Đích thực, tinh thần Phật giáo không bao giờ suy giảm ở trong tâm tư và dòng sống của dân tộc Việt Nam, kể từ ngày Việt Nam đón nhận đạo Phật.
Câu nói có thể là vu khoát, nhưng cũng rất thật, dù cho những người không phải là Phật tử, không nhận là người theo đạo Phật, mà sống đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam thì ít nhiều trong họ cũng tàng chứa phần nào giáo pháp của đạo Phật rồi. Truyền thống dân tộc này là tinh thần bao dung, vô ngã, không chấp trước, không thiên kiến, không chật hẹp; luôn luôn mở rộng để đón nhận, gạn lọc những chất liệu tốt đẹp bất cứ từ đâu đến để chuyển hóa dân tộc. Đó cũng là đặc tính đích thực của đạo Phật. Cũng bắt nguồn từ khởi điểm ấy, mà chúng ta có thể nói là truyền thống của dân tộc và đạo pháp chỉ là một thể duy nhất, phối hợp hòa điệu duy nhất cũng vậy.
Nói như thế, lại cũng không có nghĩa là chúng ta, những người nhận mình là con Phật đã có được tinh thần truyền thống tốt đẹp cả đâu... | https://sentrangusa.com/2021/03/26/thich-duc-nhuan-1924-2002-su-menh-nguoi-phat-tu-doi-voi-dan-toc-va-dao-phap/
“Tu-bồ-đề, Bồ-tát Ma-ha-tát này không thích quán sát, đàm luận các việc thế gian như thế, chỉ thích quán sát, đàm luận Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Tu-bồ-đề, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm áo, xa lìa các tướng, có thể chứng Vô thượng Đại bồ-đề.
Tu-bồ-đề, Bồ-tát Ma-ha-tát này thường không xa lìa tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí,
– tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, bỏ sự tham lam, keo kiệt;
– tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa, bỏ sự phá giới;
– tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa, bỏ sự cáu giận, tranh chấp;
– tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa, bỏ sự biếng nhác;
– tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa, bỏ sự tán loạn;
– tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, bỏ sự ngu si.”
https://sentrangusa.com/2021/03/26/dao-sinh-tu-hanh-thoi-duc-phat-ky-4-tu-nga-va-tu-tap/
TRONG MỤC LỤC NGÀY 26 THÁNG BA, 2021:
1. Tâm Huy Huỳnh Kim Quang: Sứ Mệnh Chuyển Hóa Con Người Và Xã Hội Của Đạo Phật Qua Người Cư Sĩ: Trật tự của thế giới đang thay đổi tận gốc rễ với viễn tượng chưa mấy sáng sủa, những khuynh hướng cuồng tín, bạo lực của cá nhân và tập thể đang đối diện trước thử thách sống còn, nhân loại trong những lo sợ thường trực vì nạn khủng bố, bạo động và chiến tranh đang dò tìm con đường đến trú xứ của ổn định, hòa bình và an lạc. Đạo Phật chắc chắn giúp ích được rất nhiều cho con người trong hoàn cảnh bất an hiện nay. Vấn đề còn lại là ở nơi hạnh nguyện của người con Phật trong sứ mệnh chuyển hóa mà hàng cư sĩ là lực lượng tiên phong... | https://sentrangusa.com/2021/03/26/tam-huy-huynh-kim-quang-su-menh-chuyen-hoa-con-nguoi-va-xa-hoi-cua-dao-phat-qua-nguoi-cu-si/
2. Fabrice Midal | Hoang Phong dịch Việt: Người Phật tử ngày nay trong thế giới Tây Phương: Người tu tập trong từng ngày phải nhớ đến hành động quy y của mình, và phải xem đấy như là một phép tu tập đích thật, và đấy cũng là một cách nhắc nhở mỗi người chúng ta không được quên cái lý tưởng mà chúng ta hằng mong muốn là mang lại cho sự sống của chính mình. Mặc dù không hề ý thức được, thế nhưng thực ra thì lúc nào chúng ta cũng bám víu quá nhiều vào những thứ vô ích và phù du, vì thế tốt hơn hết chúng ta nên tìm cho mình một hướng đi (tức là Phật Giáo) để gởi gắm con tim của chính mình... | https://sentrangusa.com/2021/03/26/fabrice-midal-hoang-phong-dich-viet-nguoi-phat-tu-ngay-nay-trong-the-gioi-tay-phuong/
3. Liên Hà: Phật Giáo Việt Nam Phải Là Phật Giáo Trẻ: Thế giới đổi thay, con người thay đổi thì đạo Phật cũng phải tùy duyên mà vận hành theo, nếu không đạo Phật sẽ bị khô cứng, lỗi thời, mất niềm tin (vô dụng, lý thuyết suông), bị lãng quên và chê trách. Tóm lại, Tăng ni trẻ ngày nay hãy giương cao ngọn cờ đạo pháp và dân tộc hơn nữa. Lấy tinh thần dấn thân phục vụ xã hội làm sức mạnh, niềm vui và lý tưởng sống. Lẽ đương nhiên chúng ta nhập thế nhưng không bị hoà tan trong trần thế. Mong rằng những vị Tăng ni trẻ sau những giờ học căng thẳng, hãy nên một lần suy gẫm về tương lai của chính mình và tương lai của Đạo Pháp để định hướng ngay trong giờ phút còn ngồi trên ghế nhà trường. Với tôi, đây chính là những ước mơ cháy bỏng trong lòng và tôi sẽ đi theo con đường mình đã chọn: Đạo Pháp và Dân Tộc... | https://sentrangusa.com/2021/03/26/lien-ha-phat-giao-viet-nam-phai-la-phat-giao-tre/
4. Thích Phước Đạt: Giáo Dục Thiếu Nhi: Các nhà nghiên cứu Phật giáo đã chỉ ra sự hình thành và phát triển nhân cách con người diễn ra có tính quy luật theo từng lứa tuổi, bắt đầu từ khi thọ thai cho đến trưởng thành. Mỗi giai đoạn phát triển đều có những đặc điểm riêng biệt. Vì thế, giáo dục bao giờ cũng hướng vào con người cụ thể với những đặc điểm tâm lý riêng về lứa tuổi, giới tính… và những đặc trưng độc đáo trong nhân cách. Do đó, giáo dục phải xuất phát từ những đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng để đề ra các nội dung, cách thức phù hợp. Cụ thể là Phật giáo chủ trương giáo dục từ trong thai nhi cho đến khi lọt lòng, lớn lên và cả trưởng thành sau này mà có từng nội dung giáo dục, phương thức giáo dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ... | https://sentrangusa.com/2021/03/26/thich-phuoc-dat-giao-duc-thieu-nhu/
5. Thái Hạo: Tại Sao Ta Hèn? Chúng ta phê phán chế độ độc tài toàn trị, nhưng hãy cẩn thận, vì có thể chính ta cũng đang thi hành một đường lối tương tự trong gia đình của mình. Đường lối ấy thường nhân danh lòng tốt và sự yêu thương để làm lý lẽ. Cái tốt đối với ta chưa hẳn là tốt với người khác, đừng nhân danh! Hi vọng và mong mỏi của ta nhiều khi trở thành gánh nặng mà ta đã đặt lên vai đứa trẻ từ khi nào không hay. Không gì khổ nhọc bằng việc phải mang vác giấc mơ của người khác. | https://sentrangusa.com/2021/03/26/thai-hao-tai-sao-ta-hen/
6. Quảng Pháp: Tiễn anh Nguyễn Đức Quang là, “một nụ cười không tươi!” | (1944 – 27 tháng 3 năm 2011) | https://sentrangusa.com/2021/03/25/uyen-nguyen-tien-anh-nguyen-duc-quang-la-mot-nu-cuoi-khong-tuoi-1944-27-thang-3-nam-2011/
7. Ngô Nhân Dụng (Chân Văn Đỗ Quý Toàn): Triệu Con Tim, Còn Triệu Khối Kiêu Hùng (1944 – 2011) | https://sentrangusa.com/2021/03/25/ngo-nhan-dung-chan-van-do-quy-toan-trieu-con-tim-con-trieu-khoi-kieu-hung-1944-2011/
8. Uyên Nguyên: Trường Giang Con Sóng Sáng ‘Gươm Thiêng Hào Kiệt’ | https://sentrangusa.com/2021/03/25/uyen-nguyen-truong-giang-con-song-sang-guom-thieng-hao-kiet/
9. Human Rights Watch (2009): The Resistance of the Monks | Buddhism and Activism in Burma | VI – The Reemergence of Buddhist Political Activism in Burma | https://sentrangusa.com/2021/03/26/human-rights-watch-2009-the-resistance-of-the-monks-buddhism-and-activism-in-burma-vi-the-reemergence-of-buddhist-political-activism-in-burma/
_____________________________________
Kính mời quý anh chị tham dự buổi học KINH PHÁP BẢO ĐÀN do Hòa Thượng Thích Đồng Trí thuyết giảng. ĐỊA ĐIỂM: Trên điện thoại số (857) 232 – 0159, Mã số: 616474 THỜI GIAN: 6:00- 8:00 chiều (giờ Cali), thứ Sáu ngày 26 tháng 03, năm 2021. Để ổn định và trang nghiêm đạo tràng, xin các Huynh Trưởng vào phòng học trước 15 phút. Kính chào tinh tấn, Quang Ngộ Đào Duy Hữu, Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ
_____________________________________
- https://sentrangusa.com/
- https://www.facebook.com/GDPTHoaKy
_____________________________________
Nguồn tham khảo:
- https://thuvienphatviet.com/
- https://www.facebook.com/thuvienphatviet
- https://bodhimedia.net/
- https://www.facebook.com/GDPT2018
- https://www.facebook.com/LotusMediaInc