Thursday, March 18, 2021

BBT Sen Trắng Hoa Kỳ: ĐIỂM TIN TRONG NGÀY 18 THÁNG BA, 2021

VP Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: Bi Mẫn và Từ Ái – Giá trị chung giữa Hồi Giáo và Phật Giáo

 

DAT LAI LAT MA 14 - 15.jpg


1. Về cách đưa tình yêu thương và lòng từ bi vào hành động, Ngài nhắc nhở mọi người rằng, hầu như tất cả chúng ta đều bắt đầu cuộc sống của mình dựa trên tình yêu thương và cảm tình của mẹ. Sau đó, khi lớn lên, chúng ta nhận thấy rằng, để có được hạnh phúc, điều quan trọng là chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau. Ngài nhắc lại rằng cam kết đầu tiên của Ngài là chia sẻ với càng nhiều người càng tốt – về nhu cầu đánh giá cao tính đồng nhất của nhân loại.

“Tất cả chúng ta đều giống nhau về bản chất là những con người như nhau. Trong quá khứ, con người và cộng đồng sống tách biệt với nhau; nhưng ngày nay chúng ta gần gũi nhau hơn và ta phải học cách để làm việc cùng nhau”. | https://sentrangusa.com/2021/03/18/vp-thanh-duc-dat-lai-lat-ma-bi-man-va-tu-ai-gia-tri-chung-giua-hoi-giao-va-phat-giao/ 

THICH NHU DIEN 6.jpg

2. Gần đây trong nước Gia Ðình Phật Tử Việt Nam đã cố gắng soạn ra một bộ sách về Phật Pháp tương đối cao hơn; nhưng cũng chỉ mới nằm ở ngưỡng cửa Ðại học chứ chưa vào sâu nơi Hậu Ðại Học. Cũng mới chỉ là lý thuyết chứ chưa phải là thực hành. Về mặt nổi của Gia Ðình Phật Tử có nhiều ưu điểm là đồng phục, kỷ cương; nhưng về mặt sâu thẳm của nội tâm và sự tu học, Gia Ðình Phật Tử cần phải hòa nhập vào với các khóa tu khác của các Chùa và các Giáo Hội khác tổ chức, chứ không phải chỉ khư khư giữ kỹ nội dung huấn luyện của 50 năm trước mà không có một sự uyển chuyển nào đối với sự tiến bộ của thế giới ngày nay. Sự tu học cũng giống như một dòng nước chảy, không tiến ắt phải bị vật cản khác chi phối. Do vậy phải tự trang bị cho chính mình một sự tu học chín chắn hơn để phục vụ cho lý tưởng của một người Huynh Trưởng Phật Tử, đồng thời mình phải là một nhà mô phạm cho các em trong cả sự tu lẫn sự học. | https://sentrangusa.com/2021/03/19/thich-nhu-dien-giao-duc-tuoi-tre-hien-nay-tai-hai-ngoai-2/

DOAN VIET HOAT 1.jpg

3. Khi so sánh cách tiếp cận và đối phó với Tây phương của ba nước Nhật bản, Trung hoa và Việt Nam, tôi muốn đưa ra một cách nhìn khác với cách nhìn thông thường từ trước đến nay, cho rằng vua quan và trí thức Việt Nam đã bảo thủ, không thức thời, không nhanh chóng mở cửa canh tân. Và do đó, đã để mất nước. Tôi cho rằng chúng ta mất nước trước khi kịp canh tân. Nhật Bản mở cửa canh tân khi Minh trị thiên hoàng nắm quyền bính năm 1868. Lúc đó và ba thập niên sau đó nước Nhật hoàn toàn yên ổn để tiếp tục canh tân, và không bị mất một tấc đất nào. Năm đó chúng ta đã mất 1/3 đất nước. Nếu Nhật Bản có Fukuzawa, chúng ta cũng có Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ….Ngay cả Cao Bá Quát, sau chuyến đi Tân Gia Ba về, trực tiếp thấy được những tiến bộ của văn minh mới, đã không thể ngồi im, can gián không được, phải làm loạn để bị chém đầu. Không khác gì trường hợp của Shôin ở Nhật,k trước khi Minh trị Thiên hoàng lên ngôi. Những con người Việt Nam yêu nước, hiểu biết và muốn canh cải đất nước như thế không ít, nhưng dù họ có muốn, triều đình có muốn, có còn kịp nữa không, và liệu người Pháp có chịu ngồi yên nhìn triều đình và sĩ phu yêu nước Việt Nam canh tân đất nước hay không? 

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia có vị trí địa lý, văn hóa và lịch sử đặc thù. Chúng ta không thể bỏ qua những nét đặc thù này trong việc xét định tư tưởng và chính sách chính trị của mỗi quốc gia dân tộc, cũng như trong việc lựa chọn tư tưởng và chính sách chính trị cho quốc gia dân tộc mình. | https://sentrangusa.com/2021/03/19/doan-viet-hoat-tiep-can-tay-phuong-nhat-ban-trung-hoa-va-viet-nam/

MỤC LỤC HÔM NAY | 19 THÁNG BA, 2021

4. Sa Môn Thích Tín Nghĩa: Thư Cung Thỉnh/Mời Dự Lễ Hiệp Kỵ Chư Tôn Đức Lãnh Đạo năm 2021 | https://sentrangusa.com/2021/03/18/sa-mon-thich-tin-nghia-thu-cung-thinh-moi-du-le-hiep-ky-chu-ton-duc-lanh-dao-nam-2021/

5. Tâm Đăng Nguyễn Văn Pháp | Audio: GĐPTVN Qua Các Giai Đoạn Phát Triển (1940-2020) | https://sentrangusa.com/2021/03/18/tam-dang-nguyen-van-phap-audio-gdptvn-qua-cac-giai-doan-phat-trien-1940-2020/

6. Thích Thái Hòa: Con Đường Giáo Dục https://sentrangusa.com/2021/03/19/thich-thai-hoa-con-duong-giao-duc/

7. GS Nguyễn Sỹ Tế (1922-2005): Vấn Đề Giáo Dục Tuổi Trẻ Việt Nam Hải Ngoại | https://sentrangusa.com/2021/03/19/gs-nguyen-sy-te-1922-2005-van-de-giao-duc-tuoi-tre-viet-nam-hai-ngoai/

8. Hoàng Long: Di Sản | https://sentrangusa.com/2021/03/19/hoang-long-di-san/

9. Trịnh Thanh Thủy: Phụ Nữ và Vai Trò Của Giáo Dục | https://sentrangusa.com/2021/03/19/trinh-thanh-thuy-phu-nu-va-vai-tro-cua-giao-duc/

10. Viên Linh: Hoa Gạo Cuối Thôn https://sentrangusa.com/2021/03/19/vien-linh-hoa-gao-cuoi-thon/

11. Human Rights Watch (2009): The Resistance of the Monks | Buddhism and Activism in Burma | III – The Role of the Sangha in the 1988 Uprising and After the 1990 Election | https://sentrangusa.com/2021/03/19/human-rights-watch-2009-the-resistance-of-the-monks-buddhism-and-activism-in-burma-iii-the-role-of-the-sangha-in-the-1988-uprising-and-after-the-1990-election/

_____________________________________  

https://sentrangusa.com/
https://www.facebook.com/GDPTHoaKy

  _____________________________________    

Nguồn tham khảo: 

https://thuvienphatviet.com/
https://www.facebook.com/thuvienphatviet
https://bodhimedia.net/
https://www.facebook.com/GDPT2018
https://www.facebook.com/LotusMediaInc

No comments:

Post a Comment