Tuesday, February 19, 2019

Giới thiệu sách: Hoa Đàm 5 - Phật Giáo với Dân Tộc

Bìa sách - thiết kế bởi Uyên Nguyên, Lotus Media Inc.

THÍCH ÐỨC NHUẬN: 
Người theo Phật giáo sau khi nhận định rõ hai ngã đạo đời chỉ là một. Dù lẽ Ðời là một giai đoạn của lẽ Ðạo, hình thức sinh hoạt của tu sĩ theo Ðạo và hình thức sống của dân chúng vẫn không khác nhau, nhất là cái tinh thần không câu chấp của Phật giáo, đôi khi đã khiến các tu sĩ làm việc đời như những chiến sĩ khi lâm biến.
Ðể giữ vững lập trường Ðạo để giúp việc Ðời, hai nhà cách mạng đạo đức Huỳnh Phú Sổ và Lý Ðông A cũng đã khơi nguồn từ lẽ Ðạo để nhập thếtheo ngã đời, và sẽ xuất thế theo ngã Ðạo khi việc Ðời đã giải quyết xong.
Vị lãnh tụ họ Huỳnh, người sáng lập ra Phật giáo Hòa Hảo và Ðảng Dân Xã đã cương quyết vung bảo kiếm vào đời:
“Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha
đền xong nợ nước thù nhà
Thiền môn trở gót Phật đà nam mô.”

Còn vị thủ lãnh họ Lý, người đã dựng lên học thuyết D.D thắng nghĩa cũng chủ trương tương tự như thủ lãnh họ Huỳnh, là:
“Chèo sang một bến Cực lạc
vớt lấy trăm bể trầm luân
làm tròn giấc mộng tiền sinh ấy
trở lại hang sâu nhập niết bàn”

Những phương pháp tranh đấu cao độ của các nhà lãnh tụ tôn giáo từ ngã Ðạo qua ngã Ðời, hoặc từ ngã Ðời sang ngã Ðạo chứng minh rõ Phật giáo như thế nào rồi.
Riêng đối với những người đã giác ngộ hay chưa giác ngộ chủ trương của Phật giáo, cần lưu ý hành động của mình trước hai ngã Ðạo và Ðời.
a. Khi lâm biến, việc Ðời phải lo trước việc Ðạo. Vì đời có thịnh Ðạo mới hưng. Xã hội có yên việc tu hành mới không bị phá hoại.

b. Lúc bình thường, việc tu dưỡng đạo đức để nâng cao giá trị con người của mỗi người cũng rất cần thiết, dù người đó chỉ hành nghiệp của Bồ Tát mang thân mình ra phụng sự Ðời.
Tại sao vậy?

Vì: “Ðạo Phật là một phương pháp để giác ngộ con người tới chân lý.” Phương pháp đó có thể làm lợi cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ dành riêng cho các tu sĩ trong Phật giáo.
Ðể kết luận, đặt ra vấn đề Minh danh Phật, là nhằm mục đích mở đường cho việc tìm hiểu “Tinh thần Nhân chủ xã hội Phật giáo,” tuy chưa đủ sáng tỏ đối với một giáo lý như giáo lý của Phật. Nhưng, với cái nhìn ở một góc cạnh chính trị về Phật giáo, tưởng cũng không phải là vô ích, đối với phong trào cách mạnh dân tộc hiện nay.


NHẤT HẠNH: Chúng ta đã không biết thừa hưởng những phần quý giá nhất của gia tài tâm linh mà Siddhartha để lại. Đạo Bụt của chúng ta đã hủ hóa, không còn đóng được vai trò như ngày xưa. Chúng ta phải nỗ lực làm mới đạo Bụt để đạo Bụt có thể tiếp tục đóng được vai trò của nó trong việc đem lại an bình cho bản thân, gia đình, đất nước và xã hội. Chỉ thực tập đạo Bụt tín mộ, cả ngày chỉ cúi rạp mình dưới mấy cây hương, chúng ta sẽ không làm được việc đó, chúng ta sẽ không xứng đáng là con cháu của bậc Đại Hùng.

No comments:

Post a Comment