Thursday, February 1, 2018

Những Người Hàn, Họ Lý, Gốc Việt - Nguyên Lương




Những Người Hàn, Họ Lý, Gốc Việt

Không phải đến năm 1975 chúng ta mới có tên gọi Thuyền Nhân (Boat People), danh từ dùng chỉ những người bỏ quê hương ra đi tị nạn nước ngoài bằng thuyền khi trong nước có nạn hay những biến cố như thay đổi chính quyền cai trị. Bên Trung Hoa, thời nhà Thanh đánh bại nhà Minh năm 1644, hàng vạn con cháu nhà Minh bỏ chạy ra khỏi nước bằng thuyền đến các nước Đông Nam Á lánh nạn. Tại Việt Nam, thời Trịnh Nguyễn phân tranh, rất nhiều quan quân Đàng Ngoài không thuận với Chúa Trịnh dong thuyền vào Nam thuần phục và chịu làm tôi cho Chúa Nguyễn. Cũng trong thời này, đám người Hoa tị nạn được gọi là người Minh Hương (người trung thành với nhà Minh), cũng đến xin cự ngụ Đàng Trong với Chúa Nguyễn, trong số đó có những người nổi tiếng đã xin làm tôi thần, giúp chúa Nguyễn an định vùng đất lục tỉnh như Trần Thượng Xuyên, Mạc Cửu. Sau đó đến thế hệ thứ hai, cha Hoa, mẹ Việt, như Mạc Thiên Tứ (con Mạc Cửu), và Trần Đại Định (con Trần Thượng Xuyên), cả hai đã giúp sức đắc lực cho nhà Nguyễn Gia Long đánh bại nhà Tây Sơn. Cả hai đều qua đời trước khi Nguyễn Ánh làm chủ Đại Việt năm 1802.
Câu Chuyện Lý Long Tường
   Cuối đời Nhà Lý, năm 1225, một biến cố lịch sử xảy ra trên nước Đại Việt ta nên cũng có những thuyền nhân bỏ nước ra đi vì họa diệt vong. Khi vua Lý Anh Tông mất năm 1175, ông không có con trai nối dõi, truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ lúc đó đang nắm chức Thái Sư, với quyền hành tuyệt đối trong tay, ông thông dâm với bà Hoàng Hậu Trần Thị Dung, cướp ngôi  nhà Lý bằng cách thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, cháu trai của mình. Trần Thủ Độ nắm được triều chính liền ra tay tàn sát và tận diệt con cháu nhà Lý bằng khẩu hiệu "nhổ cỏ phải nhổ tận gốc". Muốn được sống yên, người họ Lý đổi hết sang họ Nguyễn và một số sợ bị giết phải bỏ nước ra đi. Năm 1226, Hoàng Thân Lý Long Tường (cháu 6 đời của vua Lý Thái Tổ) cùng với 6000 quan quân thân thuộc nhà Lý bỏ trốn khỏi đất Đại Việt bằng thuyền từ Thanh Hóa ra biển Nam Hải. Sau hơn một tháng long đong trên biển, đoàn thuyền của họ Lý tấp vào đảo Đài Loan tránh bão. Tại đây chừng 200 người xin ở lại tị nạn, số còn lại hướng thẳng về phương Bắc. Chừng một tháng sau đoàn người họ Lý đến được cảng Hae-ju của Hàn Quốc (hải cảng này nằm trong tỉnh Hwanghae, sau chiến tranh Triều Tiên 1960, chia đôi lãnh thổ Nam-Bắc, tỉnh Hwanghae cũng bị chia đôi). Tương truyền nhà vua Hàn Quốc là Kojong của triều đại Goryeo (1192-1259) lúc bấy giờ, đêm nằm mộng thấy có một con chim Phượng Hoàng (Phoenix) từ phương Nam bay đến đậu ở vùng núi phía Tây nước Hàn. Nghe tin có một đoàn thuyền chở người tị nạn từ Đại Việt cập bến, vua Kojong ra lệnh cho các quan địa phương trong tỉnh Hae-ju trải thảm đỏ đón tiếp những người tị nạn thật trọng thể. Đoàn người Việt tị nạn dưới sự chỉ đạo của Lý Long Tường được giúp an cư, lập thành làng, sống bằng nghề đánh cá và chăn nuôi. Họ mở trường dạy văn, võ cho con cháu và dân địa phương. 
Năm 1232, quân Nguyên Môngđem thủy lục quân tấn công Hàn Quốc. Tướng quân Lý Long Tường (Yi Yong Sang) anh dũng chỉ huy quân Hàn chống lại và thắng lớn, đánh tan đại quân Mông Cổ xâm lược. Khi ra trận, ông luôn đi đầu, cỡi con ngựa trắng, mình mặc áo giáp trắng, nên vua Hàn gọi ông là tướng Lý Bạch Mã. Năm 1253, dù tuổi đã ngoài 70, danh tướng gốc Việt Lý Bạch Mã lại một lần nữa oanh liệt đánh bại quân Mông Cổ xâm lược lần thứ hai và cũng là lần chót vào đất Hàn. Khi ông mất, Vua Hàn thương tiếc cho chôn cất trọng thể dưới chân núi Di A gần Bàn Môn Điếm ngày nay. Để tưởng nhớ công lao ông, trên đỉnh núi nơi họ Lý thường quỳ gối hướng mặt nhìn về phương Nam nơi nước Việt tổ tiên ông, vua Hàn cho dựng đền thờ và đặt tên là Đồi Vọng Quốc (Peak of Nostalgia) với một tượng đồng cao hướng mặt về phương Nam. Ngày nay dân Hàn vẫn quen gọi đây là Đồi Bạch Mã .
Câu Chuyện Lý Xương Căn
   Tính đến năm 1995, hậu duệ của Lý Long Tường ở Bắc Hàn có khoảng 1500 hộ gia đình và 600 hộ ở Nam Hàn. Trong họ tộc có rất nhiều người thành công trong quan trường cũng như thương trường. Trong số đó có những người rất nổi tiếng như Tổng Thống Nam Hàn Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee), vị Tổng Thống đầu tiên của Nam Hàn sau chiến tranh Triều Tiên và nước Hàn chia đôi. Vào những năm 1960, Tổng Thống họ Lý có liên lạc với Tổng Thống Ngô Đình Diệm của Việt Nam Cộng Hòa nhờ giúp đỡ tìm lại tông tích của tổ tiên ông. Tổng Thống Diệm nhận lời, đặc cách một vị Bộ Trưởng dưới thời giúp Tổng Thống Nam Hàn tìm lại cội nguồn. Rủi thay đó là thời chiến tranh Việt Nam, mộ phần vua quan nhà Lý nằm ở miền Bắc, cho mãi đến sau khi chiến tranh kết thúc họ Lý mới có cơ hội tìm về nguồn cội.
   Năm 1994, hậu duệ của nhà Lý ở Nam Hàn là Lý Xương Căn (Lee Chang Kun) và Lý Tùng Tuấn (Lee Sang Joon)  về Việt Nam đến viếng mộ tổ tiên nhà Lý tại làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và làm lễ cúng bái tổ tiên ở đền Lý Bát Đế. Họ cũng bỏ tiền ra tu sửa lăng mộ, đền thờ tám vị vua nhà Lý. Hai ông họ Lý đã ghi vào sổ lưu niệm tại đền Lý Bát Đế :"Cháu chắt xin thề nguyện không làm gì tổn thương đến vong linh tổ tiên bằng cả tinh thần và sứ mệnh trách nhiệm". Lý Xương Căn sinh năm 1958 tại Hán Thành (Seoul) là hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ và là thứ 26 của Hoàng Thúc Lý Long Tường. Năm 2010 ông Căn quyết định đem cả gia đình mình hơn 50 người về Bắc Ninh sinh sống, lập cơ sở kinh doanh sản xuất và xin gia nhập quốc tịch Việt Nam. Ông Căn có một người con trai sinh năm 1997 được đặt tên là Lý Việt Quốc. Ông cho biết: "Tôi luôn tự hào là người con của quê hương Việt Nam, tìm lại đất mẹ với tâm nguyện sẽ góp hết sức mình cho sự nghiệp phát triển của quê hương và cho sự hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Hàn Quốc". Ông cũng chứng tỏ tinh thần trách nhiệm bằng cách xin tình nguyện làm đại sứ du lịch của Việt Nam tại Hàn Quốc để quảng bá, giới thiệu đất nước, con người Việt Nam đến với người Nam Hàn. Năm 1967 nhà báo nổi tiếng Nam Hàn Kang Moo Hak có viết một cuốn sách tiểu thuyết lịch sử có tựa Due Yi Yong Sang ( Hoàng Thúc Lý Long Tường), cuốn sách  này được dịch ta tiếng Việt năm 1996 và cho ra mắt tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. 
   Năm 1995, công ty Việt Lý miền Trung do ông Căn làm giám đốc đã đầu tư lớn vào khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam) trong lãnh vực tái chế nhựa. Sau đó công ty mở rộng ra địa bàn TP Đà Nẵng với các lãnh vực thương mãi, du lịch, sân Golf và ông  đưa một số gia đình từ Bắc Ninh vào Đà Nẵng sinh sống. Nay ông Căn nói tiếng Việt thông thạo, cả nhà ông lấy tên Việt và học ngôn ngữ Việt. Khi một phóng viên hỏi ông: "Điều gì để ông chọn Đà Nẵng làm nơi sinh sống và làm việc?", ông không ngần ngại trả lời: "Cuộc chiến VN trước đây do Nam Hàn đứng về phía của đồng minh Mỹ dẫn đến một số người Nam Hàn bị cuốn vào cuộc chiến đó. Giờ đây người Hàn quốc phải chịu một phần trách nhiệm với mảnh đất miền Trung là giúp tái thiết, xây dựng lại, và hàn gắn vết thương…"
Câu chuyện của tôi và một người Hàn họ Lý
  Khi nghe ông Lý Xương Căn nhắc đến câu "…một số người Nam Hàn bị cuốn vào cuộc chiến đó…" là tôi biết ông muốn nói về điều gì. Không phải chỉ là một số người như ông nói mà có đến 50 ngàn thanh niên tuổi còn rất trẻ đã được đưa đến nơi này. Mới đây, ngày 6 tháng 6 năm 2017, đương kim Tổng Thống Nam Hàn, ông Văn Tại Dần (Moon Jae-in) có bài phát biểu vinh danh những người lính Hàn Quốc đã tham gia chiến tranh Việt Nam bên cạnh lực lượng Mỹ và lính Việt Nam Cộng Hòa, đã làm cho Hà Nội tức giận. Cũng như Tổng Thống Obama trong bài diễn văn nhậm chức năm 2008 có nhắc đến những người lính Mỹ đã hy sinh tại Khe Sanh, miền Trung Việt Nam. Trong số những người lính Nam Hàn được vinh danh này có người bạn của tôi tên Teak Young  Lee ( Lý Hòang Tất) mà tôi hay gọi thân mật là T Y Lee. T Y được đưa đến Nam Việt Nam tham chiến từ những năm 1968-1972. T Y làm lính tình báo trong sư đn lục quân Mãnh Hổ đóng quân tại vùng núi Vân Sơn, xã Phước Thành, quận Tuy Phước, tỉnh Bình Định quê tôi. Ngoài sư đoàn Mãnh Hổ, Nam Hàn còn gởi sang Miền Nam một sư đoàn bộ binh Bạch Mã (White Horse, lấy tên vị tướng Lý Bạch Mã), và một lữ đoàn thủy quân lục chiến Thanh Long (Rồng Xanh-Blue Dragon). Các lực lượng này đóng quân dọc duyên hải miền Trung từ Quảng Nam đến Nha Trang.
   Năm 1992, ông Lý Nguyên Căn đưa gia đình về Bắc Ninh nhận tổ tiên họ hàng thì tại Hán Thành tôi gặp lại T Y.   Nói là gặp lại cũng không đúng vì thời T Y đến VN tôi còn qúa nhỏ, mới 15 tuổi, chỉ biết T Y và một số bạn lính của anh thường hay đến nhà tôi thăm Bố và họ bút đàm với nhau hàng giờ. Sau đêm định mệnh 1/11/63, Tổng ThốngDiệm bị lật đổ và sát hại, quê tôi bị quân đội Cộng Sản chiếm đóng trong mấy năm liền. Cả nhà tôi bị kẹt trong vùng tạm chiếm, sống dưới quyền kiểm soát của Việt Cộng sau một thời gian dài rồi chúng tôi cũng thoát ra được đến vùng quốc gia, nhờ có quân đội đồng minh phản công chiếm lại. Tôi về sống vùng tự do và được tiếp tục đi học lại Tiểu Học tại Diêu Trì. Trong một bài thơ  viết về tuổi thơ giai đoạn này, tôi tâm sự:
Con lớn lên giũa phố đông người thiếu bạn
Sống trong hẻm nghèo thương nhớ xóm làng xưa
Đồng lúa xanh, giếng nước ngọt, cau, dừa
Nhớ chiều trời mưa bong bóng nở đầy sân nhỏ
Khi tôi thi đậu và theo học trường Trung Học Cường Để Qui Nhơn thì T Y là những người lính đầu tiên có mặt trong sư đoàn Mãnh Hổ, được đưa đến quê tôi, chiếm lại vùng quê nghèo khổ, sát chân núi, từ tay quân đội Cộng Sản và họ đã lập ở đó một hậu cứ to lớn cho sư đoàn gần 20 ngàn lính viễn chinh đóng quân. Từ nhà tôi đến hàng rào kẽm gai quân đội không dài hơn 1 cây số. Những người lính Hàn thường ra khỏi trại, đến nhà dân thăm hỏi, cho q, làm quen và tìm hiểu dân tình. Họ không biết ngôn ngữ của nhau nên T Y thường trò chuyên với Bố tôi qua cách viết chữ Hán qua lại. Vô tình, Bố tôi nhờ biết chữ Hán mà trở thành một thông dịch viên bất đắc dĩ, và tôi cũng học được dăm ba câu chào hỏi tiếng Hàn, học cách đếm số, học hát bài ca Arirang và học võ Thái Cực Đạo. Vị Thiếu Tướng chỉ huy quân đội Đại Hàn tại Việt Nam tên Trần Đồng Hoán  (Chun Doo-hwan) sau khi về nước liền tham gia chính trị. Năm 1980 ông được đưa lên làm Tổng Thống Nam Hàn trong hai nhiệm kỳ. Thời ở Việt Nam ông cũng thường ghé Qui Nhơn thăm trường nơi tôi học và giúp đỡ trường xây một hội trường lớn theo lối kiến trúc cổ rất đẹp. 
   Năm 90 công ty đề cử tôi về Á Châu làm việc, lãnh đạo các dịch vụ thương mãi trong vùng. Văn phòng chính tại Singapore và mỗi quốc gia trong số 14 nước tôi chịu trách nhiệm đều có một người địa phương cầm đầu (country manager) và một nhóm nhân viên lo công việc nhập khẩu các loại hóa chất của công ty tôi sản xuất, dùng trong lãnh vực kỹ nghệ và nông nghiệp. Lần đầu tôi đến thăm văn phòng đại diện thương mại ở Nam Hàn, tại Hán Thành, T Y đã là xếp lớn ở đây hơn 10 năm. Sau khi nghe tôi tự giới thiệu tên, biết là người Việt nên T Y hỏi thăm quê quán ở đâu. Khi biết tôi người gốc Bình Định, nhà ở gần nơi hậu cứ sư đoàn Mãnh Hổ, anh ta liền lấy trong ví ra một tấm hình trắng đen đã mờ qua năm tháng và hỏi tôi có biết người đàn ông chụp chung với anh trong tấm hình này là ai không? Tôi sững sờ, nước mắt rơi nhanh và tay run, ôm chầm lấy T Y, nói người đó đúng là Cha tôi và chúng tôi cùng khóc vui mừng sau hơn 20 năm gặp lại. T Y chỉ vào tôi và nói lớn trong nước mắt ràn rụa vì cảm động với những đồng nghiệp: "đây là người con trai của ông cụ mà tôi thường nói với các bạn tôi đã quen từ 20 năm trước ở Việt Nam, và chàng bé học trò ngày xưa này bây giờ là xếp của tất cả chúng ta đấy". Tôi nhìn kỹ người đang đứng trước mặt, sau 20 năm, bây giờ là một trung niên chững chạc, tóc điểm bạc, dáng bệ vệ hơn, khác rất nhiều so với người trong hình thời tuổi còn thanh niên 20 thanh mảnh. Còn tôi không khỏi xúc động đựơc nhìn thấy hình người Cha đã qúa cố năm 87, lúc không về được để chịu tang. Gần 20 năm trước T Y đã thường đến nhà tôi bút đàm với Bố, chắc một phần là để điều tra tìm hiểu về dân tình. Tôi trọ học ở xa, mỗi tuần đạp xe hơn 20 km về thăm nhà một lần rồi vội vã trở lại thành phố. Từ năm 65 trở đi, quê nhà tôi bình yên, người dân tản cư đi xa đã quay trở lại. Ruộng lúa, ruộng mía lại đơm bông trong cảnh làng xóm vui sống thanh bình như những 10 năm đầu đời (1953-1963) tuổi thơ tôi đã sống qua. Nhờ có quân đội Nam Hàn giữ an ninh, người dân làng không còn sợ bất an, tôi viết:
Quê nhà bình yên mẹ con trở về nơi vài năm trước
Vài năm sau còn lại đám rừng hoang
Con dựng nhà, mẹ gầy lại mảnh vườn
Mùa Tết quê hương vàng hàng hoa điệp nở
 Sau năm 72, sau trận chiến khốc liệt mùa hè đỏ lửa, chính sách Việt Nam Hóa chiến tranh bắt đầu áp dụng và từ từ quân đội đồng minh như Nam Hàn, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Thái Lan, Phi Luật Tân… theo chân quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam, bỏ lại một miền Trung đã tan hoang vì bom đạn, và để lại trách nhiệm giữ đất,cho những người lính Cộng Hòa. Năm 72, tôi rời Qui nhơn lên Đàlat theo học Đại Học. Năm 75 theo tàu hải quân ra khỏi nước, đến Mỹ. Tôi không ngờ có một ngày được đưa về lại Á Châu làm việc và gặp lại một người quen của gia đình trên quê hương anh. 
   Nhờ có kinh nghiệm sống và làm việc ở Việt Nam trong thời chiến, trước khi về hưu năm 2010, T Y được công ty Samsung mướn về Bắc Ninh làm giám đốc địa phương một thời gian. Từ thời Việt Nam có chính sách đổi mới, mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài năm 1986, Hàn Quốc là nước đầu tư nhiều nhất vào một đất nước với hơn 94 triệu dân, một lực lượng nhân công đông, trẻ và rẻ. Riêng công ty Samsung, với 3 nơi sản xuất điện thoại di động tại Bắc Ninh, Tuyên Quang và Saigon, đã đóng góp 36 tỉ đô la, bằng 22.7% trong tổng số hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2016. Có ai ngờ hai nước đã từng là thù địch trong thời chiến lại có ngày sát cánh bên nhau trong lãnh vực kinh tế thời bình. Trong thời gian làm việc tại Bắc Ninh, qua tìm hiểu kỹ về gia phả,  T Y cũng biết ông tổ của mình đến từ vùng đất này. Anh vui mừng gọi điện thăm tôi năm 2013, kể cho tôi biết tin này. Anh nói trong xúc động: "Thảo nào mình rất mến người Việt, vì trong máu của mình cũng có giòng máu của Việt Tộc". Tôi cười nói đùa với anh ta: "Biết đâu hai ta chẳng là người từ một giòng họ. Họ Lý qua được Hàn quốc vẫn giữ gốc họ Lý, còn tổ tiên tôi không thoát được phải đổi thành  họ Nguyễn…"
Năm 1975 Miền Bắc xua quân xâm chiếm Miền Nam, hàng trăm ngàn người Việt lại bỏ nước ra đi. Danh từ Thuyền Nhân Việt Nam được thế giới nhắc đến nhiều. Họ đâu biết trước đó 750 năm cũng đã có những thuyền nhân ra đi tị nạn vì thù oán chính trị sau khi triều đình đổi ngôi. 765 năm sau, con cháu những thuyền nhân người Việt đầu tiên đó đã quay về đất tổ. Kẻ thù ra tay giết hại giòng họ Lý năm xưa giờ cũng chỉ còn tên trên những bia danh và cổ sử. 
   Nhớ lại năm 1963, năm quê nhà tôi bị Việt Cộng chiếm đóng, nhà thơ đất Quảng Nam mệnh yểu Nguyễn Nho Sa Mạc, mất năm 20 tuổi, đã viết những lời thơ như tiên tri:
Tôi khôn lớn nhìn nỗi buồn đất nước
Một giòng sông biên giới hai loài người
Nỗi đau đớn chất chồng cao bằng núi
Ôi Sài Gòn, ôi Hà Nội  cháy trong tôi
Đó là thời chiến tranh đất nước còn chia đôi, Hà Nội còn quá xa lạ với Sai Gòn. Nay hòa bình đã qua gần 43 năm mà sao những câu thơ trên nghe như thi sĩ mới viết hôm qua. Tôi đã nhiều lần về thăm  nhà, dạo phố Sài Gòn, du lịch Hà Nội, nhưng trong tôi hình như giòng sông biên giới của nhà thơ NNSM vẫn còn chảy mãi. Nhớ lại một ngày đầu tháng 3 năm 75, chào từ giã gia đình đi vào Nam lánh nạn, Bố tôi ôm tôi vào lòng dặn dò con trai dù đi xa, sống xa nhà tôi phải ráng sống làm người lương thiện. Hôm nay, viết bài này, tôi chợt nhớ những câu thơ cũ, cũng của nhà thơ Nguyễn Nho Sa Mạc những năm 1960, anh viết như lời dặn của Cha tôi lúc chia ly:
Xã hội vẫn chồng cao từng đống rác
Đất nước mình khói lửa ngót nhiều năm
Cần những bàn tay giữ giống da vàng
Cần những tâm hồn biết thương và biết khóc
Nụ hôn nào ngày xưa vừa chớm mọc
Lần đầu tiên Ba đã hôn tôi
Đất nước tôi đang thiếu những con người
Con phải sống nhưng không vì cơm áo
   Vâng thưa Cha, cho dù sống ở nơi nào, dù không là quê cha đất tổ, con cũng ráng sống như lời Cha dặn. Và những thế hệ con cháu của những người tị nạn về sau, trên xứ người sẽ đạt được những  thành công lớn và làm rạng danh dân tộc Việt. Nhưng điểm chính là phải sống làm người lương thiện, sống không vì cơm áo, sống để giữ giống da vàng, sống biết thương biết khóc để chờ một ngày thuận lợi quay về, như Lý Xương Căn, Lý Tùng Tuấn và bạn tôi Lý Hoàng Tất đã quay về với quê Cha đất Tổ. Ngày đó sao thấy còn xa quá!
Nguyên Lương
Horsham, Pa tháng 01, 2018


The Vietnamese Koreans by the Lee (or Rhee) surname
(Written by Nguyên Lương, 
translated into English by Dr. Nguyễn Văn Thái)
Not only until 1975 did the term “boat people" start to spread around the world. It has been used to designate people fleeing their country by boat as refugees to escape local catastrophes or revenge due to a change of government. In China, when the Qing defeated the Ming in 1644, thousands of the latter’s descendants fled by boat to South-East Asian countries as refugees. In Viet Nam, during the Trịnh Nguyễn civil war, many soldiers and officers from the “Outside”(1) who did not submit to the Trịnh fled to the South and submitted to and served the Nguyễns. During this same period, Chinese refugees of the Ming origin, called Minh Hương, also asked for asylum in the “Inside”(2) under the Nguyễns’ tutelage. Among those were some great figures of history such as Trần Thuượng Xuyên, Mạc Cửu (Mo Jiu) who offered to submit to the Nguyễns and help them to pacify the territories of the six southern provinces. Following up on the tradition was the second generation of mixed marriages between a Chinese father and a Vietnamese mother with people like Mạc Thiên Tứ (Mo Tianci, son of Mo Jiu) and Trần Đại Định, son of Trần Thượng Xuyên. Both had enthusiastically and effectively assisted Gia Long in the defeat of the Tây Sơn. They had passed away before Nguyễn Ánh became emperor of Đại Việt in 1802.
The Story of Lý Long Tường (Lee Young-sang)
By the end of the Lý Dynasty, in 1225, a historical event took place in Đại Việt causing a number of boat people to flee their country for fear of extermination. When king Lý Anh Tông passed away in 1175, he had no male heir to be nominated crown prince. So his daughter, Princess Lý Chiêu Hoàng, inherited the crown. Trần Thủ Độ being Regent at the time, with absolute power in his hand, and garnered with an illegitimate secret relationship with Queen Thuận Trinh (Trần Thị Dung), managed to usurp the throne by arranging for his nephew Trần Cảnh to be married to Chiêu Hoàng and having Chiêu Hoàng abdicate so her husband became king. Once all the absolute power of the court was in his hand, Trần Thủ Độ started to exterminate root and branch all family members of the Lý Dynasty. In order to survive, all people with the Lý surname had to have theirs changed to Nguyễn. Another number of them, for fear of death, had to flee the country. In 1226, Lý Long Tường (sixth generation descendant of King Lý thái Tổ), together with 6,000 mandarins and servants, the remainder of the Ly Dynasty, fled Đại Việt by boat from Thanh Hóa Province to the South China Sea. After more than one month on the high seas, they had to land in Taiwan to avoid a typhoon. Approximately 200 people requested the status of refugees and stayed behind in Taiwan while the remainder of the crew kept moving North. One month later, the Lýs arrived at port Haeju, which was part of Hwanghae Province, Korea (After the Korean War of 1950, as the country was divided into two parts, North and South Korea; Hwanghae, straddling the demarcation line, was also divided into two). According to legend, King Kojong of the Goryeo Dynasty (1192-1259) had dreamt of a phoenix flying from the South and landing in the mountainous areas, east of Korea. Upon receiving news that there was a flotilla of refugee boats arriving from Đại Việt, King Kojong ordered the local officials of Haeju to give them a red-carpeted welcome. The Vietnamese refugees under the leadership of Lý Long Tường were given asylum in a manor in which they earned their living by cultivating fishery and animal husbandry. They also opened schools to teach literature and the art of war for their children and also for children of local residents. In 1232, an army of the Yuan-Mongol (3) Empire, after its complete conquest of Central China, launched an attack on Korea by both sea and land. General Lý Long Tường (Lee Young-sang) heroically led the Korean army and local people against the invasion and annihilated the Mongolian army. When in battle, General Lee was always on the frontlines, riding a white horse and wearing a white armor; he was, therefore, tagged the “White Horse General” by the Korean king. In 1253, the famous Vietnamese Korean general, at the age of 70, gloriously defeated, again, the Mongols who launched a second and last attack on Korea. At his passing, the Korean king, mourning his death, had him buried at the foot of Mount A Di, near present day Panmunjeom (4) . In memory of his heroic deeds, the Korean king, to honor him, had a shrine and a tall bronze statue erected on top of the mountain where he used to kneel down looking southwards where his fatherland was. The king named it the “Peak of Nostalgia”. Today, the Koreans are accustomed to calling it the “White Horse Mountain”.
The Story of Lý Xương Căn (Lee Chang Kun)
Up to 1995, descendants of Lý Long Tường totaled 1500 households in North Korea and 600 in South Korea. Many in the lineage were very successful in officialdom as well as in business. Among those were very famous figures of history such as President Syngman Rhee (5), the first president of South Korea after the Korean War and the division of the country. During the early 60’s, President Rhee had established relations with President Ngô Đình Diệm of South Viet Nam and asked for assistance in a search for his ancestral origin. President Diệm accepted the request and specially assigned a minister under his administration with the specific task of assisting the president of South Korea in his search for his ancestral birthplace. Unfortunately, this happened during the time of the Viet Nam war and all the Lýs’ royal tombs were in North Viet Nam. Not until the war ended did the Lýs have the opportunity to come back and visit their ancestral tombs and sanctuary. In 1994, two descendants of the Lýs, Mr. Lý Xương Căn (Lee Chang Kun) and Mr. Lý Tùng Tuấn (Lee Sang Joon) came to Vietnam to pay respect to their ancestral tombs at Đình Bảng Village, Từ Sơn District, Bắc Ninh Province and to celebrate the ancestor worship ceremony at the Lý Eight-King Temple. These two Lý descendants had written an oath in a memorandum deposited at the Lý Eight-King Temple as follows: "We, the progeny of the Lýs, promise, in our spirit as well as in our responsible mission, to not commit anything that may bring dishonor upon you and hurt our ancestors’ souls”. Lý Xương Căn was born in 1958 in Seoul. He is the 31st generation descendant of King Lý Thái Tổ and the 26th generation nephew of Lý Long Tường. In 2010, Mr. Căn decided to bring his entire family of more than 50 people to Vietnam and settle down in Bắc Ninh. He opened an export business outfit and took up Vietnamese citizenship. He has a son born in 1997 named Lý Quốc Việt. In 1967 the famous Southern Korean journalist Kang Moo Hak wrote a book entitled Due Yi Young-sang6 , which was translated into Vietnamese in 1996 and published in Hà Nội. In 1995 through his Việt Lý Company, Mr. Căn invested in the recycling of plastic with the industrial park Điện Nam-Điện Ngọc (Prefecture Điện Bàn, Province Quảng Nam). He later expanded his investments in other fields of business such as tourism, golf courts in the Đà Nẳng area where he resettled several families of his clan. Nowadays, Mr. Căn is fluent in Vietnamese and all his family members took up Vietnamese names and learn the Vietnamese language.
 My story with a Korean by the name of Lý
There were over 50,000 Koreans fighting in the Viet Nam War to defend democracy and independence for the Republic of South Viet Nam. Recently, on June 6, 2017, the current South Korean President Moon Jae-in delivered a speech glorifying the Korean soldiers fighting in Viet Nam alongside the American soldiers and the soldiers of the Army of the Vietnamese Republic of Việt Nam (AVRN). This incident infuriated Hà Nội. So did President Barak Obama's 2008 inauguration speech, which publicly brought back to memory American fighters who sacrificed their lives at Khe Sanh, Central Việt Nam. Among those glorified South-Korean soldiers was a friend of mine by the name Teak Young Lee (7) , whom I used to call, in my friendly fashion, T Y Lee. T Y was assigned to Việt Nam as an active soldier from 1968 to 1972. He served as an intelligence agent in the army of the Tiger8 Division stationed in the area of Mount Vân Sơn, Phước Thành Prefecture, Tuy Phước District, Bình Định Province, my native land. In addition to the Tiger (8) Division, South Korea also sent to Việt Nam another land forces division, the White Horse (9) Division (name taken from the Vietnamese Korean Lý White Horse General) and a marine brigade named Blue Dragon. These Korean military forces were stationed along the shoreline of Central Việt Nam from Quảng Nam to Nha Trang. In 1992 while Mr. Lee Chang Kun was arriving in Viet Nam to establish his kinship with his ancestors in Bắc Ninh, I happened to get myself reacquainted with T Y in Seoul. As a matter of fact, to say to get myself reacquainted with him does not reflect the exact truth because when T Y was sent to Việt Nam, I was only a 15-year old kid. I only remembered T Y and several soldier friends of his coming to visit my father and they communicated with one another in writing for hours on end. After the fatal night of November 1, 1963, when President Diệm was overthrown and assassinated, my home village was occupied by the Vietnamese communists for several consecutive years. My entire family was stuck in the occupied area, having to try to survive under the close communist surveillance for a rather long time. We finally could manage to escape to the pacified zone owing to the allied forces’ counterattack to regain lost territories. My family resettled down in the territories already pacified by the nationalists so I could repeat my elementary school in Diêu Trì. In one poem about this childhood period, I confessed:
I grew up, without a friend, among the crowded streets from an impoverished alley.
 Missing my beloved native village,
The green paddy fields, the well with fresh water,
The areca nut, and coconut trees, and the rainy evenings filled with air bubbles inflating in the tiny clay courtyard.
 When I passed my exams for entry to Cường Để High School, T Y and his friends were the first soldiers sent to my native village and took back the poor little piece of land, near Mount Vân Sơn, from the hands of the communists and set up a large rear defense line at this place for an entire division of 20,000 expatriate soldiers. It’s barely a kilometer from my house to the barbed-wired military camp. The Korean soldiers used to get out of the camp, paid visits to the villagers, brought them presents, made acquaintances in order to know local people better. They did not know the spoken language; therefore, T Y relied on Chinese characters to communicate with my dad in writing. Thanks to his knowledge of the Chinese script, my dad unwittingly became an interpreter. I myself had learned a few greeting phrases in Korean, how to count and to sing the South Korean national anthem Arirang, and Tae Kwon Do. Brigadier General Chun Doo-hwan, commander of the Korean Tiger Division, upon his return to South Korea, participated in politics. In 1980 he became President of South Korea for two terms. During the time he served in Việt Nam, he frequently visited my school and helped to have a gorgeous auditorium built in the beautiful style of old Korean classic tradition. In 1990, my company assigned me to Asia to lead commercial services and activities in the region. The main office was located in Singapore and each of the 14 countries, for which I was responsible, had one Representative Manager and a group of employees in charge of importing the chemical products that my company manufactured for use in industry and agriculture. The first time I visited the representative management sales office in South Korea, T Y had been the big boss there for over 10 years. After I introduced myself, T Y knew I was Vietnamese and asked me which specific area in Vietnam I came from. After knowing I was from Bình Định and that my house was located near the rear defense line established by the Tiger Division, he immediately pulled out of his wallet a black and white photograph, blurred due to time and asked me if I recognized the person next to him in the picture. Dumbfounded, tears in my eyes and hands shaking, I hugged T Y, telling him the man in the picture was my father. We both cried and exulted in the thought that we could see each other again after 20 years. T Y pointing at me, tears of emotion all over his face, loudly told his colleagues, “This is the son of the man I knew 20 years ago in Việt Nam and that I frequently talked about with you, and the very little schoolboy of yesteryears is now the boss of all of us." I looked at the man standing in front of me. He, after 20 years, had turned into a serious middle-aged man, with a slightly salt-and pepper head of hair, more poised and very different from the slender 20-year old man in the picture. As far as myself is concerned, I couldn’t help but be emotional, looking at the picture of my father, who passed away in 1987, a time when I couldn’t come back home in Việt Nam to mourn him. Approximately 20 years ago, T Y used to come to my house to communicate with Dad in writing, probably partially in order to investigate the political situation of the place. In order for me to go to school, I had to stay in the city far away from home. Every weekend I had to ride my bicycle back home, which was 20 kilometers away from my wretched rented abode in the city, just to have enough time to hurry back to town for school on Monday. From 1965 on, my native village was peaceful. Refugees started to return. Paddy, sugar cane fields started to grow flowers amidst the merriment of the villagers enjoying the peaceful life of the countryside like what I had experienced during the first few years of my early childhood (1953-1963). Thanks to the South Korean armed forces, peace and security were well safeguarded and villagers no longer experienced fear. I wrote:
Had peace arrived a few years earlier,
 Mom and I would’ve been home
A few years later, there was nothing left but wilderness
 I built the house, Mom re-tilled the garden
 As Tết was arriving, yellow flowers decked rows of flamboyant trees
In 1972, after the brutal battle of the “Red fiery summer” (Easter Offensive), while the policy of Vietnamization of the war was being implemented, the allied armed forces such as the Korean, the Australian, the New Zealand, the Thai, and the Filipino…along with the American armed forces started to depart from Việt Nam, leaving behind a Central Việt Nam devastated by tons of bombs and passing on the responsibility of defending the country to the soldiers of the ARVN. In 1972 I went to the university in Đà Lạt. In 1975 I left Việt Nam for America on a navy ship. I couldn’t imagine there would be a day when I was assigned to work in Asia and met again an acquaintance of the family in his own country. Thanks to his life experiences and work in Việt Nam during the wartime, before he retired in 2010, T Y was hired by Samsung as representative local director in Bắc Ninh for a while. Since the time of Việt Nam’s inception of the policy of economic reforms10, with the 1986 invitation of foreign investments, South Korea was the largest investor in a country with a population of over 94 million people, a tremendous labor force of young and cheap workers. The Samsung  company alone, with three branches in Bắc Ninh, Tuyên Quang, and Sài Gòn, producing mobile telephones, had contributed over 36 billion dollars, an amount equivalent to 22.7% of the total export values of the country in 2016. During his service time in Bắc Ninh, T Y also researched his genealogy and found out that his ancestors also came from this area. He was overjoyed and called me in 2013 to let me know about the news. Deeply moved, he said, "No wonder why I love Việt Nam because the Vietnamese blood is running within me.” I responded jokingly, “Who knows! Maybe we are related. The Lýs who emigrated to Korea were still able to keep their surname while my ancestors who couldn’t escape had to have their name changed to Nguyễn.” In 1975 North Việt Nam invaded South Việt Nam. Hundreds of thousands of people challenging death fled the country because they feared an impending bloodbath and arrest. The term Vietnamese “boat people" has been being in use by people throughout the entire world. They, however, are not aware of the fact that 750 years ago, there were Vietnamese people who also escaped political retaliation by boat when a change of dynasties took place. And 750 years later, descendants of those first boat people had returned to their ancestral homeland. Their enemies who succeeded in exterminating the Lýs are nowadays but names on stelae or in history books. But today, after 43 years of continual oppression and repression, incarceration, and plunder of the people of South Việt Nam; those holding the power in the current communist government are still there, holding the “license to kill” at will, at any time. Do our children and grandchildren, descendants of this era refugee boat people, have to wait hundreds of years before they can come back to their homeland?
 I remember in 1963, the poet Nguyễn Nho Sa Mạc of Quảng Nam, who unfortunately happened to pass away at the early age of 20, wrote the following augural verses:
I’ve grown up amidst the woes of my country,
A stretch of river separating the two sets of humankind,
A searing pain piling up as a humongous mountain,
Oh! Sài Gòn, Oh! Hà Nội, ye make me burn inside.
Those pain inducing landscapes were of the wartime when Hà Nội was still so alien to Sài Gòn. But now peace has come for 43 years and why do those verses still sound as if they were just written yesterday. I've come home many times, strolling the streets of Sài Gòn, visiting Hà Nội; but somehow inside me, it appeared as though the demarcation river described by poet Nguyễn Nho Sa Mạc still existed, running. I remember a day in the beginning of March 1975 while I was saying goodbye to my family before departing, as a war refugee, for the South, my dad hugged me and reminded me that regardless of how far away from home I might go, I had to try and live a life worthy of ethics and dignity. Today, while writing this piece, I suddenly remember some other verses also written by poet Nguyễn Nho Sa Mạc laying bare ideas similar to those expressed by my dad:
Society keeps amassing ginormous piles of trash
Our country has been at war for so numerous years
It needs strong hands to maintain the yellow race
It needs souls that know how to love and to cry
What a kiss of yesteryear that just emerged
A kiss my father for the first time returned
My country needs human beings
You’ve got to live but not just for a living
Yes, Daddy, regardless of where I live, in Fatherland or not; I will try to live the words you taught me. And generations of descendants of refugee boat people presently on foreign lands shall be tremendously successful and shall bring honor to the Việt race. However, the key issue is how to live as good people, to live in dignity, not just for a living; to live to sustain our race, to live and know how to love and to cry, in order for us, on one opportune day, to return home as Lý Xương Căn, Lý Tùng Tuấn and as my friend Lý Hoàng Tất returned to their ancestral homeland. How come that day appears to be so far away!
Nguyên Lương Horsham, January 2018
Footnotes:
1. Đàng Ngoài, the territories under the Lê (Trịnh) jurisdisction,
2. Đàng Trong, the territories under the Nguyễn jurisdiction
3. Nguyên-Mông
4. Bàn Môn Điếm
5. Tổng Thống Nam Hàn Lý Thừa Vãn
6. Hoàng Thúc Lý Long Tường
7. Lý Hoàng Tất
8. Sư đoàn Mãnh Hổ
9. Sư đoàn Bạch Mã
10. Đổi Mới
References:
1. Rhee Syngman, Encyclopedia of Korea Culture. Academy of Korean Studies, March 13, 2104.
2. Lý Long Tuờng and Other Mongol Invation part 1 and part 2. Freedom for Vietnam World Press.com, Dec 3, 2010.
3. Lee Chang Kun named Vietnam's Tourism Ambassador to South Korea, Talk Vietnam.com, Nov 23, 2017.
4. Kim Se-Jeong, Story of Prince bridges Korea, Vietnam, The Korea Times July 07, 2013.
5. Taylor, Philip , 2007. Modernity  and Re-Enchantment. Institute of Southeast Asian Studies P.80.
6. Steinberg, David, 2010. Korea's Changing Roles in Southeast Asia Expanding Influence and…page 34, (Vietnam News)
7. South Korea's Syngman Rhee: A Descedent of the Ly Dysnasty, Freedom for Vietnam World Press.com, Oct 12 2010


No comments:

Post a Comment