Tuesday, October 24, 2023

Lời ngỏ | Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng THÍCH TUỆ SỸ

KỶ YẾU TRI ÂN

HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ
Hội Đồng Hoằng Pháp ấn hành 2023

LỜI NGỎ

Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp.

Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”

Chúng tôi, những giáo sư, học giả, văn nghệ sĩ, những pháp hữu và học trò Tăng, Ni, Phật tử nhiều thế hệ, từng được tiếp cận, đàm đạo, nghe giảng từ các trường lớp Trung, Cao đẳng và Đại học Phật giáo, hoặc chỉ được đọc và nghiên cứu qua hàng nghìn trang kinh, sách, tiểu luận, thơ, văn… của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, rất tâm đắc với lời xưng tán của Triết gia Phạm Công Thiện. Nhưng nơi đây, trong tình Thầy-Trò thâm thiết, trong niềm cảm kích vô hạn đối với di sản tinh thần kỳ vĩ mà Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ để lại cho cuộc đời, chúng tôi chỉ muốn gọi Người bằng ngôn ngữ bình dân và gần gũi nhất: Thầy Tuệ Sỹ.

Cuộc đời Thầy tập trung toàn thời gian vào sự nghiệp Hoằng Pháp; nói theo ngôn ngữ thế gian thì đó là lãnh vực Văn hóa và Giáo dục.

Văn hóa và Giáo dục Phật giáo được biểu hiện qua việc học hỏi, tụng đọc, truyền dạy và thực hành Kinh – Luật – Luận mà Thầy đã tận tụy suốt hơn 60 năm phiên dịch, chú giải, sáng tác, giảng dạy trong nhiều trường lớp Phật học tại Việt Nam và ngoài nước qua Paltalk, Zoom Meeting Online, v.v…

Văn hóa và Giáo dục Dân tộc cũng được Thầy phổ hiện qua những sáng tác thơ văn, tiểu phẩm, tiểu luận… về tình tự dân tộc, nhân sinh quan, xã hội dân sự; và trong một góc nhìn nào đó, ngay chính bản án tử hình và những năm trong tù ngục của Thầy cũng là hệ quả của sự biểu hiện nền Văn hóa, Giáo dục nhân bản và khai phóng của dân tộc trong một giai kỳ lịch sử đen tối trên quê hương.

Trong chiều hướng đó, nội dung tập Kỷ Yếu này dựa theo hành trạng của Thầy Tuệ Sỹ, chia làm 3 phần chính:

Phần I – Phật học: Gồm những sáng tác văn, thơ, biên khảo, tiểu luận của chư vị thức giả, học giả, Tăng Ni, cư sĩ, văn nghệ sĩ nói về Thầy Tuệ Sỹ và ảnh hưởng của Thầy trong tư cách một nhà tư tưởng Phật học, một hành giả Tăng sĩ Phật giáo uyên thâm, trác việt;

Phần II – Văn học: Gồm các sáng tác văn chương, thi phú, mỹ thuật của giới văn học nghệ thuật minh họa về Thầy Tuệ Sỹ như một nhà văn, nhà thơ trứ danh, hàng đầu trong nền văn học Việt Nam; và

Phần III – Đạo Pháp và Dân Tộc: Gồm những sáng tác, nhận định, xã luận, tiểu luận của chư vị học giả, thức giả, đời cũng như đạo, Phật giáo hay tôn giáo bạn, về vai trò của Thầy Tuệ Sỹ trong cương vị lãnh đạo Giáo Hội, cũng như những đóng góp của Thầy bằng hành động hay bằng tâm thức, nhằm xây dựng nền tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam.

Những năm gần đây, với thân bệnh, ngoài trọng trách phục dựng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Thầy Tuệ Sỹ vẫn tiếp tục ngày đêm cặm cụi trên những trang kinh giá sách, phiên dịch chú giải Tam tạng Thánh điển, thành lập một hội đồng phiên dịch quy tụ những nhà Phật học có trình độ cổ ngữ và ngoại ngữ vững chắc, soạn thảo đề án và cẩm nang phiên dịch tỉ mỉ chi tiết cho người đi sau. Vào tháng 7 năm 2022, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Thầy, Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời đã giới thiệu thành tựu sơ bộ với bộ Thanh Văn Tạng, Giai đoạn I, Phần I, gồm 24 tập và 5 cuốn Tổng lục. Dù chỉ mới thành tựu một phần nhỏ của công trình, tư duy và viễn kiến của Thầy Tuệ Sỹ cùng với cẩm nang để lại, cũng cho thấy tầm quan trọng và ảnh hưởng của Đại Tạng Kinh Việt Nam: là đề án có một không hai của nền Phật Việt. Đây có thể nói là công trình Văn hóa Giáo dục cốt lõi trong sự nghiệp hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam mà khởi nguyên là từ lần chuyển pháp đầu tiên của Đức Phật nơi Vườn Nai hơn 25 thế kỷ trước. Chính vì thế, sự nghiệp trí tuệ của Thầy Tuệ Sỹ là một sự nghiệp đồ sộ mà ngàn lời của Kỷ Yếu cũng khó bàn nói hết được. Dù vậy, chúng tôi, mỗi người xin góp một tiếng nói, trước hết là biểu tỏ niềm tri ân và kính trọng vô biên đối với Thầy; thứ đến, muốn chia sẻ, giới thiệu đến bạn đọc về một bậc Long Tượng kỳ vĩ của Phật giáo Việt Nam — một bậc Thầy của những vị Thầy, một bậc Thầy hiếm hoi trong lịch sử gần hai nghìn năm Phật giáo trên quê hương yêu dấu.

Thực hiện tập Kỷ Yếu này, chúng con/chúng tôi muốn tri ân những đóng góp của Thầy Tuệ Sỹ trong mọi lãnh vực; và vì sức khỏe của Thầy, cần phải hoàn tất trong vòng một tháng, trong đó thời gian để các tác giả viết chỉ có mười ngày. Với những hạn chế đó, Kỷ Yếu không thể là một tác phẩm hoàn toàn chuyên chở các nhận định, biên khảo, phân tích về những đóng góp của Thầy hay các tác phẩm của Thầy mà chỉ là một tuyển tập ghi lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những lời tri ân của người viết đối với Thầy. Vì vậy, Kỷ Yếu sẽ không sao tránh khỏi những thiếu sót, hoặc những trình bày có khi chủ quan, cảm tính của những người ngưỡng mộ Thầy Tuệ Sỹ; rất mong sự rộng lượng bỏ qua của chư vị độc giả. Hy vọng những khiếm khuyết của Kỷ Yếu sẽ được bổ túc cho được hoàn mỹ hơn trong dịp tái bản, hoặc trong một tuyển tập nghiêm túc, có rộng thời gian hơn.

Chúng con/chúng tôi cũng xin thành kính tri ân tất cả chư tôn đức Tăng Ni, quý vị Cư sĩ, quý văn nghệ sĩ và Phật tử đã dành tâm cảm và thời gian, đóng góp bài vở và hình ảnh để thực hiện tập kỷ yếu này.

Lời sau cùng, nhìn lại hành trạng một đời của Thầy Tuệ Sỹ, chúng ta thấy Thầy luôn là người tiên phong đầu ngọn sóng, trong cả nẻo đạo hay đường đời: vận dụng từ bi và trí tuệ để khai mở, xây dựng và phát triển, từ việc giáo hội đến việc Tăng đoàn mà không màng chút lợi-danh, quyền thế. Sự có mặt của Thầy trong đời này dường như là để dựng lại những gì bị gãy vỡ, đổ nát. Thầy, có khi như con tê giác[1] cô độc giữa núi rừng, có khi hòa mình đồng trú trong biển lớn thanh tịnh tăng-già, có khi thăng trầm theo vận nước nổi trôi, có khi độc hành trên từng dặm ngàn mây bay[2]… nhưng bước chân của Thầy đã được xác định từ ban đầu với con đường tuệ giác, và chỉ một hướng một nguyện: trải thân cát bụi để thực hiện Bồ-đề hạnh trong lũy kiếp hằng sa quốc độ.

Trong sự ngưỡng phục và đồng cảm sâu sắc với hạnh nguyện vô biên của Thầy, chúng con/chúng tôi xin kính dâng Thầy những dòng văn thơ mộc mạc này, và cùng một lời, xin thưa với Thầy rằng, Thầy sẽ không cô độc, vì khi nhìn xuống, Thầy sẽ thấy chúng con/chúng tôi với ước nguyện “thiên lý đồng hành” trên lộ trình giác ngộ thênh thang.

Ban Biên Tập Kỷ Yếu kính ghi


[1] Hình ảnh từ Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng, Kinh Tập (Sutta Nipata) – HT Thích Minh Châu dịch.

[2] Thiên Lý Độc Hành, thi phẩm của HT Thích Tuệ Sỹ.


BAN THỰC HIỆN KỶ YẾU TRI ÂN 
HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ
Cố vấn: Hòa thượng Thích Như Điển 
| Hòa thượng Thích Nguyên Siêu | Hòa thượng Thích Bổn Đạt
Chủ biên: Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng 
Thượng Tọa Thích Hạnh Viên
Biên tập: Thị Nghĩa Trần Trung Đạo | Nguyên Đạo Văn Công Tuấn  Tâm Huy Huỳnh Kim Quang | Tâm Quang Vĩnh Hảo  
Quảng Diệu Trần Bảo Toàn | Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ

Kỹ thuật và Thiết kế: Nguyên Túc Nguyễn Sung 
Quảng Pháp Trần Minh Triết 
Nhuận Pháp Trần Nguyễn Nhị Lâm

Bảo trợ: Ban Bảo Trợ Hội Đồng Hoằng Pháp

Nguồn: https://hoangphap.org/loi-ngo-ky-yeu-tri-an-hoa-thuong-thich-tue-sy/

Monday, October 23, 2023

Tâm Nhãn: Giáo Lý Không Phải Công Thức Toán Học Có Sẵn

 

“Bạn phải luôn ý thức về cảm xúc của mình – nếu bạn sợ hãi thì đó là điều tự nhiên nhưng đừng bao giờ để sự hoảng sợ xâm chiếm, nếu không bạn sẽ bị tê liệt.” Đó là lời phát biểu của bà Beatriz Flamini, 50 tuổi, vận động viên thể thao mạo hiểm của Tây Ban Nha đã trải qua 500 ngày sống một mình dưới hang sâu (Granada) 70 mét, hoàn toàn không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Theo hãng tin Tây Ban Nha EFE, trải nghiệm của bà đang được nghiên cứu bởi các nhà khoa học tại các trường đại học ở Granada và Almeria, cùng một bệnh viện chuyên về giấc ngủ có trụ sở tại Madrid. Mục đích của nghiên cứu là xác định tác động của sự cô lập xã hội và tình trạng mất phương hướng cực độ tạm thời đối với nhận thức của con người về thời gian, những thay đổi về tâm thần và nhận thức có thể xảy ra khi con người ở dưới lòng đất, cũng như tác động đến nhịp sinh học và giấc ngủ (bbc. com).

Thời gian đầu, khi mới đến đất khách quê người, tâm trạng của tôi bắt đầu nao núng, nhiều lúc muốn đầu hàng số phận, bởi ngôn ngữ bất đồng, nhiều thứ tự lực… Nỗi sợ của tôi lúc này là không sợ chết mà sợ tiếp xúc với người lạ, cảm giác như bị lạc vào một một hành tinh khác. Tôi nghĩ, đây cũng một phần tai hại của những tu sĩ sống quá lâu trong vành đai an toàn của nhà chùa bao bọc, mọi thứ xung quanh luôn được đàn-na thí chủ lo liệu, chưa bao giờ học pháp khổ, kiến thức giáo lý chỉ trên sách vở. Vấn đề tu học cần được thực chứng hay trải nghiệm, như trong luận Câu-xá có một thuật ngữ gọi là “khổ pháp trí” (duḥkhe dharmajñāna), tức trí tuệ phát sinh do quán chiếu, nhận thức, suy luận từ nỗi khổ của Dục giới. Đây là trí tuệ vô lậu (anāsrava-jñāna), đi từ tối sơ nhận thức tính chân thật của hiện thực khổ.

Nếu bạn chưa từng bị ai hại mình thì làm sao biết được thật sự mình có lòng từ bi tha thứ cho họ. Nếu bạn chưa đối diện với tử thần thì làm sao biết được mình xem cái chết nhẹ như lông hồng. Nếu bạn chưa từng cầm bạc vàng trong tay, rồi tập buông bỏ, thì làm sao học pháp: xem của cải là phù vân…

Như một độc giả nào đó, thưởng lãm trong tập thơ “Thiên lý độc hành” của thầy Tuệ Sỹ, đôi khi suy đoán, chắc thầy tâm hồn lai láng chữ nghĩa, đặt bút là thành thơ. Đâu biết rằng, suốt chặng đường thầy đi, trải qua đèo Bảo Lộc, đèo Prenn, đèo Khánh Lê, gặp lúc mưa như thác đổ, nước tuôn mạnh theo hướng đổ đèo, thân già gầy guộc, thầy phải ngồi xuống, đi theo thế ngồi, tránh thế nước xô mình… Từ trải nghiệm pháp khổ, mới có chất liệu để phơi bày ra văn tự:
“Bóng tối sập, mưa rừng tuôn thác đổ
Đường chênh vênh vách đá dọa nghiêng trời
Ta lầm lũi bóng ma tròn thế kỷ
Rủ nhau đi cùng tận cõi luân hồi
Khắp phố thị ngày xưa ta ruổi ngựa
Ngang qua đây ma quỷ khóc thành bầy
Lên hay xuống mắt mù theo nước lũ
Dẫm bàn chân lên cát sỏi cùng trôi
Rồi ngã xuống nghe suối tràn ngập máu
Thân là thân cỏ lá gập ghềnh xuôi
Chờ mưa tạnh ta trải trăng làm chiếu
Nghìn năm sau hoa trắng trổ trên đồi”

“Chiêm ngưỡng thế giới, đối mặt với hiểm nguy, nhìn ra phía trước; tiến lại gần hơn, tìm thấy nhau và cảm nhận chúng. Đó chính là ý nghĩa của cuộc sống”. Đây là lời thoại trong bộ phim “The Secret Life of Walter Mitty”, Ben Stiller đạo diễn, Steve Conrad viết kịch bản, bộ phim ra mắt công chúng vào năm 2013. Tôi không bình gì về bộ phim này, chỉ thấy câu nói có ý nghĩa, tạm vay mượn làm kết luận và khâm phục những con người luôn tìm hiểm nguy đối thoại.

Mùng 8 tháng 9 năm Quý mão.
Tâm Nhãn

Saturday, October 21, 2023

Rev. Dr. Kenneth Tanaka | Tâm Quảng Nhuận dịch Việt: Tại sao Phật giáo phát triển ở Mỹ? | Why Is Buddhism Growing in America?

 

Chúng ta có thể hiểu sự phát triển nhanh chóng của Phật giáo Mỹ bằng cách mượn khái niệm cung cầu từ kinh tế học.

“Cầu” ám chỉ những yếu tố “kéo” hay “chào đón” Phật giáo. Một số điểm nổi bật: Thứ nhất, người Mỹ coi trọng tôn giáo ở mức độ cao hơn nhiều so với người dân ở hầu hết các nước phát triển khác. Tôn giáo có xu hướng được coi là “điều tốt”, cung cấp nền tảng tinh thần và đạo đức cho cuộc sống. Điều này đặc biệt rõ ràng trong việc nuôi dạy trẻ em. Ngoài ra, người Mỹ có xu hướng đánh giá cao các mục sư, linh mục, giáo sĩ Do Thái và các vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo khác. Các nhà lãnh đạo tôn giáo thường đóng vai trò là nhà lãnh đạo trong cộng đồng nói chung ngoài các nhà thờ, nhà thờ Hồi giáo, đền thờ hoặc giáo đường Do Thái cụ thể của họ. Giá trị mà chúng ta đặt vào tôn giáo là một phần của xã hội Mỹ đến mức chúng ta thường xem đó là điều hiển nhiên nên hiếm khi nhận thấy điều đó.

Yếu tố “nhu cầu” thứ hai là sự cởi mở của xã hội. Vào những năm 1960, thái độ của xã hội Mỹ bắt đầu chuyển sang hướng cởi mở hơn đối với các tôn giáo khác ngoài đạo Tin Lành. Ví dụ, khi John F. Kennedy vận động tranh cử tổng thống vào năm 1960, sự nghi ngờ về việc ông theo đạo Công giáo là nguyên nhân gây ra sự phản đối đáng kể. Nhưng vào năm 2020, đạo Công giáo của Tổng thống Joe Biden thường được coi là một thế mạnh vì nó báo hiệu rằng ông là một người có niềm tin tôn giáo chân thành, bất kể giáo phái nào.

Những thay đổi trong luật nhập cư năm 1965 đã thúc đẩy hơn nữa sự đa dạng tôn giáo và do đó là sự cởi mở vì có nhiều người đến từ các quốc gia ngoài phương Tây, bao gồm cả những người nhập cư theo đạo Phật từ châu Á.

Trong bầu không khí cởi mở này, Phật giáo đã ít bị xem là một giáo phái “Đông phương” kỳ lạ như thời mới du nhập. Trên thực tế, khi số người quan tâm đến các vấn đề tâm linh tăng lên, người ta thường nghĩ một cách ngây thơ rằng “Châu Á tâm linh” vượt trội hơn “phương Tây duy vật”. Nhiều người như vậy bị Phật giáo thu hút vì họ tìm thấy ở đó sự đáp ứng nhu cầu tâm linh của một nền văn hóa công nghiệp hóa.

Yếu tố thứ ba tiếp theo sau điều này, và nó liên quan đến sự thay đổi về bản chất tôn giáo ở Mỹ. Các cuộc khảo sát cho thấy ngày càng có nhiều người Mỹ bị thu hút bởi tâm linh hơn là cái thường được gọi là “tôn giáo có tổ chức”, nghĩa là tôn giáo tập trung vào tư cách thành viên trong các tổ chức như giáo đường Do Thái, đền thờ và nhà thờ Hồi giáo. Cụm từ “tâm linh nhưng không tôn giáo” thường được dùng để mô tả những người như vậy.

Chuyển sang khía cạnh cung cấp của Phật giáo, chúng ta có thể xác định những phẩm chất nhất định đã thu hút nhu cầu tâm linh và tôn giáo của người Mỹ. Đặc biệt, Phật giáo phù hợp với xu hướng coi trọng tâm linh nhấn mạnh vào trải nghiệm cá nhân. Đó là, bạn có thể nói, giáo lý Phật giáo cho chúng ta thấy rằng chúng ta luôn mang theo một viên ngọc quý.

Một phẩm chất mà Phật giáo mang lại là thái độ đối với nỗi đau khổ mà tất cả chúng ta phải đối mặt khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Phật giáo coi những khó khăn như bệnh tật, mất mát, thất vọng và cái chết là một phần tự nhiên của cuộc sống và không phải là điều gì đó có thể phủ nhận. Đau khổ là thứ cần được thấu hiểu, chấp nhận và biến thành bàn đạp để sống một cuộc sống trọn vẹn và có ý nghĩa hơn.

Thứ hai, Phật giáo tìm cách nói lên kinh nghiệm độc đáo của mỗi cá nhân. (Xét cho cùng, không có hai viên ngọc nào giống nhau.) Vì điều này, nó có thể là một con đường có giá trị để hiểu rõ bản thân. Nhiều người Mỹ thích cảm thấy rằng họ được tự do đặt câu hỏi về giáo lý tôn giáo và tự quyết định về chúng, và Phật giáo không chỉ cho phép điều này mà thậm chí còn khuyến khích điều đó.

Đây là lý do cho sự phổ biến của Kinh Kalama, trong đó Đức Phật nói:

Đừng đi theo những báo cáo, truyền thuyết, truyền thống, kinh điển, phỏng đoán logic, suy luận, so sánh, thỏa thuận qua quan điểm cân nhắc, xác suất, hay theo ý nghĩ, Người chiêm niệm này là thầy của chúng ta. Khi bạn tự mình biết rằng: “Những phẩm chất này là thiện xảo; những phẩm chất này là hoàn hảo; những phẩm chất này được người trí ca ngợi; những phẩm chất này, khi được áp dụng và thực hiện, sẽ dẫn đến phúc lợi và hạnh phúc” – thì bạn nên nhận và duy trì chúng.– Tăng Chi Bộ Kinh 3.66, dịch. Tỳ kheo Thanissaro

Có lẽ nguyên nhân đầu tiên cho sự phát triển của Phật giáo Hoa Kỳ là do sự phổ biến của thiền định. Khía cạnh thứ ba này do Phật giáo đưa ra bao gồm các phương pháp thực hành mà nhiều người thấy dễ tiếp cận, trị liệu tinh thần, tăng cường và giải phóng tinh thần. Ngồi thiền được dạy trong các trường phái Thiền tông, Nguyên thủy và Tây Tạng đặc biệt hấp dẫn những người cải đạo.

Nhà xã hội học tôn giáo người Mỹ Wade Clark Roof mô tả tâm linh là “trải nghiệm cá nhân phù hợp với nhu cầu riêng của mỗi cá nhân”. Ông viết, tâm linh gắn liền với năm thuật ngữ chính: kết nối, thống nhất, hòa bình, hòa hợp và tập trung. Phật giáo được giới thiệu ở Mỹ thu hút những người mong muốn trải nghiệm những phẩm chất này trong cuộc sống của họ. Để giải quyết nhu cầu tâm linh của rất nhiều người, Phật giáo đã trở thành một phần đa dạng về mặt nhân khẩu học và đa diện trong bối cảnh tôn giáo của Hoa Kỳ. Điều này rất thú vị!

Giống như những viên ngọc quý trong mạng lưới của Indra (ẩn dụ cho sự tương tức), mỗi cộng đồng, mỗi tông hệ phái đều soi sáng cho những cộng đồng còn lại, mỗi cộng đồng đều giúp đỡ và được những người khác giúp đỡ để tỏa sáng rực rỡ hơn.

Source:

Why Is Buddhism Growing in America?

Rev. Dr. Kenneth Tanaka

We might understand the rapid growth of American Buddhism by borrowing the concept of supply and demand from economics.

“Demand” refers to those factors that “pulled” or “welcomed” Buddhism. Several stand out: First, Americans value religion to a much greater degree than do people in most other developed countries. Religion tends to be seen as a “good thing,” providing a spiritual and ethical foundation for living. This is especially apparent in the raising of children. Also, Americans tend to hold pastors, priests, rabbis, and other religious professionals in high regard. Religious leaders often serve as leaders in the general community beyond their particular churches, mosques, temples, or synagogues. The value we place on religion is so much a part of American society that we often take it for granted and scarcely notice it.

A second “demand” factor is societal openness. In the 1960s, American society’s attitude began to shift toward greater openness toward religions other than Protestantism. For example, when John F. Kennedy campaigned for president in 1960, suspicion about his being Catholic was the cause of significant opposition. But in 2020, President Joe Biden’s Catholicism was most often seen as a strength because it signaled that he is a person of sincere religious conviction, regardless of sect.

Changes in immigration laws in 1965 further fostered religious diversity, and thus openness, because of the arrival of more people from non-Western countries, including Buddhist immigrants from Asia.

Within this atmosphere of openness, Buddhism has come to be seen less as a weird “Oriental” cult, as it was when I was growing up. In fact, as the number of people interested in spiritual matters increased, it was often thought, however naively, that “spiritual Asia” was superior to the “materialistic West.” Many such people were attracted to Buddhism because they found it a response to the spiritual needs of an industrialized culture.

The third factor follows on this, and it has to do with change in the very nature of religion in America. Surveys have shown that Americans have in increasing numbers become more attracted to spirituality than to what is often called “organized religion,” meaning religion is centered on membership in institutions such as synagogues, temples, and mosques. The phrase “spiritual but not religious” is often used to describe such people.

Turning to the supply side of Buddhism, we can identify certain qualities that have appealed to the spiritual and religious needs of Americans. In particular, Buddhism fits in with the trend of valuing a spirituality that stresses personal experience. That is, you could say, Buddhist teachings show us that we have been carrying around a precious jewel all along.

One such quality that Buddhism offers is its attitude toward the suffering we all deal with in facing life’s difficulties. Buddhism sees difficulties such as sickness, loss, disappointment, and death as a natural part of life and not something to try to deny. Suffering is something that needs to be understood, accepted, and turned into a springboard for living a fuller and more meaningful life.

Second, Buddhism seeks to speak to the unique experience of each individual. (After all, no two jewels are the same.) Because of this, it can be a valuable path to self-understanding. Many Americans like to feel that they are free to question religious teachings and to make up their minds about them, and Buddhism not only allows for this but even encourages it.

This is the reason for the popularity of the Kalama Sutta, in which the Buddha says:

Don’t go by reports, by legends, by traditions, by scripture, by logical conjecture, by inference, by analogies, by agreement through pondering views, by probability, or by the thought, This contemplative is our teacher.” When you know for yourselves that, “These qualities are skillful; these qualities are blameless; these qualities are praised by the wise; these qualities, when adopted and carried out, lead to welfare and happiness” — then you should enter and remain in them. – Anguttara Nikaya 3.66, trans. Thanissaro Bhikkhu.

Probably the No. 1 reason for the growth of American Buddhism is found in the popularity of meditation. This third aspect offered by Buddhism includes practices that many find easy to learn, mentally therapeutic, and spiritually empowering and liberating. Sitting meditation as taught in the Zen, Theravada, and Tibetan schools has been especially attractive to converts.

The American sociologist of religion Wade Clark Roof describes spirituality as “personal experience tailored to the individual’s quests.” Spirituality, he writes, is associated with five key terms: connectedness, unity, peace, harmony, and centeredness. Buddhism as presented in America attracts people looking to experience these qualities in their lives. In addressing the spiritual needs of so many, Buddhism has become a demographically diverse and multifaceted part of the American religious landscape. To me, this is very exciting.

Like the jewels in Indra’s net, each community, and each lineage shines a light on the rest, each helping and being helped by the others to glow brighter.

Tuesday, October 10, 2023

Tuệ Sỹ: HẠ SƠN - DESCENDING THE MOUNTAIN TRAIL

Ảnh Tâm Nhiên.

HẠ SƠN


Ngày mai sư xuống núi
Áo mỏng sờn đôi vai
Chuỗi hạt mòn năm tháng
Hương trầm lỡ cuộc say

Bình minh sư xuống núi
Tóc trắng hờn sinh nhai
Phương đông mặt trời đỏ
Mùa hạ không mây bay

Ngày mai sư xuống núi
Phố thị bước đường cùng
Sư ho trong bóng tối
Điện Phật trầm mông lung

Bình minh sư xuống núi
Khóe mắt còn rưng rưng
Vì sư yêu bóng tối
Ác mộng giữa đường rừng
    -- Tháng 9/1983

DESCENDING THE MOUNTAIN TRAIL
 
Tomorrow, the monk is descending the mountain
His thin kasaya faded at his shoulders
His prayer beads worn out with time
The ambrosial incenses stave off inebriation
 
At dawn, he descends the mountain
His gray hair sulkily pouting at life
In the east, the sun is turning red
A summer without lingering clouds
 
Tomorrow the monk is descending the mountain
Stopping at the end of town
He coughs in darkness
The Buddha temple is looming in the dim distance
 
At dawn, the monk descends the mountain
Tears still welling up in his eyes
Since he loves the darkness,
the nightmare amongst the forest paths.
-- September, 1983


Poetry by Tuệ Sỹ

Translated by Bạch X. Phẻ

Edited by Nguyễn Văn Thái.


Sunday, October 8, 2023

"Walk With Me" and the Fabulous 50


 

Echo lake. Photo by @PheBach

"Walk With Me" and the Fabulous 50 

Promoting outdoor activities / hiking / backpacking / meditation for the our youths, GĐPT and family members

What: Celebrating some of the Kim Quang parents 50 birthdays. 
Where: Echo Lake / Lake Aloha Trail 
When: Meeting at Echo Lake in South Lake Tahoe at 9:30AM on November 5, 20223
Why: For the love of outdoor, GĐPT, mindfulness, and Buddhism and Applying Buddhism and GĐPT principles and activities into the real life. It is also for family bonding time.
Coordinators: Htr. Tâm Thường Định - Bạch X. Phẻ and anh Lê Công Quý
Participants: Kim Quang Parents and family members
Parking space is very limited, so come early.
Cost: Free of charge, but must have an open heart and mind, smile and kindness along with the ability to walk and breathe. PLEASE BRING YOUR OWN FOOD AND WATER. Maybe a dish to share, it is a pot-luck style.
Contact: @PheBach, anh Quý, chị Thư or chị Tú. Please RSVP at Tamthuongdinh@gmail.com.

The Trail Overview:
Lake Aloha Trail is a 12.5 mile heavily trafficked out and back trial located near Echo Lake, California that features beautiful wild flowers and is rated as difficult. The trail is primarily used for hiking, camping, fishing, horses, and backpacking and is best used from June until Octocber. But we'll have picnic and walk about 3 miles or so. Take a water taxi back is optional, but you have to pay. 

Aloha Lake Trail - Key Facts

Location: Desolation Wilderness, El Dorado County
Trailhead: Echo Lakes on Echo Summit, elevation 7,414 feet
Highest point on trail: 8,340 feet
Elevation Gain: 926 feet
Lake Aloha elevation: 8,116 feet
Hiking Distance: 6.7 miles (using water taxi, 4.0 miles)
Best seasons: Late spring through fall
Campsites: Along Lake Aloha's northeast shore or along the rocks on the southern shore

Please refer to these articles for details:
https://highsierratrails.com/lake_aloha/aloha_overview.html


Essential Gear (only if you want to go sometimes in the future):
Sleeping System:
-Sleeping bag (compact is key)
-Sleeping pad (must have)
-Backpacking Tent ( please bring a 1 or 2 person tent only, please ask Mr. Hiep for gear borrowing. I have one person tent, I will lend it)

Clothing system:
-3x Base layer ( any quick dry clothes, NO cotton)
-1x Mid layer ( any down or synthetic jacket, lightweight jacket that keeps you warm)
-1x Shell (a rain jacket, a rain pant is recommended because we my hike in the water due to high tide)
- 2x hiking pants, quick-dry material 
-A hat ( we will hike directly under the sun, not much shade)
- An optional fleece pant to sleep at night
- At least 2 pair of hiking socks (such as SmartWool Mountaineering Socks, Darn Tough Mountaineering Sock. Good socks will prevent blister)
- Hiking shoes/Hiking boots (water shoes is optional if we must hike in the tide)

Cooking system:
- a bowl or a cup for food or drink tea.
- a water reservoir or water bottles that can carry at least 2L water (osprey hydraulic, Platypus® hydration packs or something like that)
- Cooking stove/ gas canister 
- A Bear Canister 
- Water filter system 

Food:
- Snacks for lunch (trail mix, Payday bar, Clif bar, PROBAR, dried fruits, turkey....)
- Some noodles for breakfast but you should keep it compact
-I will be buying backpacking food for you guys, its cheaper than REI!
- No Fruits

Other: 
- First aid kit
-Toiletries ( sunscreen, bug spray)
- Headlamp / flashlight (must have)
- a small knife (optional)
- hiking poles 
- some toilet paper

After sorting your gear, please weight it! you whole backpack (include food and water) should weigh under 40lbs, under 35lb is recommended, under 30lb is ideal. If your weight is over 40lbs, it will make your trip worse. please leave some unwanted. My philosophy is all about minimalism, the less you carry, the more freedom you will have.

Prepared by: @PheBach

CLOTHING (Only bring what you need)
  • Check from head to toe, get yourself light weight stuff. You only need 2 sets of clothes and one more to be left in the car for changing after the hike.
  • Beanie/face cover/mosquito net/hat
  • Base Layer (2 pieces) - I use Under Armour, Ice Breaker
  • Mid Layer (1 piece) - I use Arc'Teryx Atom Hoody
  • Shell (1 piece) - I use Arcteryx Beta Shell
  • Underwear (2 pieces) - Exofficio or Ice Breaker
  • Short (2 pieces) - Prana Stretch Short
  • Legging (1 or 2 pieces) - Ice Breaker or Patagonia
  • Socks (2 pairs) - I use Darn Tough socks
  • Shoes - Lowa Regegade or Zephyr
  • Knee braces, compressions - Your liking