Monday, March 26, 2012

Ba Phương Thức Giáo Dục Tuổi Trẻ Phật Giáo – Hãy Gieo Ba Hạt Giống Lành



      Photo: from http://dantri.com.vn/


Phương Thức Giáo Dục Tuổi Trẻ Phật Giáo –
Hãy Gieo Ba Hạt Giống Lành
“Give me a lever long enough and a fulcrum on which to place it, and I shall move the world”. Archimedes.  Tạm dịch theo quan điểm Phật giáo.  “Hãy cho tôi một điểm tựa tâm linh và đầy đủ phương tiện, tôi sẽ di chuyển thế giới này...”

Hơn bao giờ hết tuổi trẻ cần được dìu dắt về mọi mặt, nhất là về cuộc sống tâm linh.  Vì đó là nền tảng đạo đức, phẩm chất giá trị của con người, và sự phát triển theo chiều hướng tốt của xã hội.  Phật giáo là một tôn giáo lớn, đã, đang và sẽ góp phần không nhỏ cho sự hòa bình, hưng thịnh, nhân cách con người, và trái đất mẹ. Trong kinh điển Phật giáo, chúng ta thường được nghe những cụm từ “ba” chữ đi liền với nhau như: Phật-Pháp-Tăng (Ba Ngôi Báu); Giới-Định-Tuệ (Tam Vô Lậu Học); Tín-Hạnh-Nguyện; Văn-Tư-Tu; Bi-Trí-Dũng; Hoà-Tin-Vui v.v… những con số “3” trong Phật giáo có thể xem như là “sự vận hành”; là phương thức để “hành trì”; công phu để “tu tập”; đó chính là nền tảng “huân tu” trong lãnh vực giáo dục của Phật giáo.
Chúng ta, “nói riêng” có thể tùy nghi chọn bất kì một cụm từ nào để làm nền tảng huân tu cho chính bản thân mình, rồi từ đó chúng ta mang "phương pháp thực tiễn này / this practical way” vào trong xã hội đương thời.  Trong kinh điển của Phật giáo, nền tảng cho sự giáo dục đạo đức con người để đi đến tiến trình giải thoát chính là Giới-Định-Tuệ.  Trong bài tham luận của thầy Thích Quang Thạnh với chủ đề “Phật Hóa Gia Đình & Đạo Đức Xã Hội” tại Hội thảo Hướng dẫn Phật tử Toàn quốc năm 2011 tại Đà Nẵng, Thầy đã nhấn mạnh rằng: “Phương thức Giáo dục Tuổi trẻ Phật Giáo trong thời Hội nhập” sẽ mở ra một chân trời mới, để trợ giúp cho Thanh-Thiếu-Niên luôn có một trái tim đầy nhiệt huyết, thấm đượm được giá trị “Tài-Đức-Trí” của một người hoàn thiện.  Sắc thái của bài tham luận này là “Giáo dục Tâm lý” và “Giáo dục Phật giáo”, trong đó Thầy khẳng định lấy Giới-Định-Tuệ làm nền tảng cho sự giáo dục trong đạo Phật.
Ở đây, chúng tôi xin nêu ra “ba hạt giống” hay “ba phương thức” chính yếu để làm nền giáo dục tuổi trẻ Phật giáo ngày nay.
I. Build:  Lay a solid foundation and practice its core values. (Xây dựng) / Phải đặt một nền tảng Phật giáo vững chắc và thực hành giá trị cốt lõi.
       Hãy chọn bất cứ giá trị nào trong các pháp môn như: Tam Quy-Ngũ Giới; Tứ Vô Lượng Tâm (Từ-Bi-Hỷ-Xả); Bát Chánh Đạo; Tứ Nhiếp Pháp; Lục độ; v.v... mà “HÀNH TRÌ”, thì đó mới là nền tảng vững chắc.  Sự thánh thiện này sẽ mở cửa cho một nền giáo dục nhân bản, hoàn thiện và thích đáng hơn.
         Hãy tạo một môi trường tốt cho tuổi trẻ.  Tuổi trẻ cần có những “sân chơi” hay “điểm đến” lành mạnh. Tổ chức GĐPT là một ví dụ.  Trong tổ chức GĐPT, sự giáo dục được đặt trên nền tảng chủng tử và huân tập.  Ngoài ra, Đạo Phật Ứng Dụng (Engaged Buddhism) - đã nêu ra phương thức giáo dục và ứng dụng rất  hữu hiệu và thực tiễn.  Nói chung, nếu chúng ta có một nền tảng bất thối chuyển; một điểm tựa vững chắc; thì chúng ta sẽ có một tương lại rạng ngời, một hướng đi mới, một môi trường sinh hoạt lành mạnh cho giới trẻ.  Và cứ thế, chúng ta tiếp tục vận hành sự TU HỌC và HÀNH TRÌ những giá trị cốt lõi đạo đức đó, thì nền tảng giáo dục của Phật giáo cho tuổi trẻ ngày càng thêm vững mạnh.
II. Transform:  Metanoia - A shift of Mind (Chuyển hóa) / Thay đổi cái nhìn (perception) của mình.  Be innovative / !!!
        Trong kinh Pháp Hoa có dạy: “Tâm dẫn đầu các pháp, Tâm tạo tác...”, ngày nay các nhà nghiên cứu về giáo dục như Peter Senge nhấn mạnh: “Sự phát triển trong việc giáo dục bắt nguồn từ sự chuyển hóa tâm thức” (Senge 2000).  Ngài Dalai Lama trong cuốn sách Nghệ Thuật của Hạnh phúc (The Art of Happiness) có chia sẻ “chỉ đổi cách nhìn của mình không thôi cũng đủ làm cuộc sống nhẹ nhàng và an vui hơn”.
       Tuổi trẻ như một tờ giấy trắng, nên phải tạo cơ hội và huân tập tuổi trẻ những cách nhìn đúng đắng nhằm chuyển hóa cách nhìn, cách suy nghĩ và hành động của giới trẻ.  Albert Einstein có nói: “Only a life lived for others is a life worthwhile”.  Cuộc sống vì người khác là cuộc sống xứng đáng nhất.  “Mình phải chuyển đổi các em từ lối suy nghĩ vị kỷ đến vị tha, từ cái hẹp hòi, chỉ biết cho chính mình trong cái “tôi, cái của tôi”, v.v... thành cái của “chung, cái của chúng ta và của tất cả”.  Dạy các em phải nhận thức rằng, tự lợi lợi tha.  Tự giác và giác tha để cuối cùng được giác hạnh viên mãn.” (trích trong tập Tâm Bút của Trần Trung Đạo, trang 11).
        Thêm vào đó, trong thuyết Đầy tớ Lãnh đạo (Servant Leadership), phục vụ nhân sinh là nền tảng của lãnh đạo (Greenleaf, 1977).  Trong Phật giáo đức Phật dạy: “Phụng sự chúng sanh là cúng dường Chư Phật” tạm dịch “service to all sentient beings is honoring to the Buddhas”.  Chư Tổ lại dạy: Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” nghĩa là “Một ngày không làm, một ngày không ăn”.  Vì thế, ai trong chúng ta cũng phải tự chuyển hóa chính mình trước qua tư tưởng, suy nghĩ, lời nói và hành động của chính mình.  Có thể là những việc làm thiết thực trong việc phục vụ nhân sinh và xã hội như giúp đỡ những người bệnh tật, giúp giảm các nạn nghèo đói, làm giảm đi bất công xã hội, giảm bớt ô nhiễm môi sinh, chăm lo người già, hướng dẫn thiếu nhi học tập đạo đức v.v... đó là sắc thái của sự lãnh đạo và giáo dục thực tiễn có hiệu quả.
III. Act:  Put the ideas into practices. (Hành động) / Đặt ý tưởng vào hành động.
        Ai trong chúng ta, từ cá nhân đến tổ chức, cũng đều có những ý tưởng, ý kiến hay và đẹp. Những ý kiến này cần được dung hòa, khai triển, rồi đưa vào thực tập.  Sự thí nghiệm nào cũng là bước đầu cho sự tiến bộ của nhân loại nên đạo Phật của chúng ta có phương thức “tùy duyên, bất biến” là vậy!  Ví dụ: khi thấy những nơi khác có tổ chức các khóa tu học, hội thảo, khóa niệm Phật, thiền hành, v.v... được thành công, thì mình cũng nên học hỏi và mang về thử nghiệm, hòa nhập ở bối cảnh địa phương của mình nếu cho phép.  Chắc hẳn, sau vài lần tổ chức, những kinh nghiệm đó sẽ được cải tiến và giàu mạnh thêm.  Các nhà sinh vật học gọi đó là adaptation or evolution.  Nói một cách khác là: Performance, Feedback, and Revision (Thực hiện, nhận hiệu suất/chỉ trích, và sửa đổi cho tốt hơn).
Hai ví dụ dưới đây là điển hình:
        Về phần tu học cho tuổi trẻ:  Ở trong nước, có những buổi Hội Trại Tuổi Trẻ và Cuộc Sống do thầy Thích Nhật Từ đề xứng được rất nhiều lợi lạc và thành công.  Những buổi hội thảo và những trại vui chơi, huấn luyện như vậy rất cần thiết để tạo một nền tảng đạo đức và huân tập những đức tính tốt cho tuổi trẻ.  Ở Hải ngoại, sự tiên phong tổ chức trại Tu Học của GĐPT Miền Tịnh Khiết ở Tu viện Mộc Lan, Mississippi năm 2011 là một thành công lớn cho tuổi trẻ GĐPT.
       Tu học đại chúng:  Ở trong nước, có những khóa học ở chùa Hoằng Pháp, Tu viện Viên Chiếu, Tu viện Trúc Lâm, v.v... rất thành công cho đại chúng.  Ở Hải ngoại, GHPGVN TN HK thấy sự thành công từ các khóa Tu học tại Âu Châu và Úc Đại Lợi, nên đã phối hợp cùng Canada tổ chức khóa Tu học lần đầu tiên tại Bắc Mỹ năm 2011 và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp.  Mặc dù địa dư và bối cảnh ở Bắc Mỹ rất khác so với Úc hoặc Âu Châu, nhưng chắc chắn sau vài lần tổ chức Giáo hội sẽ được thành công mỹ mãn.  Nếu chúng ta đều có bản lĩnh tốt để thực hiện những ý tưởng đó, không sớm thì muộn cũng sẽ được đơm hoa kết trái.
Tóm lại, tuổi trẻ là tuổi đầy nhiệt huyết và cần sự nâng đỡ của người lớn, hầu góp phần phát triển nhân cách và đạo đức.  Ba hạt giống đó là:  (1) Xây dựng - Phải đặt một nền tảng giáo dục Phật giáo vững chắc và thực hành những giá trị cốt lõi.  (2) Chuyển hoá - Thay đổi nhận thức của mình để hướng thiện và (3) Thực hành- Đặt ý tưởng vào hành động thực tiễn là những phương pháp cụ thể để triển khai những giá trị giáo dục trong Phật giáo. Bằng những giá trị cốt lõi của Phật giáo như: Bi Trí Dũng, Tam Vô Lậu Học hay phương diện Văn Tư Tu, Tài Đức Trí, v.v... chúng ta có thể gieo hạt giống lành cho tuổi trẻ Phật giáo, hầu chuyển hóa và nâng đỡ tuổi trẻ có một hướng đi thánh thiện, thành đạt và có giá trị xứng đáng trong cuộc sống để giúp mình, giúp đời và nối tiếp con đường của Phật tổ.

Tham Khảo
1.     Peter M. Senge.  “Give Me A Lever Long Enough…. And Single-handed I Can Move the World.” (Page 13-25.) The Jossey-Bass Reader on Educational Leadership, Jossey-Bass, San Francisco, 2000.

2.     Shields, C. M., Edwards, M. M., & Sayani, A. (Editors). INSPIRING PRACTICE: Spirituality and Educational Leadership, Pro>Active Publications, Lancaster, PA., 2005.

3.     Thích Quang Thạnh.  Phương Thức Giáo Dục Tuổi Trẻ Phật Giáo trong Thời Hội Nhập.  Tải xuống từ trang nhà daophatngaynay.com, ngày 7 tháng 1, 2012.  http://www.daophatngaynay.com/vn/giao-duc/9444-Phuong-thuc-giao-duc-tuoi-tre-Phat-giao-trong-thoi-ky-hoi-nhap.html

4.     Trần Trung Đạo, Tâm Bút Trần Trung Đạo, Tác giả xuất bản, 2005.


                                                                            TÂM THƯỜNG ĐỊNH

 Bạn có thể đóng góp ý kiến hay liên lạc tác giả qua blog phebach.blogspot.com hoặc email: kxbach@yahoo.com.






Saturday, March 24, 2012

Vĩnh Biệt Người Cả GĐPT



Vĩnh Biệt Người Cả GĐPT
            Tưởng niệm anh Tâm Huệ - Cao Chánh Hựu

Chiều Cali nắng vàng 
Mà sao trời se lạnh
Nghe hối tiếc chiều nay
Khi anh Cả ra đi.

Anh thạch trụ nhà Lam
Khiêm cung và từ tốn
Sống cuộc đời âm thầm
Dựng xây cho tổ chức.

Một người anh mẫu mực
Anh suốt đời hy sinh
Cho đạo pháp dân tộc
Cho thế hệ đàn em.

Anh đóa sen tươi mát
Trong vườn Lam thân yêu
Hương của người bát ngát
Trong cuộc đời tiêu diêu.

Anh đi mà sống mãi
Trong lòng các Lam viên
Chúng em là nối tiếp
Sự tiếp nối nhiệm mầu.

Tâm Thường Định - Bạch Xuân Khỏe
Sacramento, California 3/24/09

Chùm Thơ HAIKU về GĐPT

Chùm Thơ HAIKU về GĐPT

thống nhất bất khả phân
tiếng hóng sư tử đã vang xa
hợp tan tan hợp quyện mây ngàn

bao cuộc đời hy hiến
nước mắt chảy thành sông
không lẽ là tan biến?

xạc xào xào xạc
ngơ ngác
lũ em

tình lam bất diệt
đàn em thương yêu
nở lòng đào huyệt?

tiếng vọng xôn xao
hồ thu nước mắt
tình mình lao đao

ước nguyện Phổ Hòa
bao dung tha thứ
hợp nhất 
nhất 
như


Sacramento, 2009.

Thursday, March 22, 2012

Leading by Example Leadership



Thư Pháp - Võ Việt Tuấn


Spiritual Leadership - Leading by Example

Leadership,
any leadership model must have guidelines.
Set solid principles and objectives,
then create the standard of excellence.
Leading by Example
is the foundation of life and leadership,
for others to follow
and inspire,
to have a shared common vision,
with abundant enthusiasm and action.
There are many different paths
to our ultimate goals,
but these paths must be built on
the foundation of compassion, wisdom and courage.
We must envision the future,
create a practical ideal,
consider the potential uniqueness of the organization,
persuade and take quiet action
for all to see and follow.
An exciting and wonderful future.
We must take the challenge,
and look for innovative ways
to improve our organization.
Experiment, take risks,
and learn from the mistakes and failures.
They present opportunities for growth
and transformation.
For a better future
we must take action,
promote and support each other.
Cooperation and collaboration for sustainable change.
Positivity,
mutual respect and unity
are all so precious,
like the rhythm of the heart.
Extraordinary effort,
inner values and human dignity
are the key,
my dear Buddhist friends.
Hard work is ahead,
our hopes and dreams
will come true
when we live for the greater good,
and when we contribute to the development of humanity,
to our organization, community or society,

it must build upon the foundation of
mutual respect, great understanding and love,
tolerance and forgiveness.

Phe Bach
Sacramento, March 10th, 2012.

Đọc tiếng Việt ở đây. Lãnh Đạo Bằng Tâm Linh

Tuesday, March 20, 2012

Vô Ngại

             Ảnh: BXK
Vô Ngại
    tặng DT
       
sáng nay
bình minh vừa toả
dịu xoa
những cơn đau trong lòng
trôi lơ lững trên sông
diệu tánh
của nước
của khói trời
của mây
vô ngại

Saturday, March 17, 2012

HÓA DUYÊN



Thư pháp: Uyên Nguyên


Thầy đi, vạt nắng hóa duyên
Chơn thường vô trụ con thuyền Như Lai

TÂM THƯỜNG ĐỊNH
Kính bái tiễn Đại Lão Hòa Thượng
THÍCH TRÍ CHƠN
CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC


Friday, March 16, 2012

MỘT CÕI

                                        Ảnh: lấy từ blog sachminhthanh.wordpress.com


MỘT CÕI

Về đây tổ ấm Phật đà
Gió ngàn tiếng kệ la đà trong sương
Lăng Nghiêm quyện khắp mười phương
Khói sương hiện hữu vô thường khói hương.

Tuesday, March 13, 2012

Ngày xửa ngày xưa...


Ghi chú: Đây là một sinh hoạt/activity trong Đại Hội Huynh Trưởng Miền Liễu Quán.  Kể chuyện bằng cách diễn tả mỗi hạt súc sắc (dice) trong vòng 30 giây. Đây là kết quả của năm hạt súc sắc: Đồng hồ - Hoa - Nam châm - Toà nhà - Mặt trăng.



                                                       Ảnh: Quảng Thọ - Đoàn Như Tùng


Ngày xửa ngày xưa...


Thời gian vô cùng và không gian vô tận
một bông hoa vừa nở.
Đức Phật thị hiện cõi Ta Bà.
Từ bi và Trí tuệ
như một sức hút tuyệt vời
của hoàn vũ.
Giáo lý Giác ngộ của Ngài toả sáng
lung linh như những tầng hư không.
Như huyễn như thật
như vầng trăng tròn khuyết
có khuyết đâu? có tròn đâu?
Tánh Phật.



Thursday, March 8, 2012

hy vọng và ước mơ



đêm nay trăng tròn
vằng vặc sáng
trời lành lạnh trong ngoài
lại nhận những thao thức và ước vọng
của những tầng lớp huynh trưởng các cấp
của quý anh chị Huyền Trang IV, năm 2006
hay Huyền Trang IV, năm 2011
những anh chị cùng trang lứa đã một lần phát nguyện
"trên cầu học đạo
dưới dìu dắt đàn em"
đang hướng về
những...
đại hội toàn quốc kỳ IX
bên này bên kia
trong và ngoài
nội ma, ngoại chướng
đi và về
bon chen và tự tại
ôm đồm và thong dong
giới lãnh đạo
mô hình nào hướng dẫn
thiết lập các nguyên tắc
và mục tiêu
rồi tạo ra các tiêu chuẩn xuất sắc
thân giáo chẳng hạn
thiết lập nền tảng sống và lãnh đạo
cho những người khác noi theo
rồi truyền cảm hứng
một tầm nhìn chung
nhiệt huyết và đầy tình lam
tin rằng con đường mình đi có sự khác biệt
nhưng đặt trên nền tảng từ bi, trí tuệ và dũng mãnh
hình dung được một tương lai
tạo ra một lý tưởng thiết thực
và độc đáo mà tổ chức có thể trở thành.
thuyết phục và yên tĩnh
cho mọi người nhìn thấy 
một tương lai thú vị và tuyệt vời
hãy thách thức quá trình mình đang sinh hoạt
tìm kiếm những cách thức sáng tạo
để cải thiện tổ chức
hãy thử nghiệm và chấp nhận rủi ro
học hỏi từ những sai lầm và thất bại
những cơ hội học và tập
để chuyến hóa
cho một tương lai tốt hơn
chúng ta hãy hành động
và thúc đẩy cho nhau
hợp tác và xây dựng nhau trong tinh thần lục hòa
hãy tích cực
và tôn trọng lẫn nhau
là quý nhau 
những tấm lòng
"để cho gió cuốn đi"
hay những nỗ lực phi thường
như "tri nhân, tri diện, bất tri tâm."
niềm tin và phẩm giá con người
có lẽ là "bất khả tư nghì"
hỡi những trái tim đang hướng về tổ chức màu lam GĐPT
hay cho tuổi trẻ Phật giáo
hay đạo pháp và dân tộc
những công việc khó khăn trước mắt
hy vọng và ước mơ
có thể trở thành sự thật
khi chúng ta quyết tâm sống
và góp phần xây dựng từ mỗi cá nhân
trên những trụ cột hiểu biết
thương yêu
bao dung và tha thứ.

Sacramento, March 8th, 2012.

Monday, March 5, 2012

ĐƯỜNG VỀ QUÊ


                                                              Chênh vênh - bấp bênh - ảnh BXK
                                          Mò Hến - ảnh BXK
ĐƯỜNG VỀ QUÊ

Đường về ngoại có lũy tre xanh ngát
Có kênh xanh, biển cát, gió ngàn
Có trẻ thơ bán dạo lúc chiều sang
Có quán xá nhiều hơn hãng xưởng ở
Có lăng mộ đẹp hơn nhà dân ở
Có tình người nồng thấm duyên quê
Có trăng thanh, gió lộng những vầng thơ
Nhưng có những chuyện, ôi sao mà khó thở
Kênh xanh đẹp làm nơi rác đỗ
Những hẽm không đèn là nơi hò hẹn bình dân
Những cái canh tân dường như là lạc hậu
Nhưng dù sao thì còn có hơn không
Những câu nói rỗng không                                                                              
Như: “Nhân dân.... (_________)
    quyết tâm xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp”
Nhưng sao mà…, rác ơi là rác!
Rác nhiều hơn sau cơn Đại Hồng Thủy Á Châu năm 2004.
Rác ngỗn ngang như tâm sự người mang
Mong rác đó hoá thành hoa trong mai một.     
                              
Mùa Hạ, năm 2005.

Trích từ tập thơ Hương Lòng, trang 28, 2007.

Thursday, March 1, 2012

Hạnh Phúc Mong Manh


Hạnh Phúc Mong Manh


Núi đã bạc đầu em có hay?
Tuyết sương giá lạnh ở cõi này
Nắng mai vừa hé lung linh quá
Một cõi hư vô giọt thở lay.



Fragile happiness. 
Is the mountain covered with snow or is it my hair getting grey?
The frost, the snow and the cold are the beauty of this world.
The morning sunshine is so bright and sparkling.
A place of nothingness, a breath away.

Friday, February 24, 2012

TA ĐI TRONG CÕI HƯ KHÔNG


                            Xuân Hạ Thu Đông -  Photo: from Dieunhan.net

TA ĐI TRONG CÕI HƯ KHÔNG
    Kính tặng Ni sư Thuần Chánh, Ni sư Thuần Tuệ và Nhóm trẻ Diệu Nhân.

Thế mà đã gần hai năm 'cô' Chánh nhỉ
Ni sư và chúng con cách nhau hơn nữa vòng trái đất
trời bên Anh lạnh giá
chúng con bên Mỹ nhớ thương
vẫn giọng nói đó
ngọt ngào, trầm bổng và hùng hồn
vẫn nụ cười
bất hoại, thật tươi và truyền cảm
bài pháp hôm nay cô nhắc nhở
nhìn lại chính mình
những ngôi sao lung linh
trời Diệu Nhân lồng lộng
biết lỗi người lỗi ta
biết mình biết ta
trăm trận trăm thắng
trận nào em nhỉ?
rồi Ni sư Thuần Tuệ 
thuyết hay
như ru say
cơn đau cạm bẩy
bẩy nào cho em và bẩy nào cho anh?
chú đại bàng bắt cá hay cô tý thèm mồi
đừng chết lịm trên ngũ dục ngược xuôi
tài sắc danh thực thuỳ
nên chủ động chính mình em nhé
là huynh trưởng hay người hành Phật tại gia
trong việc đời - nên giữ tâm hồn trong sáng, hướng thiện và
giữ cân bằng, hoà hợp hay con đường trung đạo ung dung
tâm thường trong cõi vô thường
trong đạo, thì mình nên đặc trên nền tảng của từ bi và trí tuệ
những trụ cột bát chánh
từ chánh kiến đến chánh định
việc cạm bẩy
con đường nào cỡi trói cho em
pháp môn nào em chọn
chổ rốt ráo
vẫn là sự hành trì
dù chỉ năm mười phút tịnh tâm
dù em niệm Phật hay trì chú
hay tinh tấn tham thiền
hay chỉ đơn thuần là thở
như ngẫu hứng làm thơ
hãy tự tìm câu trả lời em nhé
và tự khẽ
chúng ta hãy thực hành
cùng ngồi tòa bồ đề
tâm không vướng mắc (tâm vô sở trước.)

đêm nay trời lạnh
bầu trời lung linh những vì sao
em đoá hoa nào
toả hương cho nhân loại

ta đi trong cõi hư không
tìm đâu giấc mộng mặn nồng cho em.

Rescue, CA. 
February, 2012. 

Wednesday, February 22, 2012

Ý Nghĩa Thuyền Nhân Quan Âm của Chùa Kim Quang


                                                       Photo: Cuong Dang
                                                           Photo: Nhien Ly

Ý Nghĩa Thuyền Nhân Quan Âm của Chùa Kim Quang

  (Để giới thiệu cho buổi Diễn hành tại Hội Chợ Cộng Đồng Sacramento - Năm Nhâm Thìn - 2012)
          
          Thuyền Nhân là biểu tượng của sự bất khuất, khát vọng tự do, và biểu tượng lịch sử của người Việt Nam yêu chuộng tự do, nhân bản và nhân quyền.
          Quan Âm là vị Bồ Tát lắng nghe mọi tiếng thống khổ của thế gian.  Ngài thể hiện nguyện lực của Đức Phật A Di Đà và đem lòng từ bi vô lượng với nguyện lực mầu nhiệm cứu giúp mọi chúng sanh đang đau khổ mà quán tưởng đến Ngài.
          Quan Âm Thuyền Nhân là biểu tượng tâm linh và lịch sử của người Việt Nam Quốc gia. Thuyền cũng có nghĩa là "phương tiện" để đến "cứu cánh" trong đạo Phật.  Khi chúng ta đến bến bờ tự do, bến bờ Giác ngộ, thì chúng ta không còn chấp vào con thuyền nữa.  Quan Âm Thuyền Nhân này mang tính chất lịch sử và tâm linh của người Việt ngỏ hầu biết ơn đến những đất nước và bến bờ tự do.

The meaning of Bodhisattva Avalokitesvara Boat People Float
  (For the Vietname Tet Festival – the year of the Dragon – 2012)

            Boat People are a symbol of defiance, the desire for freedom, and symbolic history of the freedom-loving Vietnamese, who love and respect freedom, humanity, and human rights.
            Bodhisattva Avalokitesvara – the one who listens to all languages of the world suffering – presents power of the Buddha Amitabha and brings compassion to ease all sentient beings’ suffering.
            The Bodhisattva Avalokitesvara Boat People float symbolizes spirituality and the history of the Vietnamese Nationalists. In Buddhism, the boat also indicates the "means" to reach "a destination or solution". When we reach the shores of freedom or enlightenment shores, then we no longer cling to the boat again, but are thankful. The Bodhisattva Avalokitesvara Boat People float represents the history and spirit of the Vietnamese boat people and all freedom-loving individuals.




Sunday, February 19, 2012

TẾT XỨ NGƯỜI TUYẾT RƠI

TẾT  XỨ NGƯỜI TUYẾT RƠI
   Viết để chia sẻ những anh em đang làm ăn ở Moscow, Russia (Liên Xô).

Năm nay sống xa quê
Chưa lần nào nhớ thế
Nhớ quê hương, nhớ Mẹ
Nhớ biển và nhớ em


Nhớ Chùa, Miếu, nhớ Đình
Nhớ mùa xuân năm ấy
Nhớ nắng ấm hây hây
Nhớ sao ba ngày Tết


Nhớ thương khôn kể hết
Của những kẻ tha hương
Xao xuyến và vấn vương
Quê hương ơi, Nhơn Lý.


Tết xứ người tuyết rơi
Nhớ nhà nỗi chơi vơi
Mẹ ơi, chưa về được
Giọt sầu mặn vành môi.


Xuân Nhâm Thìn - 2012