Nhân dịp Khóa tu học Mùa Thu tại chùa Quang Nghiêm vào ngày 19 tháng 11 năm nay, xin gởi các độc giả trang blog này bài tường thuật năm rồi để thấy sự lợi lạc của việc tu học. Xin được nhắc quý độc giả đoàn sinh GĐPT, hãy tham dự nếu được. Khóa tu học Mùa Thu này có sự giảng dạy của quý Thầy Thích Minh Đạt, Sư cô Thích Nữ Khiết Định, Đại đức Peter Kim-Inoji of Buddhist Church of Sacramento.
Buổi thảo luận này sẽ có những đề tài chính như sau:
10am-12pm: Thảo luận
Ngành Thiếu/Teen: Làm sao để tái tạo niềm tin nơi cha mẹ và người lớn (Discussion): How to regain the trust from your parents/elders (Rev. Peter Kim-Inoji)
Huynh Trưởng và Ngành Thanh: Làm sao khi thấy mình đang thối chí? How to handle yourself when you feel discourage and lose your passion toward GĐPT?
Hoà Thượng Thích Minh Đạt; Htr. các gia đình đồng phụ trách.
Thảo luận (Discussion): Ngành Thiếu/Teen: Làm thế nào để nhận chân được những giá trị mà có thể đem đến hạnh phúc cho chính mình và giúp chúng ta trong việc thực tập hàng ngày. How to recognize the values that bring happiness to you and help you with your daily practice (Sư Cô Khiết Định)
Chút Hy vọng cho Tuổi trẻ Phật Giáo tại Hoa Kỳ
Đạo Phật Việt
Nam đã du nhập vào Hoà Kỳ vào thập niên 60, người có ơn đức lớn là cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân. Cho đến nay, đa số cách truyền giáo của Đạo Phật thuần tuý là bằng tiếng Việt, chưa đi vào người dân bản xứ. Con em Việt thì ngày càng Mỹ hoá và tiếng Việt cũng là ngôn ngữ thứ hai của chính con em mình. Vì thế để truyền đạt Giáo lý Phật Đà cho giới trẻ ngày này, Đạo Phật Việt Nam dù muốn hay không vẫn phải dùng tiếng Anh để truyền đạt và nuôi dưỡng những thế hệ kế thừa và cho những người bản xứ.
Trong những nỗi niềm thao thức ấy, Thầy trụ trì Chùa Kim Quang, Sacramento – Thích Thiện Duyên đã đứng ra tổ chức dưới sự đồng thuận và động viên của Hòa Thượng Thích Minh Đạt, viện chủ Chùa Quang Nghiêm, Stockton, CA. Thầy Trụ trì đã ủy thác cho GĐPT Kim Quang đứng ra điều hành ba ngày Tu Học cho Giới Trẻ và GĐPT Bắc California bằng song ngữ, mà ngôn ngữ chính cho những buổi pháp đàm là Anh ngữ. Đây có thể nói là lần đầu tiên, tổ chức GĐPT Bắc
California có được ân huệ này mà các em ai ai cũng thích.
Buổi tu học này được sự chứng minh, giảng dạy và tham dự của các bậc Chư Tôn Thiền Đức như Hoà thượng Thích Minh Đạt, Thượng Tọa Thích Định Quang, T.T. Thích Từ Lực, T.T. Thích Minh Thiện, Đ.Đ. Thích Thiện Duyên, Đ.Đ. Thích Thiện Nhơn, Đ.Đ. Thích Đạo Quảng, Đ.Đ. Thích Đạo Chí và Đ.Đ. Thích Tín Chánh. Trong ba ngày tu học, có tất cả 110 huynh trưởng, đoàn sinh và giới trẻ ghi danh tham dự. Đây là một con số rất khiêm tốn nhưng cũng khá đủ cho một khóa tu học bằng Anh ngữ lần đầu tiên cho ban tổ chức. Ngoài bốn Khóa chính thật hấp dẫn như:
Khoá 1: How to maintain Buddhist practices in our daily life? / Làm thế nào để duy trì việc thực hành Đạo Phật trong cuộc sống hàng ngày? Thầy Thích Từ Lực/ Thầy Thích Đạo Quảng
Khoá 2: How to live a simple life in this society and in harmony with others? / Làm thế nào để có một cuộc sống giản dị trong xã hội này và sống hòa hợp với mọi người? Thầy Thích Minh Thiện/ Thích Thiện Duyên/ Thích Từ Lực/ Thích Đạo Quảng
Khoá 3: How to transform your performance productively at school and/or at work and how to cultivate positive thinking/self-image and self-esteem/confident to succeed in life? / Làm thế nào để chuyển đổi việc học/việc làm của bạn ngày càng hiệu quả hơn? và làm thế nào để nuôi dưỡng những suy nghĩ tích cực/về bản thân mình và tự tin để thành công trong cuộc sống? Thầy Thích Từ Lực/ Thầy Thích Minh Thiện
Khoá 4: How to become a better Buddhist or Buddhist Youth Member? /Làm thế nào để trở thành một người Phật tử hoặc một đoàn sinh GĐPT tốt? Thầy Thích Đạo Quảng/ Thầy Thích Thiện Duyên
có lẽ thời khóa tối thứ Sáu (Giới thiệu chư Tôn Đức/Giải đáp thắc mắc liên quan đến đạo Phật/ Introducing the Masters/Panel discussion/ Questions-answers regarding Buddhism.) thật sôi nổi nhưng an lạc, thực tiễn và cần thiết đó là: Vấn đáp những câu hỏi của các huynh trưởng trẻ và đoàn sinh; những câu hỏi sau đây được lần lượt trả lời.
- Các em có những thắc mắc về Gay Marriage, Evolution, Euthanasia (mercy-killing), legalize marijuana…. How should we handle these kinds of questions? Làm sao để giải toả những câu hỏi này?
- What’s the correlation between Buddha and Jesus? Sự tương quan giữa Phật và Chúa?
- Why are the Westerners view Buddhism is a philosophy, not a religion? Vì sao người Tây phương nhìn Phật Giáo như một triết lý sống, thay vì là một tôn giáo?
- My friends often asked me: “What’s Buddhism?” How can I answer that question in 1 minute? Bạn của con thường hay hỏi con "Đạo Phật là gì?" Con nên trả lời như thế nào trong 1 phút?
- How does Buddhism involve in our society (USA)? Đạo Phật gần gủi và đóng góp như thế nào vào xã hội này?
- In Buddhism, we are taught to be equal, why do nuns and monks are treated differently? Đạo Phật luôn tôn trọng sự bình đẳng, tại sao lại có sự đối xử khác biệt giữa Thầy và Cô?
- What should a Buddhist do when he/she sees a flight or injustice? Người Phật Tử nên làm gì khi thấy sự bất công?
- How does Buddhism relate/feel about other religions such as Christianity, Catholics, Hinduism, and Islam? Đạo Phật nghĩ thế nào về những tôn giáo khác, như Thiên Chúa Giáo, Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo?
Tất cả các tham dự viên đều được nghe những câu trả lời một cách thoả đáng, ai ai cũng hoan hỷ và được cảm giác lợi lạc tràn đầy. Thật là một sự bất ngờ và cố gắng vượt bậc của tất cả quý Thầy, trong đó có Hòa thượng chứng minh khi Thầy trả lời bằng perfect English sự khác biệt giữa tôn giáo Bạn và Đạo Phật. Ngài nói bằng tiếng Anh thật chuẩn. “In other religions, you can’t ever never never become their God, but in Buddhism, you can become the Buddha.” Trong tất cả quý Thầy, ai ai cũng nhấn mạnh “thực hành, thực hành, và thực hành” vì nền tảng căn bản của đạo Phật là để hành trì, chứ không phải chỉ để tin. (Buddhism is the religion to practice, not the religion to believe in.)
Chúng tôi như những đứa con khát sữa, những bài pháp và những lần hàng huyên cùng quý Thầy như là những cơn mưa pháp tưởi tẩm những hạt giống Bồ đề, hiểu biết và thương yêu trong mỗi người con Phật. Từ những bài pháp thoại ngắn ban mai (word of wisdoms) đến những buổi pháp đàm, qúy Thầy đều nổ lực hết sức mình. Thầy Minh Đạt thật uyên thâm mà dung hoà. Thầy Định Quang đã âm thầm dạy bài pháp tuyệt vời - thân giáo. Đẹp làm sao khi thầy Từ Lực dí dỏm mà tha thiết, hài hoà và cởi mở. Thầy Minh Thiện chia sẻ tinh thần lục hòa trong phong trào phát động chương trình phục vụ thức ăn cho những người vô gia cư từ hơn 12 năm qua. Thầy Thiện Duyên, cố vấn giáo hạnh GĐPT Kim Quang, người gần gủi và thương yêu tuổi trẻ. Thầy Thiện Nhơn thì luôn luôn tươi cười và hoan hỷ. Thầy Đạo Chí là người có trái tim, con mắt và bàn tay nghệ thuật. Ngay khi diễn đạt bằng broken English của Thầy cũng đầy tính nghệ thuật. Cuối cùng là Thầy Đạo Quảng, một vị Thầy mà chúng tôi đã có cơ duyên làm việc và học hỏi gần 6 tháng trước khi Khoá tu học này được diễn ra. Thầy thật dễ thương, đa dạng và practical-yet-down-to-earth. Thầy là người đến trước Khóa tu học ba ngày và về trễ nhất. À thì ra, người “đến sớm về trễ.” Người mà có lần tôi đã cảm tác về thầy: “Giọt nắng long lanh, nhiệm mầu tượng đá. Thầy về hay đi, hạt mưa lung linh.”
Lại một ấn tượng đẹp nữa là đêm Trà đàm. Có một lần tôi đã nghe: “Trước khi là Tu sĩ, quý Thầy đã là những nhà thơ”, và tôi đã tin điều đó vì các Thầy đều đang làm nghệ thuật, mà nói đến nghệ thuật là nói đến cái hay cái đẹp. Nghệ thuật bắt đầu từ cảm xúc, rồi sáng tạo để rồi được thưởng ngoạn và lưu truyền. Trong đêm Trà đàm, những gì cần nói cũng được nói, những gì muốn hát cũng được hát, những gì phải chia sẻ cũng được chia sẻ. Thật là một bầu không khí thiền vị và chan hòa, đã ấm lòng bao trà giả. Văng vẳng tiếng hát của anh Nhật Quang Đạo qua bài: “Một đời người, một rừng cây” của Trần Long Ẩn.
“Chân lý thuộc về mọi người, không chịu sống đời nhỏ nhoi
Xin hát về bạn bè tôi, những người sống vì mọi người,
ngày đêm canh giữ đất trời, rạng rỡ như rừng mai nở... chiều xuân!”
Còn đây tiếng hát thanh trầm đầy đạo vị. Phải chăng đây cũng là tiếng nất tự đáy lòng về Tổ chức GĐPT Việt Nam hay của Phật Giáo tại Hải Ngoại của Thầy Thích Đạo Quảng qua bài Tiến Thoái Lưỡng Nan của cố Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn…
“Tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận.
Ngày xưa lận đận không biết về đâu!
Về đâu cuối ngõ? Về đâu cuối trời?
Xa xăm tôi ngồi tôi tìm giấc mơ
Xa xăm tôi ngồi tôi tìm lại tôi...
Tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận
Ngày nay lận đận, Là... giọt hư không!”
Hoằng pháp bằng tiếng Anh trong cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là cho giới trẻ Phật tử Việt Nam và người bản xứ có lẽ đây là bước đầu cần thiết để có những sinh hoạt hoằng dương Chánh Pháp đáng kể trong mạng mạch của sự truyền bá Đạo Phật. Một sự chuyển mình thiết thực cần sự quan tâm, nuôi dưỡng và un đúc từ hàng Chư Tôn Giáo Phẩm cho đến tổ chức GĐPT và những ai đang quan tâm cho tương lai Phật Giáo tại hải ngoại. Xin mượn email của chị trưởng Nguyên Nhơn để tóm lược ba ngày tu học này. Riêng tôi, tôi ước chi Bạn đã được dự phần! Hy vọng, chúng ta sẽ được hội ngộ trong những năm tháng tới.
A Di Đà Phật,
Kính bạch quý Thầy,
Chúng con xin được thành kính cám ơn quý Thầy đã bỏ rất nhiều thì giờ để giúp chúng con tổ chức và chuẩn bị, cũng như đã có mặt để trực tiếp hướng dẫn cho Khóa Tu vừa qua.
Chúng con rất vui để thông báo với quý Thầy là kết quả ngoài sự dự đoán của chúng con. Đây là cảm tưởng chung chung của tất cả (qua phiếu tham khảo ý kiến):
1. Các em rất thích và thấy vui là đã quyết định tham dự mặc dù có lưỡng lự lúc đầu.
2. Các em sẽ tiếp tục tham dự các khóa tu tương tự và sẽ giới thiệu với bạn bè mình.
3. Các em hiểu được giá trị của việc thực tập.
4. Các em nhận được từ quý Thầy một cố gắng vượt bực trong việc tiếp cận giới trẻ. Điều này đã nói lên được sự tha thiết của quý Thầy đối với các em về việc tu hoc và thực tập.
Một lần nữa chúng con xin được tri ân quý Thầy.
Cầu chúc quý Thầy được mọi thời an lành.
Con, Ngô thị thu
Phải chăng “Xa xăm tôi ngồi tôi tìm lại tôi”… hãy lắng lòng và quán chiếu, mình sẽ tìm cái “tôi” như là (as-is) hay cái tôi của “duy ngã độc tôn”? Rồi có “Tiến thoái lưỡng nan… đi về lận đận. Ngày nay lận đận, là giọt… hư không!” thì hãy tìm cái thường trong vô thường vậy. Thế sao???
Tâm Thường Định
Một ngày không bị “ngủ ấm xí thạnh khổ.”