu thơ cuối không thể là nguyên nhân (cause) và hậu quả (effect) được, mà vế nói về "yêu" phải là nội tại trong thời gian (temporally internal) của vế nói về "giấc mơ", nên phải dùng từ "In" thay vì "because of" mặc dù con chữ tiếng Việt là "vì" (because).
Đó là những ý nghĩ của anh, nhưng thưởng thức thi ca là một tiếp nhận cá biệt và dịch thơ đòi hỏi phản ánh hàm ý (connotations) chứ không thể dùng bề mặt của con chữ (denotations) được. Sự tiếp nhận cá biệt là tích tụ của văn hóa và của kinh nghiệm cá nhân nên mỗi người hiểu một bài thơ rất khác nhau, ngoại trừ loại thơ chỉ dùng bề mặt của con chữ và trong trường hợp này thì không phải là thơ nữa. Do đó anh chỉ trình bày sự tiếp nhận của anh, và dĩ nhiên là những từ em muốn thay đổi không có gì là không đúng, nhưng theo ý anh thì em chỉ phản ánh denotations. Anh lấy một ví dụ: "người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn" đâu phải là những người có đôi mắt biếc mà là "Em có đôi mắt biếc..." nhưng nếu dùng từ "em" thì thô lỗ đối với một thi sĩ tao nhã (có lẽ là một bậc thiền sư), nhưng hàm ý vẫn là "em".
            Chúng tôi đồng tình cùng Giáo sư Nguyễn Văn Thái, nhưng chỉ thêm vào đây--chữ Người hay chữ ‘Em’ trong thơ Tuệ Sỹ--có thể là biểu tượng của cái hay, cái đẹp, rất Chân-Thiện-Mỹ và có lẽ là tiểu tượng cho cả một kiếp nhân sinh, một dân tộc, hay những gì tốt đẹp nhất dành cho tha nhân. Sự giải thích và chữ nghĩa của Giáo sư thật quý phái và trong sáng, nên cuối cùng chúng tôi đúc kết bài này qua phần tiếng Anh như sau:
                  Fleeting Glimpse of a Dream
Your deep innocent eyes on that day of gala
And your graceful smiling lips dim the dazzling rays of the sun
Incarnating the virginal heron in the midst of the endless verdant prairie
In the fleeting glimpse of a dream, I’m in love with thee.
                                            Vạn Giã Forest, 1976.
Poem by Thích Tuệ Sỹ / Thơ Tuệ Sỹ
Translated by / Dịch bởi Bạch X. Phẻ
Edited by / Hiệu đính bởi GS. Nguyễn Văn Thái

            Chỉ hai từ Mắt Biếc thôi, chúng ta thấy được cõi Chân-Thiện-Mỹ, niềm ước mơ, tương lai và hy vọng cho cả một dân tộc Việt Nam. Chỉ một bài thơ thôi mà chúng ta thấy được cả nỗi niềm, hoài niệm, quán tưởng của tác giả (cũng như nhiều người), chúng ta lãnh hội được sự thăng trầm của quê hương tổ quốc. Nhưng trên hết là chúng ta đã thấy được ở Thầy trí tuệ viên thông trong chốn thiền môn vô tịch.
            Nói tóm lại, ngôn ngữ thi ca của Tuệ Sỹ trong s
áng, tao nhã, sâu sắc chứa đựng nhiều ẩn dụ và biểu tượng. Sự suy diễn và lãnh hội hay cảm nhận của mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào khế cơ, sự tu học, hành trì và kinh nghiệm sống của mỗi chúng ta. Thơ Tuệ Sỹ chỉ có ông mới Rõ-ràng-Thường-Biết, còn chúng ta thì xin hãy bước vào cõi thơ của Ông thật nhè nhàng, thanh thản với tấm lòng và trái tim rộng mở. Thì ở đó chúng ta mới thấy được Áng mây trắng thong dong trên bầu trời hay Bóng nhạn lướt qua dòng sông của Thầy. 
Tâm Thường Định
Tham khảo:
1. Hương Tích Phật Việt – Giấc Mơ Trường Sơn (2014).
2. Tâm Nhiên - Tuệ Sỹ Trên Ngõ Về Im Lặng – tải xuống ngày 23 tháng 4, 2015. http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=18625
3. Vĩnh Hảo – Đọc Thợ Tuệ Sỹ – tải xuống ngày 22 tháng 4, 2015. http://www.vinhhao.info/Doctho/t/tuesy.htm