Wednesday, October 7, 2015

PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM TRONG LỚP HỌC (MINDFULNESS-BASED APPROACH IN THE CLASSROOM)


Lời dẫn: Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California. Cùng với hai nhà giáo dục Teresa Burke và Elzira Saffold danh dự trong năm 2015 (teachers of the year), chúng tôi được gặp và thảo luận với vị Chủ tịch trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) Dr. Robert S. Nelsen, và Mr. Tom Torlakson, CA superintendent of public instructionHọ tâm sự với chúng tôi rằng, giáo dục là một nhân quyền căn bản, cần luôn cải cách và tiến hoá. "Nếu đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì cùng đi chung".  Họ cảm ơn chúng tôi nhận lời mời để chia sẻ những thực tập hữu ích cho đồng nhiệp. Xin mời quý vị đọc bài thuyết trình mà chúng tôi đã chia sẻ. 



Photos from CSUS twitter. 
PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM 
TRONG LỚP HỌC

(MINDFULNESS-BASED APPROACH IN THE CLASSROOM)

Thân chào quý đồng nghiệp,

            Tôi rất vinh hạnh được đứng ở đây để chia sẻ với quý vị, những nhà giáo dục giàu tâm huyết và từ bi, về một số phương pháp được rút tỉa từ lớp học, đời sống cá nhân cũng như đời sống chuyên nghiệp của chính mình. Những phương pháp và nghiên cứu nay cũng có trong luận án của tôi. Kết hợp lại với nhau có thể gọi là Phương Pháp Thực Hành Dựa Trên Chánh Niệm Trong Lớp Học.

            Chánh niệm là năng lượng của sự tự chú tâm quan sát bản thân và ý thức được những gì đang diễn ra xung quanh mình và bên trong mình.  Chánh niệm đưa chúng ta quay trở lại với giây phút hiện tại. Giây phút hiện tại là điều duy nhất chúng ta đang thực sự có - Bây giờ và Ở đây -- bởi vì “Hôm qua đã là quá khứ và ngày mai thì còn bí ẩn. Chỉ có hôm nay, hiện tại, là món quà hy hữu”. Chánh niệm giúp chúng ta tập trung hơn, trí tuệ được minh mẫn hơn (tức là loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và không cần thiết), và thực hành chánh niệm nâng cao lòng yêu thương và tâm từ của mỗi chúng ta. Tất cả chúng ta, bao gồm học sinh, sinh viên  hay giáo viên, đều hiểu biết ở một mức độ nào đó rằng: Tương lai được định hình từ những gì chúng ta đang suy nghĩ, nói năng và hành động ngay tại thời điểm này. Mọi việc chúng ta làm đều có hệ quả của nó; và những hệ quả có thể là tích cực, có thể là tiêu cực. Ví dụ, nếu học sinh muốn có một điểm A trong tương lai, chúng phải học tập chăm chỉ từ ngay bây giờ. Bắt đầu kỳ học nào, chúng ta hãy nhắc nhở các em rằng tất cả các em đều đang có điểm A, nhưng làm thế nào để duy trì điểm A đó là một câu chuyện khác. Nó cũng giống như tình yêu hay là hôn nhân, yêu và cưới nhau là một giai đoạn đẹp và dễ dàng nhưng làm sao để suy trì tình yêu và cuộc sống hôn nhân đó là cả một vấn đề khác, ở đó bao hàm cả nghệ thuật và khoa học sống.

            Phương Pháp Thực Hành Dựa Trên Chánh Niệm có khả năng giúp chúng ta làm được điều đó, tức là duy trì tình yêu, kéo dài hôn nhân hay giữ được điểm A đó. Đây là một kĩ năng sống mà học sinh ngày nay đang cần. Tôi thường hỏi học sinh của mình vài câu hỏi sau và chính tôi cũng thường quán chiếu. Các câu hỏi là: “Chúng ta có phải là một phần của vấn đề hay là một phần của giải pháp?” và “Con đường nào chúng ta đang đi?”  Xét về bất kỳ khía cạnh nào trong cuộc đời của chúng ta: học vấn, tài chính, sự phát triển tâm linh, mối quan hệ của chúng ta với người khác, bao gồm anh chị em, bạn bè, bạn đời, cha mẹ, hay bất kỳ ai khác, v.v... Nếu mục tiêu là điểm A hay là cánh cửa kia--cánh cửa dẫn đến một tương lai rạng ngời, tốt đẹp hơn, thì mục đích, mục tiêu của chúng ta có đúng hướng? Liệu chúng ta có đang đi đúng định hướng không? Liệu chúng ta có đang đi về phía đó với những gì chúng ta đang suy nghĩ, nói năng và hành động?

            Thông qua sự thực hành chánh niệm, tôi có thể nhận ra và ý thức được vài cách mà con người cư xử. Là con người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, chúng ta thường hay có phản ứng trở lại. Cho dù bất kỳ chuyện gì xảy ra, chúng ta có xu hướng phản ứng lại ngay (reactive), nhanh và lẹ. Ví dụ, học sinh có thể cãi lại bằng ngôn ngữ khó nghe, hay thậm chí có những hành động quá mức như là đóng sầm cánh cửa lại khi bị đuổi ra khỏi lớp. Khi sử dụng phương pháp chánh niệm, cho dù bất kì điều gì xảy ra, chúng ta hãy giữ chánh niệm – chúng ta chú ý đến hiện tại, chú ý đến những gì đang xảy ra bên trong mỗi người và tình huống bên ngoài. Sau đó, chúng ta có thể hồi đáp (responsive) lại tình huống. Không phải là phản ứng mà là hồi đáp lại trong sự bình tĩnh. Hãy biết rằng việc đang xảy ra, chúng ta có nhiều lựa chọn và hãy chọn một giải pháp tốt nhất cho mình và người.



             Trong mọi tình huống, chúng ta có thể nhận chân ra rằng những gì chúng ta lựa chọn đặt trên nền tảng lợi mình, lợi người – ngay bây giờ và cả tương lai. Thông thường, chúng ta sẽ phản ứng lại ngay lập tức khi điều gì đó xảy ra; với sự thực hành chánh niệm, cho dù bất kì điều gì xảy ra, chúng ta hãy bình tĩnh và thực hành chánh niệm ngay lúc đó, và sau đó đáp trả lại việc đã xảy ra mà không phản biện giận dữ. Một kỹ thuật mà tôi sử dụng và dạy học sinh thực hiện cùng tôi là thực hành chữ “P.E.A.C.E” (Hoà bình / Bình yên), theo như Bác sĩ tâm lý Dr. Amy Saltzman, Still Quiet Place - Mindfulness for Teens (2010)

P – Chữ P là Pause – Dừng lại. Khi chúng ta nhận ra những điều khó khăn, hãy dừng lại. Chưa hành động gì cả, không phản ứng. Không làm bất cứ điều gì hết.

E – Chữ E là Exhale – Thở ra. Hãy hít thở thật sâu (thở vào bằng mũi và thở ra bằng miệng). Tôi thường làm như vậy 3 hơi, nhưng thoạt đầu, học sinh chưa có khả năng đó, thì hít thở một hơi thật sâu là được rồi.

A – Chữ A là Acknowledge (Thừa nhận, Công nhận), Accept (Chấp nhận), Allow (Cho phép). Bạn phải nhận ra cảm xúc của chính mình và của người khác. Nếu bạn buồn, bực bội hay là giận dữ, mình biết và chấp nhận là mình đang buồn, bực bội hoặc giận dữ. Bằng cách thừa nhận sự tức giận của mình thôi, điều đó đã bắt đầu xoa dịu cơn thịnh nộ. Tôi thường nói với học sinh tôi là “Bây giờ thầy đang không vui, những gì em làm khiến thầy và cả lớp mất tập trung. Và dường như em cũng không vui vẻ. Vì vậy, tại sao em không ra ngoài và đi bộ đi, rồi sẽ nói chuyện sau.” Mình chấp nhận con người của các em, như hiện thân của chúng đang là, cả thể chất và tinh thần, không thêm không bớt. Hãy cho phép các em là con người của các em. Hành động của các em và con người của các em là hai việc khác nhau.

C – Chữ C là Choose (Chọn Lựa) – Chọn lựa để đáp trả lại làm sao cho có hậu.

      Chữ C cũng là Compassion (Từ Bi) – Chọn lựa để đáp lại với lòng từ bi. Hãy từ bi với chính mình và từ bi với người khác. Từ bi là một khái niệm cốt lõi trong Đạo Phật—Từ Bi có thể được định nghĩa như là khả năng mang lại niềm vui và an lạc cho người khác trong khi làm vơi đi được sự thất vọng và đau khổ của người đó.

Để có được từ bi đối với người khác, chúng ta phải biết từ bi với chính mình trước.

Từ bi và an lạc xuất phát từ tâm mình.  Tất cả sự chuyển hóa và hạnh phúc đều bắt đầu từ bên trong ra ngoài; chuyển hóa ta, chuyển hoá người. Hạnh phúc trong ta lan rộng bên ngoài. Tâm bình thế giới bình là vậy. Từ bi bên trong, từ bi ra ngoài (Giống như quả trứng nếu thời gian cho phép)

Chữ C cũng có nghĩa là Clarity (Trong sang hoặc rõ ràng): Chọn lựa để đáp lại với sự rỏ ràng và minh bạch. Hãy biết rõ về những gì mình muốn, giới hạn của mình tới đâu, trách nhiệm của mình là gì, v.v

Và cuối cùng chữ C còn viết tắt của Courage (Can đảm) - Mình phải có bản lĩnh, can đảm để nói ra sự thật, nghe và chấp nhận sự thật từ người khác.



E – Chữ E là Engage (Hành động): Bây giờ chúng ta hãy sẵn sàng nhập cuộc, đối mặt với mọi tình huống một cách tích cực. Chúng ta có thể tạo ra một tình huống làm việc lợi-mình-lợi-người-lợi-xã hội (win-win-win situation), tương quan và tương ái. Hãy “Bắt đầu với một sự kết thúc có hậu ” – có nghĩa là mình làm mà không có dính mắt.

               Trong lớp học, tôi thường sử dụng Phương Pháp Thực Hành Dựa Trên Chánh Niệm để mang lại nhận chân sự tuyệt vời của giây phút hiện tại, như là thỉnh chuông – bạn gọi nó là “rung chuông”, chúng tôi gọi là thỉnh chuông, chúng ta có thể thỉnh chuông mời gọi sự chú ý của học sinh. Chúng ta cũng có thể nhắc các em tập hít thở sâu và chậm, có thời gian yên tĩnh và một số kỹ thuật khác. Tôi cũng chia sẻ “Mỗi tuần một đều hay” với học sinh để chia sẻ những bài học quý trong cuộc sống, có giá trị nhân bản và đạo đức. Mỗi tuần một đều hay không chỉ để vun bồi, khuyến khích học sinh, mà còn giúp chúng ta xây dựng một mối quan hệ vững chắc giữa thầy cô giáo và học trò. Như các bạn đã biết, khi chúng ta thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp, việc dạy học trở nên dễ dàng hơn.

       Tôi thậm chí đã tập cho các em thiền hành mà không để chúng biết rằng chúng đang làm điều đó. Nếu học sinh sử dụng ngôn ngữ không lịch sự, hay có những cư xử không tốt trong lớp học, tôi yêu cầu chúng ra ngoài, và không quấy rầy các sinh hoạt của lớp. Tuy nhiên, thay vì bảo chúng ngồi xuống và đợi, điều này có thể làm cho cơn giận hay bực bội của các em tăng lên, hay ít nhất, nó cũng thật là buồn chán và giáo viên lại mất cơ hội dạy bảo, tôi yêu cầu các em đi bộ chậm rãi và giữ chánh niệm. Tôi bảo các em phải chạm vào bức tường này, đi bộ trong yên lặng đến bức tường kia, chạm vào nó và đi qua đi lại 5 lần. Trước thời gian đó, các em có cơ hội tự quán chiếu và thường là có thể xoa dịu sự thất vọng, buồn bã và cơn giận dữ, và nhận ra những điều cần sửa đổi. Khi tôi hỏi “Em có biết tại sao thầy bảo em ra khỏi lớp học?”, hầu hết các em trả lời “Dạ biết” và “Xin lỗi” nhưng nếu chúng không làm như vậy, tôi bảo chúng đi bộ như vậy thêm 5 lần nữa và lúc này, tôi hướng dẫn chúng tập trung sự chú ý vào một điểm, như dấu vết trên tường hoặc một cây xanh để chú ý xem chúng nhận ra sự thay đổi khi di chuyển qua lại, khi gần khi xa. Sau 10 lần làm như vậy, chúng bình tĩnh hơn và sẵn sàng quay lại lớp học và học tiếp.

      Nhìn chung, các nhà nghiên cứu cho thấy rằng Phương Pháp Thực Hành Dựa Trên Chánh Niệm có hiệu quả trong lớp học cho tuổi teen và thậm chí là cho người lớn, ít nhất là đối với tôi. Tôi cũng sử dụng phương pháp đó. Đây là ví dụ để minh họa (mở đoạn audio)

       Như các bạn đã thấy và nghe, đây là một trong những lần tôi được bổ nhiệm thay thế cho phó hiệu trưởng trường Mira Loma. Tôi đã chứng kiến một học sinh bị còng tay đưa tới nhà tù. Khi ấy tôi cảm giác dường như cả một hệ thống hoặc cách giáo dục của chúng ta đang thất bại. Điều này nhắc nhở tôi về điều mà người thầy Phật giáo Việt Nam thường nhắc: “Nếu một bác sĩ hoặc nha sĩ phạm sai lầm, người đó có thể giết chết một con người, nhưng một nhà giáo dục như chúng ta, nếu chúng ta phạm sai lầm, chúng ta có thể giết chết cả một thế hệ”. Và tôi nhận thấy rằng không chỉ giết chết một thế hệ mà nhiều thế hệ, vì các em sẽ là bậc Cha mẹ sau này. Là một giáo viên cho học sinh trung học, chúng ta quản  khoảng 165 học sinh trong một ngày và năng lượng của chúng ta có thể giảm dần mỗi ngày. Vì thế, điều tất yếu quan trọng là chúng ta phải biết chăm sóc thật tốt cho chính mình. Chúng ta không thể cho những gì mà mình không có. Hãy chăm sóc tốt cho chính bạn, cả thể chất lẫn tinh thần, cảm xúc, tâm linh và tất cả những gì mà bạn có thể nghĩ đến để chúng ta có thể làm tốt hơn. Hãy dành một ít thời gian và không gian tĩnh lặng cho chính mình mỗi ngày để nạp lại năng lượng yêu thương cần thiết.

Hãy thở và cười.

Cảm ơn quý bạn đã lắng nghe! Xin cảm ơn.

    Bạch X. Phẻ



Thursday, October 1, 2015

Our Mother's Biography until the Age of 75 (2008)


 

My Mother - MẸ TÔI 

To celebrate her 75th birthday 75 (2008)


     My mother’s birth name is Tran Thi Ai; her Buddhist name is Nguyen Ai. She was born on December 20, 1934 in Vinh Hoi Village, An Nhon, Phu My District, in the Binh Dinh Province. She spent her youth in this beautifully romantic coastal province located in the central region of Vietnam. This area is now known as Vinh Hoi Village, Cat Hai Commune, Phu Cat District, Binh Dinh Province. 

My mother was the sixth child in a family of ten children. Her father, Trần Hoành, was a leader of the village. Her mother’s name was Trần Thị Nhĩ. My mother was born into a family with Confucius beliefs, which was also infused with principles of Buddhism. In her childhood, her parents took her and her siblings to the Linh Phong Buddhist Temple where they took the Three Refuges and Five Buddhist precepts. The Dharma seed was instilled in her through words, actions, and examples. She was always soft spoken, gentle, patient, modest, and willing to make sacrifices. Growing up, she helped take care of the family, did housework, and tended the garden. She went to the village school until second grade, after which she stopped attending in order to help her family. She was well-known in the village for her gentle ways, kindness, and beauty. Like many other girls in the village, she worked strenuously in the fields. Through it all, my mother was embraced in the loving teachings of her parents and absorbed rustic viewpoints, such as “A clean fast is better than a dirty breakfast” (Đói cho sạch, rách cho thơm), to “Other’s success is your own success (Ta nên tất thị mình nên)”, and “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân; Điều gì mình không muốn thì đừng nên làm cho người (The Golden Rule).” Her parents also instilled in her basic principles of Buddhism such as karma and reincarnation of causation. 

         My mother recalled that when she was a young girl, the young men in the village would ride by on horseback and tease her. She would always look away shyly, thinking the handsome young guys wouldn’t win her heart, since at the time, her viewpoint was believing in ‘arranged marriage’ (Ba Mẹ đặt đâu con ở đấy). The love story between my parents is a beautiful one. One day my father (her future husband), my paternal grandfather, Mr. Ba Ước, and Mr. Bốn Kha sailed over to buy firewood; but in actuality they were coming to see my mother. My mother brought water to the invited guests while still wearing her farming (work) clothes. My father and paternal grandfather instantly loved her for her honesty and impartiality. On the surface my mother and father appeared to be opposites. He was 5'3'', muscular, and the eldest son in a family with nine siblings. He grew up with the sea and resembled it in passion and boisterousness. My mother was tall, beautiful, and compassionate. They were more similar in character; both gentle and hardworking. In 1953, when she was nineteen, my mother married my father.

         My mother was resourceful, kind, and lenient. In the early years of their marriage, she worked tirelessly on behalf of her husband’s family. In their sixth year of marriage my mom would have her first child. Over the next 21 years, my parents would have five daughters. In an effort to give my father, the eldest son, a son of his own, my mother became pregnant a sixth time. This pregnancy was very unusual, so my mother thought with great happiness that this would be the son to carry on the Bach family. But this was not so and my mother delivered a sixth daughter, Bach Thi Xoa. Despite their hopes for a son, my parents loved their daughter very much.

         By this time, my parents were both over the age of 40 and decided not to have any more children, but instead adopt a boy from an orphanage in Quy Nhon. Their son, Tho X. Bach, was the child of an American soldier and Vietnamese mother. Not long after the adoption, they discovered their young son suffered from epileptic symptoms. This was very hard on my parents but they continued to love and raise their handsome child. They were content with their family and so were happily surprised when my mother became pregnant. Their youngest son was born on the day of the full moon in July, in the year of the Dragon Year (1976). They named him Phe X. Bach; a name meant to bring him much health. Phe X. Bach would be the grandson of the sixth generation of the Bach family from the Phước Lý fishing village.

         In Phuoc Ly (now known as Nhơn Lý hamlet), everyone thought highly of my mother because she was always considerate of her family and thought of others. She was good at cooking; often doing so for weddings and special occasions without any complaints of being tired. Even though she was from “Nhà quê” (the countryside), she knew the best ways to ferment fish and squid. She worked hard and saved every penny to help build a house for her husband’s family. She helped take care of her sister and brothers-in-law. She was involved in every aspect of her husband’s family and was able to support them immensely. 

        My parents were not formally educated, but they worked hard and made sacrifices to ensure that all of their children were given the opportunity to pursue an education. My mother sold her possessions and at one point even had to borrow rice from her neighbors. Sometimes, she would cry in silence without letting her husband and children know. She constantly dealt with hardships in order to feed her children. Her daughters would be the first among the women in the village to study at the university in Quy Nhon City. 

          In 1988, my parents decided to apply to participate in the Vietnamese Amerasian Homecoming Act program. At first the family only had enough money to send Thảo to the United States, but due to his illness, the US Embassy would not allow him to travel alone. My mother made the decision to borrow money in order to take the whole family to Saigon and prepare for the journey to the US. While in Saigon, Thảo and Mother stayed at the Amerasian Transit Center in the Tan Binh district in order for Thảo to receive treatments for his illnesses. To survive, she sold items on the street next to the Đầm Sen theme park or bought fruit and other items to trade. One day, the police arrested her for selling fruits “illegally” and they locked her in a tiny toilet overnight. Feeling self-pity and scared, she cried all night. We, her children, cannot count how many times her tears have fallen for us and we can’t help but cry when recalling those moments now. It was a very difficult period for my mother, but luckily some aunts and uncles at the Amerasian Transit Center were able to come to her aid - Uncle Tùng, Auntie Tâm, Thu, and Uncle Hoàng.

          Eventually the US Embassy allowed my whole family to immigrate to the US, except for those who were of more than 25 years of age. We were lucky enough to have an American doctor sponsor the family. The sponsorship allowed us to take a direct flight to Thailand and then to the United States of America, bypassing the usual six-month stop in the Philippines. My family happily yet ruefully left Vietnam on June 9th, 1991. While on the 18-passenger plane from Minneapolis, MN to Lincoln, NE, my mother became tearful when she saw a vast area of rice fields in the center of America. With mixed feelings of curiosity, anxiety, and hope, we arrived in the US on June 18th, 1991; first in San Francisco, California and then settling down in Lincoln, Nebraska. After six months of government assistance, my parents were able to secure their first jobs, working in a laundry. Their daughter Phượng studied during the day and worked at night to support the family and allow her siblings to go to school. The family is deeply grateful for her sacrifices, as well as those of Chi Hai’s. In Lincoln, my parents were very happy and proud to see their children growing up, graduating from universities, and starting families of their own. In addition, our parents found peace and contentment at Linh Quang Temple. Everyone admired them for their merit, virtue, and faithfulness in practicing Buddhism with all their heart and soul. 

         My mother has spent her life living and caring for her husband and children. On her shoulders she carried the burden of supporting relatives left behind in Vietnam. In 2000, the family moved to California and it was time for her to enjoy her golden years. She took great pleasure in caring for her grandchildren and watching them grow. As my parents began to approach their 80’s, they spent more time meditating and surrounding themselves with calmness. They often visited and practiced their meditation at Kim Quang Temple.

         It seems impossible to fully describe how much my mother has loved and cared for us. Her love is a sweet miracle. My mother is a pure stream, as shiny as a thousand stars, as peaceful as the sounds of bells and praying. She is a Bodhisattva, as vast as a rice field, as great as the taste of fish sauce from our homeland. She is as wonderful as the scent of herbs, and as beautiful as a Vietnamese lục bát poem. My dear Mother! We don’t have enough words to describe you! Your love is immense and it overwhelms our lives.


Our Dearest Mother*
Hôm nay mừng tuổi Mẹ/ Today we celebrate your birthday
Các con lạy đền ân/ We bow to show gratitude and repay
Ơn Mẹ hơn trời biển/  Your merit is more than ocean and sky
Ơn Mẹ thật vô biên/  Your love is borderless
Mẹ ơi, con thương Mẹ! / Oh our dear Mother, we love you!
Sacramento, December 20th, 2008.

Phe Bach

*This poem was written to celebrate my mother’s birthday

For Vietnamese, please click here - Mẹ Tôi

Điện Thư Phân Ưu

 Điện Thư Phân Ưu 

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật 

Thầy nhất tâm cầu nguyện hương linh Bác Gái sớm siêu sanh Lạc cảnh. Thầy xin chia buồn với Huynh Trưởng Tâm Thường Định và tang quyến. 

Thầy  Minh Dung.

Tuỳ tùng Phật hậu
“Tất cả pháp hữu vi đều vô thường ”
Với Trí tuệ thấy vậy

Ðau khổ được chấm dứt;

Chính con đường thanh tịnh.”

Dhammapada 278

Chào anh Xuân Phẻ. 
Thầy vừa biết tin thân mẫu của anh vừa qua đời. 
Thầy và chư tăng tu viện Đạo Tâm, Big Bear City, California, chia buồn cùng anh và gia đình trước sự đau buồn rất lớn này và nhất tâm cầu nguyện hương linh cụ bà "ĐI THEO SAU PHẬT"
Thầy Tâm Hạnh

Thầy có đọc trên Fb tin buồn của gia đình anh về bà cụ. Thầy tin rằng anh có đủ nghị lực vượt qua sự mất mát mà trong đời ai cũng phải trải qua này. Từ ông bà, rồi đến cha mẹ, anh em, rồi sẽ tới chính mình... lần lượt đến và đi... ta thấy rõ cái vô thường của vạn hữu.
Thầy đồng hộ niệm hương linh bà cụ sớm siêu sinh cõi tịnh.
Thầy Hạnh Viên

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Kính Pháp Hữu Tâm Thường Định

Nhận được tin thân mẫu của Pháp Hữu là Cụ Bà: Trần Thị Ái, Pháp danh: Nguyên Ái, Pháp tự: Tâm Diệu, Thượng thọ 81 tuổi, đã xã báo thân về miền lạc cảnh. Gia đình Như Hùng xin phân ưu cùng Pháp Hữu và Quý Quyến. Nhất tâm nguyện cầu hương linh Cụ Bà Cao Đăng Phật Quốc.
Thành kính phân ưu
GĐ Như Hùng

NGƯỠNG CHÚC
Ngưỡng mong Đức Di Đà dùng tràng phang tiếp dẫn linh hồn
Đức Địa Tạng rung tích trượng khai quang địa ngục
Ngài Quán Âm nhũ lòng từ mẫn, dẫn người về đến cỏi chơn như
Đức Thế Chí ra sức biện tài, dẫn kẻ thác về nơi giải thoát
Chốn Cực Lạc là quê hương an nghĩ, mong người về rỏi bước chân mây
Cuộc trần gian là giả tạm thì đã hay, nay hãy về nghe kinh nghe pháp.

Xin thành kính chia buồn

Tuan Nguyen

LỜI KHUYÊN CHÂN THÀNH / PHẬT PHÁP NHIỆM MẦU


Lời dẫn: Đây là bài viết Thay Cho Lời Cảm Niệm của gia đình trong ngày Tang Lễ của chị Bạch T. Phượng. Bài này đọc trước bài Sơ Lược Cuộc Đời của Mẹ.


LỜI KHUYÊN CHÂN THÀNH
            Mấy ngày qua Mẹ bị ho khúc khắc. Ăn uống không ngon và đi tiểu tiện khó khăn. Mẹ bị cảm và ho, nên chở Mẹ đi bác sỹ gia đình và đang trị liệu tại nhà. Nhưng chiều ngày 14 tháng 9, Phẻ đi làm về. Thấy mẹ không ổn nên gọi 911. Họ lập tức đưa Mẹ vào bệnh viện Methodist. Sau 4 giờ cấp cứu, bác sĩ cho mẹ nhập viện và chuyển mẹ đến ICU phòng 105. Bác sĩ đã chẩn ra bệnh và điều trị thuốc men. Nhưng gần sáu ngày rồi, bệnh của mẹ lại không thuyên giảm. Bác sĩ đã đưa ống thọc sâu vào miệng để hút đàm từ phổi và cho máy trợ sức để tryền hơi thở. Bụng mẹ bị trương lên và cứng đờ. Bác sĩ cho ống rọi soi vào nội tạng, thức ăn từ tuần trước bị đọng lại y nguyên. Chúng dồn thành một khối cứng dài trong đường ruột. Bác sĩ bảo chỉ còn một cách là đưa ống vào dùng máy phun và hút chúng ra, nhưng vô hiệu cho lần thử nghiệm ban đầu. Trong khi đó, thận của Mẹ bị suy nặng, nên cần phải lọc thận. Sau khi xét nghiệm, bác sĩ thấy tim của mẹ rất yếu, gan cũng suy và sức đề kháng lại quá thấp. Nếu tiến hành lọc thận cơ hội thành công là một trên mười, nhưng phải tiến hành trong ngày vì đường ruột đã quá sức chịu đựng rồi. Bác sĩ muốn gia đình đưa ra quyết định.
            Ba và chúng tôi thương Mẹ vô vàng. Mẹ hiền từ, nhân hậu, đảm đang. Mẹ yêu chồng, thương con và đem lòng từ trải rộng khắp chúng sanh... Chúng tôi mong Mẹ được sống lâu thêm nữa. Ba nói "còn nước còn tác", con nói bác sĩ ráng làm sao để cứu được mẹ nghen con. Mẹ đã ngoài 80, theo sự trình bày của bác sĩ dường như họ đã bó tay. Chúng tôi không muốn Mẹ bị đau đớn qua ca phẩu thuật rồi lại bị chết trên giường mổ thì lạnh lẽo vô cùng. Thật là một quyết định khó khăn. Chúng tôi đã khóc thật nhiều vì sự sống của mẹ ngàn cân treo sợi tóc.
            Chúng tôi yêu cầu cho gia đình một cuộc họp với bác sĩ trưởng, bác sĩ chuyên khoa và Johnny Smith, vị y tá 70 tuổi giàu kinh nghiệm đã chăm sóc cho Mẹ mấy ngày qua với sự chứng minh của Hoà thượng Thích Minh Đạt và hai Ni sư từ Thiền viện Diệu Nhân.  Sau hơn một giờ bàn thảo. Hoà thượng Thích Minh Đạt hỏi bác sĩ trưởng. " Nếu bệnh nhân này là Mẹ hoặc Bà của cô, thì quyết định của cô sẽ như thế nào?
            Ngừng lại một giây, bác sĩ Chung hít một hơi thở thật sâu. Rồi trả lời trong ngấn lệ. “Tôi biết gia đình này thương bà cụ rất nhiều. Họ muốn bà được sống lâu thêm nữa. Và họ muốn chúng tôi cứu lại bà. Đó cũng là nhiệm vụ của bác sĩ chúng tôi. Tuy nhiên, bệnh tình bà đã quá nguy nan. Khả năng cứu vãng thật sự rất thấp.” Bác sĩ trưởng hỏi chúng tôi. Cuộc sống bà ấy có đẹp không? Chúng tôi đều đồng thanh trả lời có. Phẻ cho bác sĩ xem tấm hình Mẹ chụp lúc Người rạng rỡ trong ngày Đại Thọ. Bác sĩ trưởng nói, “các vị hãy giữ gìn những kỷ niệm đẹp về bà. Tôi biết đây là một quyết định rất khó cho gia đình. Nếu bệnh nhân này là Mẹ hoặc bà của tôi, tôi sẽ không nỡ để bà ấy trãi qua cuộc giải phẩu này. Vì như thế chỉ làm bà ấy đớn đau thôi.  Đó là lời nói chân tình từ đáy lòng tôi.”
            Hoà thượng cảm ơn bác sĩ rồi người quay lại nói với chúng tôi. Chuyện sinh lão bệnh tử không ai tránh khỏi. Chúng con hãy đưa ra quyết định cho họ. Từ giây phút này các con hãy tập trung tinh thần lo phần tâm linh cho mẹ. Thầy sẽ đi thăm và khai thị cho bà.
            Chúng tôi cảm ơn Hoà Thượng và bác sĩ trưởng đã cho chúng con lời khuyên chân tình. Chúng tôi trả lời với họ rằng việc giải phẩu đã không cần nữa và sẽ không có th
êm những trị liệu khác. Chúng tôi yêu cầu họ cho chuyển Mẹ đến một phòng rộng và khang trang hơn để chúng tôi mời ban hộ niệm tụng kinh cho Mẹ. Chúng tôi đồng thời yêu cầu, sau khi Mẹ tạ thế, hãy để người nằm thêm ít nhất 8 giờ để chúng tôi niệm Phật vãng sanh. Và đồng thời trong tám tiếng ấy bất cứ vị nào cũng không được chạm vào thân thể của bệnh nhân. Họ hoan hỷ chấp nhận những yêu cầu của gia đình.
                  PHẬT PHÁP NHIỆM MẦU
            Sau khi hoà thượng khai thị cho Mẹ. Phẻ tiễn người về. Sau đó thầy Đạo Chí và vợ chồng anh chị Năm, Hoa đến thăm. Cùng lúc ni sư Thuần Tuệ, ni sư Chân Tịnh cũng vừa đến. Thầy Đạo Chí và quý Ni Sư đã khai thị cho Mẹ. Rồi sau đó tụng kinh sám hối, và tụng kinh Bát Nhã.
            Khoảng sáu giờ chiều, mẹ được chuyển qua phòng 120.  Bạn Chính, Mai Trâm, và Sư chú Nam hướng dẫn chúng tôi nghi thức tụng niệm vãng sanh. Chúng tôi có được hồng duyên được Ban Huynh Trưởng và Đạo tràng Kim Quang trợ giúp. Tối ngày 21 tháng 9, chúng tôi trưng bày ảnh Phật A Di Đà và bắt đầu tụng niệm.
            Ngoài trời ánh trăng vàng soi sáng với ngàn sao. Bên trong tiếng kinh cầu cất lên tha thiết. Tôi đã cố gắng giằng cơn xúc động để ráng cầu Phật A Di Đà  cùng tứ chúng. Nhưng nước mắt dâng trào, tôi phải chạy thật nhanh ra ngoài. Tiếng kinh cầu tiếp tục vang lên không ngừng nghỉ suốt đêm.
            Khi tôi trở lại, gương mặt Mẹ đã chuyển từ xám sang hồng. Thầy Thích Thiện Duyên, trụ trì chùa Kim Quang đã đến khai thị cho Mẹ. Tất cả các thân bằng quyến thuộc khi đến thăm đều cũng nhất tâm nhất niệm tụng kinh sám hối, vãng sanh. Trong đó có vợ chồng Tùng. Anh hai Liên, Diệp.Vợ chồng: anh Xuân, chú thiếm Công, chú Sơn, chị Hồng, Hà, Cúc, chú Mệnh,vợ chồng cô Hoan, chú thiếm Bảy, vợ chồng anh hai Dựng, anh chị Sơn Sương, anh Quang và nhiều vị nữa không kể hết...Chú Sơn khen Mẹ đẹp như đang nằm ngủ. Chú tụng kinh sám hối thật hay. Anh hai Dựng bị cảm thăm xong vội ra về. Chị hai còn nán lại cho đến giây phút cuối.
            Tám giờ tối, thầy Thích Thiện Nhơn, chị Thu cùng gần hai mươi vị từ Đạo tràng Kim Quang đến. Sau khi thầy khai thị, tất cả đều nhất tâm nhất niệm tụng "Nam Mô A Di Đà Phật". Ba, và tấc cả chúng tôi tụng theo tứ chúng.Thảo đứng gần bên Mẹ tụng liên hồi. Đôi mắt em nhìn Mẹ. Miệng vang tiếng Nam Mô. Giữa đôi chân mày của Mẹ ánh lên một vết hồng. Chân mày của Mẹ thường ngày rất nhạt. Hôm nay bỗng dưng đậm đà hơn như có ai đang vẽ. Một giọt nước mắt ngà đọng trên khoé mắt bên trái của Mẹ. Máy đo hơi thở, tim và huyết áp tăng lên trong tiếng kinh cầu, rồi tất cả tiếp tục giảm xuống đến số không. Đến 8:45PM Mẹ trút hai hơi thở nhẹ cuối. Máy tự nhiên ngừng hẳn. Nước da Mẹ từ hồng đã chuyển thành xanh. Đến 9:00PM Thầy và Phẻ đắm mềm Quang Minh lên cho Mẹ. Chúng tôi lui ra, Ban huynh trưởng tiếp tục tụng kinh A Di Đà Phật. Cứ ba mươi phút nhóm này tiếp sức cho nhóm kia. Đến 5:15 sáng ngày 23 tháng 9 mới hoàng toàn ngưng lại. Chúng tôi tụng kinh hồi hướng, và ngồi tĩnh tâm xung quanh giường Mẹ đến 5:30  am. Chúng tôi đồng lạy Mẹ hai lạy đền ơn công sinh thành dưỡng dục của người. Rồi tin cho y tá mọi sự đã hoàn mãn.
            Vợ chồng bác Minh, xui gia của gia đình và cũng là Bác Gia trưởng chùa Kim Quang. Người cùng đồng hành với chúng tôi từ phút đầu đến cuối đã xem lại tay chân của Mẹ sau hơn tám tiếng băng hà ra sao. Chú nói tay chân mẹ các con mềm mại. Thái dương ửng hồng, đầu nóng. Có nghĩa là Mẹ của các con đã được vãng sanh. Phật A Di Đã tiếp dẫn Mẹ con. Đó là phước báu cho gia đình. Hãy mừng cho Mẹ.
              Chúng tôi rời bệnh viện lúc bảy giờ sáng. Trước mặt chúng tôi, hai bầy chim nhỏ nghiêng cánh tung bay. Chúng quần tụ lại, rồi rẽ ra hai đàn. Cứ hợp rồi tan lập lại nhiều lần. Tiếng chim thánh thót vang lừng bên sáng sớm. Phía đằng đông ánh bình minh vừa hé mở. Chúng tôi ra về trong tiếng niệm Nam Mô A Di Đà Phật.

THÀNH KÍNH TRI ÂN - Gratitude and Appreciation

 
Nam Mô A Di Đà Phật 
                                  THÀNH KÍNH TRI - ÂN
Gia đình chúng con / chúng tôi xin chân thành cảm tạ và tri ân:

1. Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Chánh Văn Phòng GHPGVNTNHK, Sacramento, CA
2. Hòa Thượng Thích Minh Đạt, Viện chủ Chùa Quang Nghiêm. Đại Đức Thích Giác Chính và Đại Đức Thích Minh Tịnh, Đại đức Thích Hạnh Trí, Sư Cô Thích Nữ Chơn Truyền, Sư Cô Thích Nữ Chơn Thạnh, cùng toàn thể Phật tử đạo tràng Chùa Quang Nghiệm, Stockton, California.
3. Thượng tọa Thích Đồng Trí, Viện Chủ Tu Viên Viện Chiếu, Sacramento, CA.
4. Thượng tọa Thích Từ Lực, Viện chủ Chùa Phổ Từ, Hayward, CA.
5. Thượng tọa Thích Thiện Duyện, Trụ trì Chùa Kim Quang. Thượng Toạ Thích Thiện Nhơn, Đại đức Thích 
Trúc Thái Tâm, Đại đức Thích Huyền Thiện, Chùa Kim Quang Sacramento, CA
6. Thượng toạ Thích Định Quang, Thượng toạ Thích Pháp Chơn, Chùa Liễu Quán, San Jose, CA.
7. Thượng Toạ Thích Đạo Quảng, Trụ trì Chùa Tam Bảo, Baton Rouge, LA.

8. Đại Đức Thích Đạo Chí
9. Đại Đức Thích Trung Tịnh, Trú trì Chùa Thiện Ân, Fresno, CA
 

10. Đại Đức Thích Tâm Chỉnh, Sacramento, CA
11. Ni Sư Thích Nữ Thuần Tuệ, Ni Sư Thích Nữ Thuần Bạch, Ni Sư Thích Nữ Viên Bổn, Thích Nữ Thuần Tỉnh, Sư Cô Thích Nữ Hạnh Bảo, Sư Cô Thích Nữ Viên Trí, và Sư Cô Thích Nữ Viên Thành, Thiền Viện Diệu Nhân, Rescue, CA.
12. Sư Cô Thích Nữ 
Thanh Diệu Minh, Tu Viện Kim Sơn.
13. Ban Hướng Dẫn GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ.
14. Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ
Trại Vạn Hạnh - Tiểu Ban Điều Hành, Hàm Thụ, Bậc Lực

15. Ban Hướng Dẫn GĐPT Miền Liễu Quán cùng quý đơn vị trực thuộc, Kim Quang, Vạn Hạnh, Chánh Tâm, Thiện Tâm và Minh Quang.
16. Ban Hướng Dẫn GĐPT Miền Thiện Minh
17. Hội Từ Bi Quán Thế Âm, Sacramento, CA.
18. Gia Đình Phật Tử Quán Thế Âm
19. Mira Loma High School administrators, staff, and friends.

20. Mira Loma Science Department
21. Professors and friends from Drexel University
22. Liên Đoàn Hoa Lư, Milpitas, CA
23. Quý Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni và pháp hữu ở trong và ngoài nước đã gởi lời Thành Kính Phân Ưu, chia buồn và khuyến tấn đến với chúng con và gia đình.
24. Bà Con Cô Bác và thân hữu Nhơn Lý (Phước Lý), Quy Nhơn, Bình Đình
25. Quý Ông Bà thông gia và bạn hữu đến từ khắp nơi từ San Jose, CA đến Lincoln, NE; từ Dallas, TX, Minneapolis, MN đến San Diego, CA, v.v...
26. Quý Anh Chị Huynh trưởng GĐPT các cấp từ Trung Ương đến địa phương và gia đình.

27. GĐPT Linh Quang, Lincoln, NE, nhất là các em 'Oanh Vũ Xưa'
28. Quý bạn hữu và thân bằng quyến thuộc nội, ngoại xa gần.

29. Quý anh chị văn nghệ sỹ, thi hữu xa gần
30. Quý em học sinh các trường chúng tôi dạy
30. Quý trang nhà đã đưa tin và chia buồn: Vietbao.com; Quangduc.com; Phapvan.ca; Eogio.com, Huongxua.org, Xunauvn.org, Chanhphap.us, Gdptthegioi.org, Hoadamnews.com, Langhue.org, v.v...

Đã không quản ngại đường xa, dành thời giờ quý báu đến chứng minh, hướng dẫn, góp lời cầu nguyện, hộ niệm, phúng viếng, chia buồn, phân ưu qua các cơ quan truyền thông, điện thoại, điện thư, gửi vòng hoa và tiễn đưa Vợ, Mẹ, Bà Nội, Bà Ngoại và Bà Cố của chúng tôi là:
              

             Cụ Bà TRẦN THỊ ÁI, Pháp danh NGUYÊN ÁI
                            Pháp hiệu xuất gia gieo duyên: Tâm Diệu

                                            Sinh ngày 20 tháng 12 năm 1934 
                  tại Vĩnh Hội, Phù Cát, Bình Định, Việt Nam


                    Đã mãn phần vào lúc 8:45 PM ngày 22 tháng 9, 2015
                           nhằm ngày 10  tháng 8 năm Ất Mùi
                                  tại Thủ phủ Sacramento, CA

Trong lúc tang gia bối rối, có điều chi sơ sót, chúng con/chúng tôi xin 
quý Ngài và quý vị
niệm tình hỷ xả và tha thứ cho.
THÀNH KÍNH TRI ÂN
Sacramento, ngày 30 tháng 9 năm 2015
Thay mặt tang quyến của Cụ bà Trần Thị Ái
Chồng Bạch Xuân Long, Pháp danh Minh Vân
Con Bạch Xuân Phẻ, Pháp danh Tâm Thường Định


Đây là TANG LỄ CỦA MẸ 
(Click here for Our Mom's memorial services page)


Gratitude and Appreciation
On the behalf of our family, we would like to give our deepest gratitude, thankfulness, and appreciation to all the venerable Sanghas, relatives, friends, students and colleagues, close and afar who came to show respect, pray and celebrate the life of our Mother over the week of memorial services.  We were touched and overwhelmed to see, reunite with so many familiar faces. We hope that our mother had touched your hearts and souls as well as influenced you like the ways she did to ours. Our Mother will be missed but we believe that we all are her continuation, as Thầy Thích Nhất Hạnh pointed out, "Mother, you continued well in me."
If you have any fond memory or lesson from our Mom, please share with us, we are putting a Kỷ Yếu or a book for her 49th days on Monday, November 9th, 2015 at Kim Quang Buddhist Temple.
With gratitude and respect.
Love and peace
On behalf of our family.
Long Bach, Husband
Phe Bach, Son