Friday, June 10, 2022

Tâm Quảng Nhuận dịch Việt: Sự Tăng Trưởng Và Phát Triển Của Các Tổ Chức Phật Giáo – I. Lời Khuyên Chung Để Bắt Đầu Xây Dựng Một Tổ Chức Phật Giáo | Growth And Development Of Buddhist Organizations

 

Bài này đã được trình bày tại Hội thảo Tăng sĩ Quốc tế ở Toronto, ngày 29 tháng 9 năm 1998. Chủ đề của bài thuyết trình tập trung vào kinh nghiệm của bản thân trong việc phát triển hai trung tâm Phật giáo tại Hoa Kỳ. Tác giả nói về những kinh nghiệm mang lại thành công trong việc phát triển một trung tâm Phật giáo, nói chung, sau đó đề cập đến một số ý tưởng mà Hòa thượng rút tỉa từ sự thành quả có được.

Sự Tăng Trưởng Và Phát Triển Của Các Tổ Chức Phật Giáo

Nguyên bản: Growth And Development Of Buddhist Organizations
của Hòa thượng Henepola Gunaratana Mahathera,
Trưởng ban Tăng già Nayaka tại Hoa Kỳ; Chủ tịch Hội Bhavana.
Tâm Quảng Nhuận dịch Việt

I. Lời Khuyên Chung Để Bắt Đầu Xây Dựng Một Tổ Chức Phật Giáo

Theo trực giác của bạn

Trực giác là chìa khóa để thành lập bất kỳ tổ chức nào, đặc biệt là các tổ chức Phật giáo. Nếu bạn làm việc vì lợi nhuận, bạn có thể lập kế hoạch dựa trên sự kỳ vọng về lợi nhuận. Với các tổ chức phi lợi nhuận, đặc biệt là tổ chức Phật giáo, bạn làm việc để mang lại cho người khác hạnh phúc và bình an về mặt tinh thần, chứ không phải vì lợi ích vật chất hay tài chính. Chính trực giác của bạn sẽ cho phép mình biết cách mang lại niềm an lạc và hòa hợp cho mọi người, đồng thời hướng dẫn bạn đưa ra các kế hoạch và quyết định cho tổ chức của mình.

Bạn cần một số cơ sở hỗ trợ bên trong, để đáp ứng và vượt qua những trở ngại sẽ phải đối mặt. Từ việc dựa vào trực giác của mình, bạn có tầm nhìn xa về những gì mình muốn đạt được. Niềm tin vào trực giác của bạn mang lại cho bạn sức mạnh bên trong để hỗ trợ công việc. Với sức mạnh bên trong đó, bạn sẽ không lay chuyển bất cứ điều gì trước khi dự án đạt đến trạng thái cất cánh. Những người khác cảm nhận được sức mạnh của tầm nhìn đó, và họ sẽ đến để hỗ trợ bạn cũng như công việc của bạn.

Bạn có một thông điệp tự tin bên trong. Điều này nói, “Ah! Đây là những gì tôi muốn làm và tôi nghĩ rằng mình có thể. Nếu tôi làm điều này, điều này và điều này – thì tôi có thể!” Hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân, kinh nghiệm của bản thân, dựa trên thành công của bạn trong quá khứ từ việc sử dụng trực giác hoặc tiếng nói bên trong của mình. Hãy xây dựng ngày càng nhiều niềm tin và sự tự tin vào trực giác của chính chúng ta.

Ba mươi năm trước, tôi đến Mỹ, và trong hai mươi năm đầu tiên ở đây, tôi đã giúp phát triển một ngôi chùa ở Washington, DC, Washington Buddhist ViharaTịnh xá Washington bắt đầu vào giữa những năm 1960 sau khi một nhà sư, Bope Vinita, đến Harvard từ Sri Lanka để nghiên cứu tôn giáo, nhân đó đã phát hiện ra mối quan tâm đến Phật giáo Nguyên thủy của người dân Hoa Kỳ. Một tổ chức Sri Lanka đã bảo trợ Hòa thượng trở lại Washington với nhiệm vụ bắt đầu xây dựng một cộng đồng Phật giáo. Vào thời điểm đó, không có một tổ chức Phật giáo Nguyên thủy nào ở Hoa Kỳ. Hòa thượng sống ở căn hộ cho thuê trong khi tìm kiếm nhà. Là một nhà sư nổi tiếng, Hòa thượng kết bạn với nhiều người và đăng ký thành lập một hội là Tịnh xá Phật giáo Washington. Đại sứ quán Thái Lan đã giúp Hòa thượng tìm ra một tòa nhà, trên đường 16 NW. Chính phủ Sri Lanka và tổ chức Sri Lanka từng cử Hòa thượng đến Hoa Kỳ cũng đã tài trợ một nửa chi phí của tòa nhà đó; riêng Hòa thượng Vinita thì đã sắp xếp để vay một nửa còn lại từ một ngân hàng. Mãi khi Hòa thượng rời Washington, tôi bước vào vị trí của ngài; chúng tôi mua tòa nhà vừa kể ba tháng sau. Đó là cách mà tầm nhìn của một cá nhân bắt đầu cho việc gầy dựng một ngôi chùa. Ngay thời điểm tăng lên 2.000 thành viên.

Mười sáu năm trước, tôi bắt đầu công việc thành lập Hội Bhavana, một tu viện và trung tâm nhập thất trong rừng ở miền Tây tiểu bang Virginia. Kể từ khi đến Hoa Kỳ, tôi đã đi rất nhiều nơi, giảng Pháp, và luôn nhận được rất nhiều câu hỏi về cách thực hành thiền định. Vì vậy, tôi bắt đầu ước mơ xây dựng một trung tâm thiền, để dạy thiền. Một sinh viên của tôi đã nhiệt tình tiếp nhận ý tưởng và ngỏ lời giúp đỡ.

Khi tôi và anh ấy bắt đầu thành lập Bhavana, tất cả những gì chúng tôi có là tự tin vào trực giác của mình. Chúng tôi không có tiền, không có nơi ở, và chúng tôi không biết ai sẽ hỗ trợ. Vậy mà chúng tôi vẫn không ngừng suy nghĩ và tâm niệm, lập kế hoạch do trực giác hướng dẫn. Bất cứ khi nào bắt gặp một cơ hội nhỏ nhất, chúng tôi sẽ đặt tâm nguyện của mình về phía trước. Chúng tôi sẽ bộc bạch, chia sẻ cùng mọi người, “Bạn có thể hỗ trợ chúng tôi không?” Chúng tôi đang thăm dò ý kiến chung.

Hội Bhavana được thành lập vào năm 1982; một luật sư nói với chúng tôi rằng phải cần ít nhất bốn người mới hội đủ điều kiện tạo ra một Hội, do đó chúng tôi đã mời thêm hai người; để đủ bốn thành viên, với một tầm nhìn, và chưa có tiền. Nhưng chúng tôi vẫn đi tìm một số mảnh đất, là một nơi có trị giá hơn một triệu đô la, thương lượng xuống dưới một triệu và bắt đầu tìm ngân quỹ. Trong ba tuần, chúng tôi đi gần năm ngàn dặm, tích góp được 5.000 đô la và chính xác là chi 5.000 đô la, vì vậy không đủ thấm vào đâu và mất cơ hội mua mảnh đất đó.

Chúng tôi tiếp tục cố gắng quyên góp tiền và đã được 18.000 đô la, rồi lại đi tìm mảnh đất khác. Chúng tôi hẹn gặp một nhà môi giới bất động sản tại một nhà hàng vùng nông thôn cách Washington, DC hai giờ đồng hồ. Chúng tôi đã đến, nhưng anh ta không bao giờ xuất hiện. Một khách hàng khác hỏi chúng tôi tại sao lại tìm kiếm người đàn ông đó, và chúng tôi đã kể với anh ta. Ngờ đâu chính anh ta ngỏ ý muốn bán cho chúng tôi một mảnh đất rộng 13 mẫu. Nó rất đẹp, chúng tôi sẽ mua ngay nếu giá cả phù hợp. Bao nhiêu? Chính xác là anh ta yêu cầu 18.000 đô la. Hai ngày sau đó, chúng tôi đã ký giấy thỏa thuận.

Khi chúng tôi theo đuổi tâm nguyện của mình, nhiều điều như thế này đã xảy ra. Ngay khi chúng tôi cần một người thợ mộc có chuyên môn nhất định, một người như vậy lại xuất hiện. Đại loại như thế. Tại một thời điểm, khi chúng tôi đang gây quỹ với hy vọng xây thêm nhà ở cho trung tâm của mình, một người hàng xóm đã đề nghị nhượng cho chúng tôi ngôi nhà của cô ấy liền kề với cơ ngơi của chúng tôi – và một lần nữa, giá chào bán chính xác bằng số tiền mà chúng tôi đã huy động được.

Tin tưởng vào Giáo pháp

Tôi luôn tâm niệm những lời của Đức Phật đã hướng dẫn và tin tưởng vào những điều đó. Ngài nói,

Dhammo have rakkhati Dhammacāriṁ,
Dhammo suciṇṇo sukham-āvahāti,
Esānisaṁso Dhamme suciṇṇe,
Na duggatiṁ gacchati Dhammacārī.

Nghĩa là, khi bạn muốn bảo vệ Giáo pháp, thì Giáo pháp sẽ bảo vệ bạnGiống như lúc bạn bảo vệ một chiếc ô, nó sẽ bảo vệ bạn khỏi nắng và mưa. Khi bạn bảo vệ Giáo pháp, nó sẽ bảo vệ bạn khỏi rơi vào tình trạng tồi tệ.

Người chủ động thành lập tổ chức tôn giáo không nên đặt lợi ích cá nhân của mình lên trước lợi ích của tổ chức. Đừng nghĩ về việc bạn sẽ che đậy được nó, bao nhiêu người sẽ nhận ra, v.v. Nếu bạn nghĩ đến lợi ích của riêng bạn, đó là một yếu tố làm suy yếu tổ chức. Nếu bạn hy sinh lợi ích cá nhân, đó là một yếu tố rất mạnh mẽ mà mọi người sẽ công nhận. Mọi người sẽ làm việc quên mình.

Ngay từ đầu, trong công việc của tôi với Bhavana, ý định đã rất trong sáng. Khi thành lập Bhavana, tôi không có ý tưởng kiếm tiền, đạt được danh tiếng, và nhận đồ đệ. Tất cả những gì tôi có trong đầu là thiết lập một nơi để mọi người trải nghiệm an bình, thư giãn, thiền định – để tạo nên một cộng đồng mẫu mực. Tôi muốn thấy các tăng ni ở khắp mọi nơi, dưới mọi gốc cây, nhiều như cây ở trong rừng.

Miễn là chúng ta có ý định trong sáng, không phải vì động cơ ích kỷ cá nhân, chúng ta có thể tin tưởng rằng mọi việc sẽ diễn ra như thế nào. Quá nhiều điều bất ngờ đã xảy ra. Rất nhiều điều rất đáng ngạc nhiên, và ai có thể đoán được rằng điều này hoặc điều tốt đó có thể xảy ra?

Ví dụ, tại cuộc họp Hội đồng quản trị cách đây vài tháng, một thành viên Hội đồng quản trị liên tục đưa ra đề xuất về cách gây quỹ. Ông ấy muốn thành lập một ủy ban để gây quỹ mua đất, và muốn gửi thư kêu gọi mọi người, v.v. Tôi đã nói không với tất cả những điều này, bởi vì tôi không muốn mọi người nói về chúng tôi như một tổ chức gây quỹ. Thay vào đó, một người nào đó đã đề xuất tổ chức lễ kỷ niệm, và một thành viên của Hội đồng đã đưa ra một ý tưởng tuyệt vời cho lễ kỷ niệm Năm thứ mười, bao gồm một khóa nhập thất đặc biệt và cơ hội cho các thành viên quy y suốt đời cũng như phát nguyện về các hành vi đạo đức cơ bản (Tám Đời sống Giới luật.) Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành điều đó. Nó đã t ạo ấn tượng về chúng tôi; nó cho các thành viên thấy rằng chúng tôi đang (tỉnh) thức, đang làm mọi việc và cho mọi người cơ hội để suy ngẫm về những thành tựu đáng kể của mình từ khi bắt đầu không có gì, và cũng để họ phát triển trong Giáo pháp. Nó đã thành công rực rỡ về mọi mặt, đối với nhiều người tham gia đã tâm sự cho tôi rằng sự kiện này đóng vai trò như một bước ngoặt trong cuộc đời họ. Tất cả điều này xuất phát một cách gián tiếp từ việc chúng ta duy trì sự chính trực từ chối thay đổi trọng tâm của mình khỏi Giáo pháp chỉ để kiếm tiền.

Đôi khi, có người muốn lạm dụng các cơ hội tổ chức để lợi dụng chúng tôi vì lợi ích cá nhân của họ. Họ rất thất vọng về khi chúng tôi từ chối. Các tổ chức Phật giáo không bao giờ được tham gia vào những việc như vậy. Tuân theo các giới luật cơ bản về không nói sai sự thật, v.v. mang lại sự bảo vệ tuyệt vời trong những tình huống như thế này.

Chúng tôi cảm thấy thành công và được bảo vệ bởi vì đang làm việc cho Giáo pháp. Nếu mọi người ở đây cãi nhau, tôi hỏi họ, Tại sao? Anh em không tranh giành tài sản, chức vụ, lợi nhuận vì không có những thứ đó cho bất cứ ai ở chỗ đây. Vì vậy họ phải thấy rằng đó chỉ là một cuộc tranh chấp vô bổ, dại dột chỉ vì cái tôi của mình và họ phải gạt bỏ điều đó. Mục đích duy nhất của chúng ta là thực hành, giảng dạy và học hỏi Giáo pháp. Đức Phật nói,

Na tàvatà dhammadharo – yàvatà bahu bhàsati
Yo ca appam pi sutvàna – dhammam kàyena passati
Sa ve dhammadharo hoti – yo dhammam nappamajjati.

nghĩa là, “Một người không phải là một hành giả về Giáo pháp bởi vì anh ta là người nói nhiều. Nhưng, người để Giáo pháp tự thể hiện thông qua hành vi của mình, ngay cả khi anh ta chỉ biết một chút Giáo pháp, trên thực tế, là một hành giả Giáo pháp giỏi.”

Người ta thấy Đạo trong cách ứng xử của cư dân nơi đây. Mọi người đến và thấy họ đang sống theo cách này – họ có thể thấy rằng Giáo pháp đã mang lại điều gì đó tích cực trong cuộc sống của mọi người. Đây là một phần trong cách thập phương bá tánh học hỏi: họ học từ sách, nghe giảng, từ các cuộc thảo luận, và từ gương mẫu của chúng tôi.

Vượt qua những lời chỉ trích và những trở ngại khác

Việc thành lập một tổ chức Phật giáo đòi hỏi tầm nhìn, nghị lực, sự kiên trì và quyết tâm của một cá nhân cũng như khả năng giao tiếp  của người đó trong việc kết nối mọi người. Nó cũng cần sự kiên nhẫn để chịu đựng tất cả các loại vấn đề.

– Sự chỉ trích

Lần đầu tiên khi bạn quyết tâm tổ chức, có lẽ sự bắt đầu không có gì ngoài tầm nhìn của bạn, bạn sẽ bị chỉ trích, bởi vì mọi người không biết tâm nguyện của bạn và chưa tin tưởng vào bạn. Bạn phải làm cho một vài người tin tưởng vào bạn và dự án của mình. Ví dụ: nếu bạn liên hệ với 50 người, 45 người sẽ từ chối dự án với sự nghi ngờ và chỉ 5 người tin – vì vậy nhiệm vụ ban đầu của bạn là thuyết phục 5 người đó. 5 người đó phải thuyết phục nhiều hơn trong số 45 người kia rằng bạn không phải là kẻ gian và họ đã thấy cách bạn làm việc, v.v. Khi đó có thể 10 người sẽ tin. Nhờ vậy bạn sẽ có 15 hoặc 16 trong số 50 người. Có thể cần phải mất vài năm để bạn có thêm 20 người nữa.

Khi dự án của bạn thực sự phát triển, sẽ một số người ủng hộ đóng góp đáng kể. Họ cống hiến công việc, tiền bạc, ý tưởng, sự hợp tác và sự cảm thông.

Thực tế không may, có những người khác đang ngồi và không làm gì cho dự án, nhưng họ sẽ chỉ trích tiêu cực và cố gắng ngăn cản mọi người. Trong số những người tiêu cực đó, có một hoặc hai người làm tất cả những gì có thể để phá hủy nỗ lực của bạn. Họ dùng thời gian, công sức và tiền bạc của chính mình để phá. Đó là sự tận hưởng của họ.

Đồng thời, sẽ có những trở ngại nữa như sự cạnh tranh từ các tổ chức khác, nhưng điều này có thể không quá tệ. Những vấn đề tồi tệ nhất thường là những cá nhân tiêu cực. Họ có thể hoàn toàn không biết về tính cách của bạn cũng như các phương tiện và mục tiêu dự án, nhưng vì sợ hãi và ghen tị mà muốn phá hủy nó. Trong số 50 người, bạn sẽ tìm thấy 2 hoặc 3 người như thế này. Chúng rất bất lợi. Chỉ cần một người thả bom, họ có thể phá hủy mọi thứ. Họ có sức mạnh hủy diệt mạnh mẽ: “ám sát nhân vật” và ném bùn, tất cả đều không có một chút sự thật, tất cả đều dựa trên sự nghi ngờ phi lý.

Nó xảy ra với tất cả các tổ chức. Ngay cả khi bạn bắt đầu nỗ lực, sự nghi ngờ của một số người có thể manh nha. Bạn thấy mình đang ở một vị trí rất khó khăn. Nếu bạn cố gắng sửa chữa những ý kiến sai lầm của mọi người, bạn sẽ làm nổ tung vấn đề và khiến nhiều người đặt câu hỏi về ý định của bạn. Nếu bạn cứ phớt lờ, thì họ ngày càng thất vọng, thất vọng vì thiếu phản ứng và họ trở nên tồi tệ hơn. Khi bạn tiếp tục bất chấp họ, họ càng ghen tị và tức giận. Khi bạn bắt đầu thể hiện sự thành công, họ cảm thấy tội lỗi, khó chịu vì mất mặt.

Không có giải pháp nhất định nào cho vấn đề của những thành phần này. Bạn chỉ có thể coi chúng là một phần trong dự án của mình, là điều không thể tránh khỏi. Bạn không thể ngăn cản hoặc tránh né được. Người ta nói rằng mọi công việc đều cần đến bốn người: một người thực hiện công việc, một người hỗ trợ, một người giữ im lặng và người còn lại phản biện. Vì vậy, khi bạn làm công việc và ai đó chỉ trích, bạn cần cảm thấy điều đó cũng nên, bởi vì bây giờ bạn biết công việc đã hoàn thành. Bạn đã hoàn thành công việc của mình, và người phê bình cũng hoàn thành công việc của mình.

Những người đưa ra sáng kiến ​​phải có tầm nhìn hoặc ý tưởng về “Đây là điều tôi sẽ làm” mà không bị người khác làm chùng lòng. Hãy làm việc từ tốn và nhẹ nhàng. Tôi đã thấy một máy tách gỗ tại nơi làm việc. Từng khúc gỗ đưa vào máy một cách chậm rãi và đều đặn. Thoạt tiên máy dừng lại như không có gì. Đầu nhọn của nó chạm đến đầu trước của khúc gỗ, rồi với một lực đều đặn và ổn định, nó sẽ từ từ đẩy qua, không nhúc nhích vì bất cứ thứ gì. Nó kéo dài cho đến khi – với một tiếng động nứt lớn – nó tách khúc gỗ. Đó là loại sức hút mà người lãnh đạo cần phải có: kiên định, vững vàng và bất thối chuyển vì bất cứ điều gì.

Vì vậy, khi bạn nghe thấy “như vậy và như vậy” là dễ khó chịu và tức giận, nhớ rằng cũng đừng tức giận! Chào mừng ai đó. Nếu họ hỏi về dự án, hãy cho anh ấy biết thông tin chung. Tuy nhiên, đừng chọc tức người khác bằng cách nói nhiều hơn mức cần thiết về những thành công của bạn.

Đừng trả đũa những người cố gắng ngăn cản công việc tốt của mình. Cuối cùng họ sẽ mất hứng thú. Một ngày nào đó họ có thể trở thành người ủng hộ bạn. Bởi vì bạn không xúc phạm họ và không đóng cửa đối với họ, bạn thậm chí có cơ hội giúp đỡ họ rất nhiều trong tương lai.

Không có gì mà lúc nào cũng trơn tru và suông sẽ. Để bắt đầu bất cứ điều gì tốt, cần có một nền đất khô và gồ ghề để phá vỡ.

– Cần có kỷ luật

Các tổ chức tôn giáo phải có kỷ luật. Ít nhất nêu cao Năm Giới để mọi người gia tâm xây dựng nương dựa vào. Với nền tảng đạo đức của Năm giới, tuân giữ và thực thi chúng, bạn có thể tránh được các vấn đề tu ế toái khác nhau – chẳng hạn như say rượu hoặc các hoạt động bất hợp pháp trong tổ chức, tránh được sự bối rối và mọi người sẽ mất niềm tin vào tổ chức.

Trong tổ chức của chúng tôi, chúng tôi giữ nhiều hơn Năm Giới. Các tu sĩ tại Bhavana Society duy trì kỷ luật tu viện, các quy tắc của Luật tạng do Đức Phật ban cho… Phật tử và khách thập phương tuân giữ Tám Giới, là Năm Giới cơ bản với các quy tắc được bổ sung như không tham gia vào bất kỳ hành vi tình dục, không lấy thức ăn sau buổi trưa, và không tham gia một số trò giải trí nhất định (bao gồm xem các chương trình biểu diễn và khiêu vũ.) Điều này tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hành và mục đích của chúng ta, đồng thời giúp tránh được nhiều vấn đề hơn những gì mà Năm Giới cần phải tránh.

Vì bảo vệ giới luật, chúng ta không bị phiền hà bởi những thứ không phù hợp với mục đích của mình. Ví dụ, chúng tôi không bị cuốn hút thái hóa vào các loại giải trí. Chúng tôi không cảm thấy bị cám dỗ để có một buổi khiêu vũ ở tu viện. Nhiều lần mọi người cố gắng tặng một chiếc tivi, tất nhiên tôi thấy những lợi thế khi có nó vì có thể xem phim tâm linh và xem video về các sự kiện của chính mình. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Chẳng bao lâu chúng ta sẽ xem video về thiên nhiên. Sau đó, cấp độ tiếp theo: một bộ phim rất đẹp, có lẽ về văn hóa của một quốc gia khác. Tiêu chuẩn sẽ tiếp tục bị hạ thấp. Có lẽ cuối cùng chúng ta sẽ có những bộ phim thuộc loại có thể làm kinh ngạc Phật tử và khách viếng thăm. Một khi bạn bắt đầu, và không thể kiểm soát.

Bất kể hành vi của nhóm trong sáng đến đâu, thông tin sai lệch và tin đồn có thể phát sinh và lan truyền rất dễ dàng. Một thành viên của Hội đồng Quản trị trong khi đến thăm một quốc gia Châu Á đã tham dự một cuộc họp với các Phật tử khác từ Hoa Kỳ. Nhiều trung tâm nhập thất khác nhau đã được nêu lên trong phần thảo luận, nhưng ông không đề cập đến sự liên kết của mình với Hội Bhavana. Khi tên của Hội Bhavana xuất hiện, một người phụ nữ thốt lên, “Ồ, đó là nơi họ tổ chức trà đạo Nhật Bản.” Cô ấy đã nghe ở đâu đó rằng sự kiện này đã từng xảy ra. Thành viên của chúng tôi nói với cô ấy rằng anh đã ở bên Bhavana từ những ngày đầu thành lập và chưa bao giờ thấy một buổi lễ như vậy. Ngay cả khi không có cơ sở cho một câu chuyện, nó có thể lan truyền. Chỉ với một thứ nhỏ nhặt nhất, người ta cũng có thể làm nổ tung nó. Vì vậy, điều quan trọng là không bắt đầu bất kỳ hành vi nào lạc hướng ngoài mục tiêu của bạn hoặc ngoài giới luật, để không có gì dẫn đến việc nói xấu.

Mọi người đã đề nghị rằng chúng tôi cho phép họ ở lại đây chỉ giữ Năm giới. Bằng cách đó, các cặp vợ chồng có thể trú ngụ cùng nhau, và chúng tôi có thể có gia đình với con cái của họ như một phần của cộng đồng của chúng tôi. Tôi c ó biết một nơi cho phép điều này, và các cặp vợ chồng là một phần của cộng đồng của họ. Một người vợ ngoại tình với một người đàn ông khác, và người chồng nói với v ị Trụ trì rằng anh ta muốn giết người đàn ông đó. Trụ trì nói, “Không có ‘kẻ giết người’ và không có ‘ai giết người’’vì vậy bạn muốn làm gì thì làm.” Không ngờ, ông chồng ấy đã giết người đàn ông thật và chôn anh ta ở một nơi trong khu nhà của mình. Vị trụ trì bị bắt, bị phạt tiền và bị tống vào nhà giam; sau đó được trả tự do với điều khoản rằng không được sống tại khu vực của cộng đồng trước đây.

Khi bạn cho phép mọi người sống cùng nhau, và cho phép quan hệ tình dục, bạn luôn phải mong đợi sự ghen tuông và hàng ngàn vấn đề tế nhuyễn khác. Tại Bhavana, các gia đình có thể đến thăm nhưng nam và nữ không được ở cùng phòng. Song, các cặp đôi đã đến đây để hưởng tuần trăng mật – và ở trong những ngôi nhà nhỏ riêng biệt.

Nếu những người đến đây không muốn kỷ luật bản thân theo đúng giới luật, và chúng tôi nhất quyết không tuân theo, có lẽ họ sẽ không đến. Đành thôi! Chúng ta chỉ đơn giản sẽ có một số lượng người nhỏ hơn, có nghĩa là giảm thiểu một phần sinh hoạt phụ khác. Chúng tôi không cần phải nới lỏng kỷ luật của mình để thu hút nhiều người hơn. Nếu chỉ có tăng ni ở lại đây, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hành thiền định, và tuân theo kỷ luật. Chúng tôi có thể chuyển đổi từ trung tâm nhập thất sang tu viện bất cứ lúc nào. Tất nhiên, mọi người lại đến. Nhưng chúng tôi cần mọi người có một sự tôn trọng to lớn đối với kỷ luật.

Mọi người mong đợi kỷ luật từ các nhà lãnh đạo của họ. Hãy nhìn những gì đã xảy ra với Tổng thống Clinton. Với tư cách là Tổng thống, ông có thể có hàng nghìn phụ nữ, nhưng ông phải có kỷ luật và không được ngủ với bất kỳ ai mà ông thích. Cả nước đều mong đợi điều đó. Dù bản thân họ không giữ được kỷ luật, nhưng thực sự họ vẫn phải tôn trọng điều đó. Chúng tôi muốn gìn giữ sự tôn trọng đó. Ngay cả những tên trộm, và những người phá vỡ mọi quy tắc, tôn trọng kỷ luật ở những người khác. Khi bị xúc động hoặc bị quấy rầy, họ có thể nói rằng họ không quan tâm, nhưng khi trở lại bình thường thì họ quan tâm.

Các tổ chức tôn giáo đặc biệt phải giữ kỷ luật. Mọi người hướng tới các tổ chức tôn giáo và mong đợi các tiêu chuẩn cao hơn từ họ. Đã có rất nhiều vấn đề xảy ra với các trung tâm thiền ở Hoa Kỳ, sự lạm dụng quyền lực của các giáo viên khiến học viên trở thành nạn nhân của họ. Các học viên có thể tạm thời tận hưởng niềm vui, và thậm chí có thể nghĩ rằng đó là một may mắn đặc biệt, nhưng khi họ trở lại bình thường, họ không thích điều đó. Họ nghĩ, “Làm thế nào anh ta có thể là một hành giả tôn giáo, một nhà lãnh đạo, nếu anh ta làm như vậy và như vậy với tôi?… và làm sao biết anh ta còn làm gì nữa?” Ngoài ra, sự ghen tị và những đau khổ khác xảy ra trong cộng đồng. Tổ chức tôn giáo không nên có các tiêu chuẩn thấp hơn, mà phải là một ngọn hải đăng. Như vậy, bạn có thể thấy việc thiết lập nền tảng cho kỷ luật đóng một vai trò quan trọng như thế nào đối với sự thành công của tổ chức.

GROWTH AND DEVELOPMENT OF BUDDHIST ORGANIZATIONS

By Ven. Dr. Henepola Gunaratana Mahathera
Chief Sangha Nayaka of The United States of America,
President of Bhavana Society.

This paper was given at the International Monastic Seminar in Toronto on September 29, 1998.

The subject of my presentation focuses upon my own experience in developing two Buddhist centers in the United States. I will talk about what I think brings success in developing a Buddhist center, in general, then I will touch upon some ideas I have about success in the United States.

GENERAL ADVICE FOR STARTING A BUDDHIST ORGANIZATION

Following Your Intuition

Intuition is the key to establishing any organization, particularly Buddhist organizations. If you work for profit, you can make a plan based on the expected profit. With non-profit organizations, especially Buddhist organizations, you work to make others spiritually happy and peaceful, not for material or financial gain. It is your intuition that lets you know how to bring peace and harmony to people, and which guides you as you make plans and decisions for your organization.

You need some basis of inner support, in order to meet and overcome the obstacles you will face. From relying upon your intuition, you have a vision of what you want to accomplish. Your faith in your intuition gives you inner power to support your work. With that inner power, you will not budge for anything before your project reaches the state where it takes off the ground. Other people sense the power of that vision, and they come to support you, and to support your work.

You have an inner voice of confidence. It says, “Ah! This is what I want to do, and I think that I can. If I do this, this and this — then I can!” Trust in your own ability, your own experience, based on your success in the past from using your intuition or inner voice. Build up more and more faith and confidence in your intuition.

Thirty years ago I came to America, and for the first twenty years here I helped to develop a city temple in Washington, DC, the Washington Buddhist Vihara. The Washington Vihara started in the mid-1960’s after a monk, Bope Vinita, came to Harvard from Sri Lanka to study comparative religion, and discovered an interest in Theravada Buddhism among the American people. A Sri Lankan organization sponsored him to return to Washington with a mandate to start a Buddhist society. At that time there was not one Theravada Buddhist organization in the United States. He lived in rented apartment while looking for a house. Being a popular monk he made friends with many people, and formed a society which he registered as “Washington Buddhist Vihara Society.” The Thai embassy helped him to locate a building, on 16th Street NW. The Sri Lankan government and the Sri Lankan organization which sent him to the United States donated one half the cost of the building; Venerable Vinita arranged to borrow the other half from a bank. He left Washington, and I stepped into his shoes; we bought the building three months later. That is how the vision of an individual began that temple. At the time that I stepped into the role of abbot, there were ten members of the Washington Buddhist Vihara; by the end of the second decade, there were 2,000 members.

Sixteen years ago I began the work of founding the Bhavana Society, a monastery and retreat center in the forest in West Virginia. Since the time I had arrived in the United States, I had done a lot of traveling, giving Dhamma talks, and always I received many questions about how to practice meditation. So I began to dream of building a meditation center, to teach meditation. One student of mine received the idea with enthusiasm, and offered to help.

When he and I started Bhavana, confidence in my intuition was all we had. We had no money, no place, and we did not know who would support us. Yet we kept thinking and thinking, making plans guided by intuition. Whenever we came across the slightest opportunity, we would put our thoughts forward. We would ask questions. We would ask people, “Can you support us?” We were gathering information.

My friend and I formed the Bhavana Society in 1982; a lawyer told us we needed at least four people to create a society, therefore we added two people; then there were four of us, and a vision, and no money. But we went looking for some land. We found a large parcel for over a million dollars, negotiated the price down to below a million, and went out fund-raising. In three weeks we ended up traveling 5,000 miles, raising $5,000, and spending $5,000, exactly. We lost the option of buying that land.

We continued to try to raise money, and managed to raise $18,000. We went looking again for some land. We planned to meet with a realtor at a certain restaurant in a rural area two hours outside of Washington, DC. We looked for the man at the restaurant, but he never showed up. Another customer asked us why we were looking for that man, and we told him. He offered to show us a 13-acre piece of land for sale. It was beautiful, and my co-founder and I decided to buy it if the price was right. How much? He asked for $18,000, exactly. We bought it two days later.

As we followed our vision, many things like this happened. Right when we needed a carpenter with a certain kind of expertise, such a person would show up. That sort of thing. At one point, when we were raising funds in hopes of building more housing for our center, a neighbor offered to sell to us her house adjacent to our property — and again, the asking price was exactly the amount of money that we had raised.

Trust in the Dhamma

I always go back to the Buddha’s words, and trust in that. He said,

Dhammo have rakkhati dhammacari
chattam mahantam yathavassakale.
Esanisanso dhamme sucinne
na duggatim gacchati dhammacari.

That is, when you want to protect the Dhamma, the Dhamma protects you. Like when you protect an umbrella, it protects you from sun and rain. When you protect the Dhamma it protects you from going into a woeful state of affairs.

The one taking initiative in starting a religious organization should not put his or her own personal interest before the interest of the organization. Do not think about how much you will get out of it, how many people will recognize you, and so forth. If you think of your own interest, that is a factor which weakens the organization. If you sacrifice personal interest that is a very powerful factor that people recognize. People recognize selfless work.

From the beginning, in my work with Bhavana, my intentions have been pure. In setting up Bhavana I had no idea of making money, gaining fame, getting disciples. All I had in mind was to set up a place for people to experience peace, to relax, to meditate — to make an exemplary community. I wanted to see monks and nuns everywhere, under every tree, as many trees as in the forest.

As long as we have pure intention, not personal selfish motives, we can trust how things will work out. So many unexpected things have happened. So many things that are very surprising, and who would have guessed that this or that good thing could come about?

For example, at a Board meeting some months ago, one Board member kept making suggestions for ways to raise funds. He wanted to form a committee to raise funds to buy land, and wanted to send out letters to urge people to remember us in their bequests, and so forth. I said no to all of these things, because I do not want people to talk of us as a fund-raising organization. Someone suggested a celebration instead, and one member of the Board came up with a marvelous idea for a Tenth Year Anniversary celebration, to include a special retreat and opportunity for members to take lifelong refuge and vows of basic moral conduct (the Eight Life-Time Precepts.) So we did that. It brought attention to us; it showed our members that we are awake, we are doing things, and gave everyone an opportunity to reflect upon our considerable accomplishments from having started with nothing, and also for them to grow in the Dhamma. It was greatly successful in every way, for many of the participants have written me that the event served as a turning point in their life. This all came about indirectly from our maintaining the integrity of refusing to change our focus from the Dhamma just to make money.

Some times people may try to abuse our organizational principles, to take advantage of us for their personal interest. They get very disappointed in us when we refuse. Buddhist organizations should never get involved in that sort of thing. Following the basic precepts of not speaking falsely and so forth gives great protection in these sorts of situations.

We feel successful and protected because we are working for the Dhamma. If people here get into a quarrel, I ask them, Why? You do not quarrel for property, nor for positions, nor for profit. There is none of that for anyone here. So they have to see that it is just a uselessfoolish fight just for their egos and they have to get rid of that. Our sole purpose is to practice, teach, and learn Dhamma. The Buddha said,

Na tavata dhammadharo – yavata bahu bhasati
Yo ca appam pi sutavana – dhammam kayena passati,
Sa ve dhammadharo hoti – yo dhammam nappamajjati.

his means, “A man is not a Dhamma scholar because he is talkative. But, he who lets Dhamma express itself through his behavior, even if he knows only a little Dhamma, is, in fact, a good Dhamma scholar.”

People see Dhamma in the behavior of the people here. People come and see residents are living in this way — they can see that the Dhamma is doing something in peoples’ lives. This is part of how the visitors learn: they learn from books, from listening to the teachings, from discussions, and, from our example.

Overcoming Criticism and Other Obstacles

The creation of a Buddhist organization requires an individual’s vision, energy, perseverance and determination, and his or her diplomacy in connecting people. It also takes patience to tolerate all kinds of problems.

Criticism

When you first try to organize, perhaps starting with nothing but your vision, you will be criticized, because people do not know your mind and do not yet believe in you. You have to make a few people believe in you and your project. If, for example, you contact fifty people, forty-five will reject the project with suspicion, and five will believe — so your initial task is to convince those five. Those five must convince more out of the forty-five that you are not a crook and that they have seen how you work, and so forth. Then maybe ten people will believe. Later you will have fifteen or sixteen out of the fifty people. It may take several years before you have another twenty people.

As your project develops, there are some supporters who contribute substantially. They give their work, their money, ideas, cooperation, and sympathy.

Unfortunately, there are others sitting doing nothing for your project, who negatively criticize, and try to discourage people. Of those negative people, there are one or two who do all they can to destroy the effort. They use their time, effort and money to destroy the project. That is their enjoyment.

There may be other obstacles such as competition from other organizations, but this may not be so bad. The worst problems may be the negative individuals. They may be completely ignorant of your character and the means and goals of the project, but out of fear and jealousy they want to destroy it. Out of 50 people you will find two or three people like this. They are very detrimental. It takes only one person to drop a bomb, and they can destroy everything. They have powerful destructive force: character assassination and mud slinging, all without one iota of truth, all based on irrational suspicion.

It happens with all organizations. Even at the very start of your effort, some peoples’ suspicions may begin. You find yourself in a very difficult position. If you try to correct everyone’s wrong ideas, you blow up the problem, and cause more people to question your intentions. If you just ignore them, they get more and more frustrated, disappointed at the lack of reaction, and they become worse. As you go ahead regardless of them, they become more jealous and angry. As you begin to show success, they feel guilty, and get upset because they lose face.

There is no solution to the problem of these kind of people. You can just consider them to be part of your project, for they are inevitable. You cannot prevent or escape them. It is said that every job takes four people: one to do the work, one to support, one to remain silent, and the other to criticize. So when you do the work and someone criticizes you, you can feel good, because now you know the job is complete. You have done your job, and the criticizer has done his job.

Those who take the initiative should have a vision or idea of “This is what I’m going to do,” without getting disheartened by others. Just work, slowly, and gently. I have seen a log splitting machine at work. Each log goes into the machine slowly and steadily. The machine stops for nothing. Its pointed tip reaches the front end of the log, and with consistent and steady force it slowly pushes its way through, not budging for anything. It goes until — with a great cracking noise — it splits the log. That is the kind of charisma the leader should have: consistent, steady, and not budging for anything.

Thus, when you hear that “so and so” is upset and angry, do not get angry too! Welcome him. If he asks about the project, tell him the general information. However, do not irritate him by saying more than is necessary about your successes.

Do not hold anything against the people who try to stop your good work. They will eventually lose interest. Some day they may become your supporters. Because you do not insult them and do not close the door on them, you may even have the chance to offer them great help in the future.

Nothing is always smooth and rosy. To start anything good, there is rugged, dry ground to break.

The Need for Discipline

Religious organizations have to have discipline. They must at least have Five Precepts, for people to build upon. With a moral foundation of the Five Precepts, keeping and enforcing them, problems of various kinds can be avoided — such as drunkenness or illegal activities within your organization. You avoid embarrassment and people losing faith in the organization.

In our organization we keep more than the Five Precepts. Monastics at Bhavana Society maintain monastic discipline, the rules of the Vinaya given by the Buddha.. Lay residents and visitors keep Eight Precepts, which are the basic Five Precepts with rules added such as not to engage in any sexual behavior, not to take food after noon, and not to indulge in certain entertainments (including watching shows and dancing.) This gives a solid foundation for our practice and our purpose, and helps to avoid even more problems than the Five Precepts help to avoid.

Because of the protection of the precepts, we do not get side-tracked by things which do not fit in with our purposes. For example, we do not get caught up in entertainment. We do not feel tempted to have a dance at the temple. Many times people try to donate a television to us. I see the advantages to having a television; we could watch spiritual movies, and see videos of our own events. But that is just the beginning. Soon we would be watching nature videos. Then the next level: a very beautiful movie, perhaps on the culture of another country. The standard would keep getting lowered. Maybe eventually we would have movies of a sort which would stun a visitor. Once you start, there is no control.

No matter how pure the behavior of the group, misinformation and rumors can arise and spread very easily. A member of our Board of Directors, while visiting an Asian country, attended a meeting with other Buddhists from America. Various retreat centers were discussed, but he did not mention his association with Bhavana Society. When the name of Bhavana Society came up, a woman exclaimed, “Oh, that is the place where they had that Japanese tea ceremony.” She heard somewhere that this event had happened. Our member told her that he had been with Bhavana since its very beginning, and had never seen such a ceremony at Bhavana. Even where there is no basis for a story, it may spread. With even the slightest thing, people can blow it up. Thus it is important not to start any behavior that strays outside of your goals or outside of the precepts, so that there is nothing that leads to damaging talk.

People have suggested that we allow people to stay here keeping only Five Precepts. That way, couples could stay here together, and we could have families with their children as part of our community. However, I know of a place which allowed this, and had couples as part of their community. One wife had an affair with another man, and the husband told the leader that he wanted to murder the man. The abbot said, “There is no ‘killer’ and no ‘killed’, so do what you want to do.” So the husband killed the man, and buried him on the property. The leader was arrested, fined, and sent to prison; later he was released on the provision that he not live at the community’s property. I visited the center while the leader was staying nearby, outside of the property.

When you allow people to live together, and allow sex, you always have to expect jealousy and thousands of problems. At Bhavana, families can come for a visit, but the man and the woman cannot stay in the same room. Couples have come here for their honeymoons — and stayed in separate cottages.

If people who come here do not want to discipline themselves in accordance with the precepts, and we insist upon it, perhaps they will not come. That is okay. Then we will simply have a smaller number of people. It would just mean that we cut down on extra activities. We do not have to relax our discipline to attract more people. If only monks and nuns stay here, we will continue our meditation practice, and follow discipline. We can convert from retreat center to monastery at any time. Of course, people always come. People have a tremendous respect for discipline.

People expect discipline from their leaders. Look at what happened with President Clinton. As President he could have thousands of women, but he is expected to have discipline and not sleep with anyone he chooses. The whole nation expected it. Even though they themselves cannot keep discipline, there is real respect for it. We want to respect that respect. Even thieves, and those who break all the rules, respect discipline in others. When they are emotional or disturbed, they may say they do not care, but when they return to normal they do care.

Religious organizations especially must keep discipline. People look up to religious organizations, and expect higher standards from them. There have been a lot of problems with meditation centers in the United States, abuse of power by teachers who make students their victims. The students may temporarily enjoy the pleasure, and may even think it is a special blessing, but when they come back to their normal senses, they loathe it. They think, “How can he be a religious person, a leader, if he did such & such to me? . . . and what else does he do?” Also, jealousy and other suffering happen within the community. The religious organization should not have lower standards, but should be a beacon. Thus, you can see how establishing a basis for discipline plays an important role in the success of the organization.

No comments:

Post a Comment