Thursday, December 14, 2023

Thích Viên Lý: Đạo Phật và Giáo Dục | Buddhism and Education

 

Vấn đề giáo dục là vấn đề lớn, là vấn đề lâu dài, trọng đại và là vấn đề thiết cốt trong đời sống của xã hội nhân loại. Khi nói đến vấn đề giáo dục, đặc biệt là sứ mệnh giáo dục trong Đạo Phật, quả thật đó là điều bất khả thuyết vì lẽ nó nhiều đến vô lượng. Bản thân của Đạo Phật tự nó chính là giáo dục, Pháp môn mà đức Phật khai thị là vô lượng (vô lượng pháp môn); tuy nhiên, vì sự giới hạn của thời lượng, do vậy, có 5 đặc điểm chính chúng tôi muốn được chia sẻ với chư vị, đó là:

1/Tiêu đích giáo dục (cứu cánh)

Nền giáo dục của Phật giáo là nền giáo dục cần được hiểu và đánh giá như là chính nó đang là. Giáo dục phải đào tạo được những con người với tất cả ý nghĩa của NGƯỜI, một con người mà từ đạo đức đến trí tuệ đều trở thành nghi biểu mẫu mực cho xã hội, ở mọi thời đại và quốc độ. Một con người sống vì người, cho người, với tất cả ý thức trách nhiệm của một con người. Khi đề cập đến Nghiệp, đức Phật muốn đặc biệt nhấn mạnh đến tinh thần trách nhiệm do ý thức được mình là người thừa tự của chính những hành tác mà mình đã tạo. Nói cách khác, mình là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về những gì mà mình nghĩ, nói và hành động. Chúng ta là kết quả của một chuỗi yếu tố và điều kiện (nhân duyên) hỗn hợp được liên kết trùng điệp qua nhiều thời gian. “Duy tuệ thị nghiệp” là tinh thần giáo dục mà ta có thể gọi là một Nền Giáo Dục Toàn Giác, một nền giáo dục Nhất thiết chủng trí. Nếu suy nghĩ thật kỹ, ta sẽ thấy cứu cánh tối hậu hay tiêu đích giáo dục của Đạo Phật được đặt trên nền tảng của hai yếu tính cốt lõi: Thứ nhất: Tịnh hóa tự ngã, và, thứ hai: Lợi tế quầnsanh, nói cách khác, Tự giác, Giác tha và Giác hạnh viên mãn là cứu cánh của một nền giáo dục toàn diện và toàn giác mà Đạo Phật luôn hướng đến. Thiếu những yếu tính quan thiết này, Phật giáo không còn là Phật giáo. Vì Đạo Phật là đạo của Hòa bình, của Từ bi, Trí tuệ, Giác ngộ, Giải thoát. Đạo Phật là đạo của sự sống và sức sống, thế nên, trách nhiệm giáo dục con người có được một đời sống đạo đức tâm linh tốt đẹp, thánh thiện, phù hợp với chánh pháp, chính là đường hướng, là tiêu đích giáo dục thuần chánh của Đạo Phật.

Trên phạm trù thế tục, đối với xã hội, để có được một đời sống thật sự tốt đẹp, đức Phật dạy con người xây dựng sáu mối tương giao giữa Cha mẹ và Con cái; Thầy và Trò; Vợ và Chồng; Cá nhân và Quyến thuộc, Thân hữu, Láng giềng, Đoàn thể; giữa Chủ và Công nhân, giữa Tu sỹ và Cư sỹ[1]

Nhằm duy trì sự thịnh vượng, vững mạnh của một quốc gia, Ngài dạy 7 nguyên tắc xây dựng và phát triển làm nhụt chí những ai muốn cậy vào sức mạnh quân sự để gây hấn, thôn đoạt lãnh thổ và mười chánh sách để có được một chính phủ xứng đáng mà trong kinh Pháp Cú Sớ và Jātakagọi là Thập Vương Tử Pháp.

Ngài cũng dạy về nguyên nhân của nghèo đói và tệ nạn của xã hội đồng thời đề ra phương pháp cải thiện thực trạng xã hội qua việc nâng cao đời sống kinh tế, cải thiện kế hoạch canh tác, cung cấp phương tiện cho giới nông dân, và nguồn vốn đầu tư cho giới thương gia, trả lương xứng đáng cho giới công nhân (Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống, Trường Bộ Kinh 3 số 26).

Ngài dạy về cách chăm sóc và xây dựng hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đình, có tay nghề vững, có khả năng điều hành, lãnh đạo tốt, siêng năng, cần mẫn. Biết quân bình ngân sách, biết tạo lập tài sản, biết bảo vệ sức khỏe, biết trưởng dưỡng tuệ giác, biết cải tổ đời sống của xã hội trên mặt vật chất lẫn tâm linh v.v…

Với việc bảo vệ chánh pháp, đức Phật dạy “Thất bất thối pháp” nhằm giúp cho chánh pháp được trường tồn, bảo vệ được hòa khí, giải quyết tận gốc những nan đề phức tạp, 7 pháp Tỳ ni để hóa giải mọi thị phi tranh chấp, 6 phép Hòa kính để chung sống hòa hợp, lâu dài và cả một tạng Luật để sách tấn hàng xuất gia và tại gia có một đời sống thanh tịnh, giải thóat, đó là chưa nói đến Kinh tạng, một kho tàng chân lý đồ sộ mà mỗi chữ mỗi câu đều là những phương pháp giáo hóa vi diệu có khả năng giúp người trút bỏ mọi hệ lụy, ưu não nhằm thăng hoa cuộc sống một cách nhanh chóng và hữu ích.

Với bản thân, đức Phật dạy, cần phải có niềm tin vững chãi vào tự thân mà đừng nương tựa vào một cái gì khác, Đức Phật đã khẳng định:
— “Này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình (atta-dipà viharatha), hãy tự mình y tựa chính mình (attàsaranà) chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác …

Này Ananda, ở đời, vị Tỷ kheo trú quán trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Trú quán thọ trên các cảm thọ … trú quán tâm trên các tâm, trú quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

Như vậy này Ananda, Tỷ kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một cái gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác.

Này Ananda, những ai, hiện nay hay sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một cái gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi”[2].

Đức Phật còn dạy, “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, vì có Phật tánh nên mỗi một chúng ta đều có khả năng thành Phật và chắc chắn chúng ta sẽ thành Phật trong một ngày nào đó nếu chúng ta dụng công hành trì chánh pháp. Chúng ta phải tuyệt đối tin tưởng vào khả năng thành Phật của chính mình và tin tưởng vào khả năng đóng góp của mình vào tiến trình thăng hoa của thế giới nhân loại. Ngoài việc tự tin, Đức Phật dạy chúng ta phải tự chủ, tự độ, tự nguyện, vô chấp và vị tha:

“Không phải chỉ Alara Kalama có lòng tin, Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ Alara Kalama có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ Alara Kalama có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ Alara Kalama có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ Alara Kalama có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy ta phải cố gắng chứng cho được pháp mà Alara Kalama, sau khi tự tu, tự chứng, tự đạt đã tuyên bố. Rồi này các Tỷ kheo, không bao lâu, Ta tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú”[3]

Kinh Duy Ma dạy rằng Bồ tát hành đạo cần phải vào nơi chốn bùn nhơ tội lỗi; vì những người xấu ác chính là đối tượng cứu độ của Bồ tát. Lời Đại thệ nguyện của Tôn giả A Nan và Bồ tát Địa Tạng đã xác quyết tinh thần vị tha vô ngã của Phật giáo như thế nào, nhất là qua Tứ Hoằng Thệ Nguyện.

Nói chung, không có bất cứ lãnh vực nào trong đời sống mà không được Đạo Phật hướng dẫn một cách cụ thể, nhất là mặt nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, cải thiện xã hội, giải thoát khổ đau, sanh tử cho toàn thể chúng sinh, từ mặt nhân sinh quan đến vũ trụ luận, từ con người đến tất cả sinh loại, từ hữu tình đến vô tình, từ ảo tưởng đến thực tại, từ thế giới nhị nguyên phân biệt đến pháp giới bất nhị bình đẳng vô sai biệt, có thể nói, phương pháp giáo dục của đức Phật là hằng hà sa số thể loại, đó chính là lý do tại sao các nhà học giả tây phương, đặc biệt là những vị giáo sư lỗi lạc tại các trường đại học hiện đại nổi tiếng trên thế giới đã hết sức ngạc nhiên và khâm phục Phật giáo khi nghiên cứu và bắt gặp những điều mà theo họ vượt ngoài sức tưởng tượng của mình. Nói tóm, nền giáo dục của Phật giáo bao gồm cả: Đạo dục, Tâm dục, Trí dục, Tín dục, Kỷ dục và Thể dục 

2/ Phương tiện giáo dục

Phương tiện giáo dục trước hết phải được hiểu như chính là cứu cánh, vì cứu cánh và phương tiện tuy hai nhưng lại là một. Trong cứu cánh vốn tự có sẵn phương tiện và ngược lại. Phương tiện tốt, cứu cánh tốt, phương tiện xấu, cứu cánh xấu. Phương tiện ở đây, trước, trên và quan trọng hơn hết phải là bản thân của những nhà làm công tácgiáo dục, chứ không phải chỉ thuần là những thiết bị giáo dục, dù thiết bị giáo dục là nhữngphương tiện không kém phần quan trọng. Người đóng vai trò giáo dục phải nắm vững mục tiêu giáo dục, phải có chính sách giáo dục tốt, phải tự thấy trách nhiệm, tận tụy với chức năng của mình, thấu triệt những nan đề đặt ra cho bản thân. Người đảm trách sứ mệnh giáo dục theo đức Phật phải cần tự trang bị cho mình một cách đúng mức về Tam Vô Lậu Học (Giới, Định,Tuệ). Trên căn bản của ba môn học này, người làm công tác giáo dục sẽ có đủ 3 tiêu chuẩn tối thiết đó là: Đức năng, Trí năng và Kỹ năng. Đây là những tiêu chuẩn quan yếu mà trong vai trò của một nhà giáo dục cần phải được ưu tiên hàng đầu. Người đóng vai trò giáo dục đúng nghĩa theo Đạo Phật là người luôn thể hiện đúng đắn ba chuẩn mực căn bản: Thân giáo, khẩugiáo và ý giáo, và cần phải Khế thời, Khế Lý và Khế Cơ.

3/ Ưu tiên hóa giáo dục

Đạo Phật đặc biệt quan tâm đến vai trò giáo dục và xem giáo dục như một sứ mệnh ưu tiên hàng đầu. Trong suốt 49 năm ròng rã, không ngày nào đức Phật không giáo hóa. Ngài đã tuyệt đối trung thành với sứ mệnh giáo hóa đến hơi thở cuối cùng mà pháp hội Niết Bàn tại rừng Kushinagar là pháp hội đặc biệt quan trọng. Châm ngôn “Hoằng pháp thị gia vụ, Lợi sanh vi sự nghiệp” đủ nói lên sự quan tâm sâu xa của Đạo Phật đối với sứ mệnh giáo dục như thế nào. Đức Thế Tôn luôn luôn sách tấn đồ chúng là phải nỗ lực tinh cần trong vấn đề tu học, tu học liên tục, thường xuyên không gián đoạn (Ngài thường dùng hình ảnh của một người cọ hai thanh cây để lấy lửa ra ví dụ). Điều này có nghĩa là cần sửa đổi, tu nghiệp, cải tổ, cập nhật hóa… một cách miên tục, không gián đoạn, đặc biệt giáo pháp Tứ Chánh Cần đã chứng minh rất rõ thực tế đã đề cập. Do vậy, đối với Đạo Phật người nắm vai trò giáo dục cần thường xuyên quan tâm cải tổ hệ thống giáo dục, xây dựng một nền giáo dục hiện đại, đa dạng, tiên tiến, toàn diện và luôn phù họp với thời đại. Cần cải thiện kỹ năng và nội dung giáo dục, chấn hưng và thiết định hóa chương trình, tổ chức giáo dục trong tinh thần bình đẳng, cởi mở vì công ích. Chương trình giáo dục phải là một chương trình thù ứng với khả năng của từng đối tượng thụ huấn, phải thực tiễn, khả thi và đáp ứng thỏa đáng nhu cầu xã hội, thời đại, thể hiện cao độ lý tưởng của Bồ tát đạo, đặc biệt giải quyết rốt ráo khát vọng bức thiết của con người: Giải thoát sanh tử, khổ đau, thể nhập Niết bàn an tịnh, hạnh phúc đích thật.

4/ Phương Pháp Giáo Dục

Phương pháp giáo dục của đạo Phật là phương pháp rất hợp lý, khoa học và hết sức thực tiễn, hữu hiệu. Thường thì mỗi khi đức Thế Tôn thuyết giáo, Ngài kiên nhẫn và bi mẫn phân tích vấn đề một cách tỉ mỉ từ phạm trù của hiện tượng giới đến bản chất củasự vật, từ nguyên nhân đến kết quả, từ tục đế đến chân đế. Ngài không chủ trương bóp méo sự thật, ngược lại, trong tâm lượng của một bậc Đạo Sư, Ngài dạy đệ tử của mình phải khảo sát các pháp, tức mọi hiện tượng một cách tường tận và khoa học, khách quan (gạt bỏ mọi thủ kiến) để thể nghiệm chân xác và như thật bản thể hay tự tính của thực tại. Đây là phương pháp giáo dục của bậc Điều Ngự Trượng Phu, bậc Đại Giác.

Đức Phật thường căn cứ vào những sự kiện cụ thể để chỉ dạy, qua những chỉ dẫn của Ngài về giáo pháp Tứ Diệu Đế, Kinh Pháp Cú, Luật Tạng, 12 bộ kinh (chỉ cho thể loại một cách tổng quan chứ nếu nói đủ thì phải nói là vô lượng pháp môn) ta có thể chứng minh được điều đó. Những lời Ngài dạy rất sinh động, cởi mở, đi thẳng vào trái tim của người nghe, nhờ ánh sáng chân lý của bậc tuệ giác siêu việt chiếu vào khiến tâm thức của từng đối tượng tan đi tất cả những vô minh, phiền não. Tác dụng của những lời dạy của đức Phật quả thật rất khó nghĩ bàn, thật cao siêu, màu nhiệm, nhưng luôn luôn có sự tương quan với lịch sử và những chuyển biến mang tính thời sự.

Bốn tiêu chuẩn (nguyên tắc), tức là Tứ Tất Đàn (siddhāntas) mà đức Phật thường xuyên khai thị đã thể hiện rõ điều đó: Thế giới tất đàn, Vị nhân tất đàn, Đối trị tất đàn và Đệ nhất nghĩa tất đàn.Qua bốn Tất Đàn trên, chúng ta thấy rằng:

1/ Tiêu chuẩn thứ nhất căn cứ trên những căn bản nhận thức hoàn toàn thù ứng với thế giới. (Trên phạm trù tục đế dù ta biết mọi hiện tượng đều giả hữu, nhưng nếu không có phương tiện thiện xảo được ứng dụng một cách tuyệt hảo nhằm khai dụng trọn vẹn bi nguyện và trí lực thù thắng thì không thể có được hoạt dụng bất khả tư nghì của chánh pháp giữa một thế giới đầy mộng tưởng, điên đảo và khổ đau.)

2/ Tiêu chuẩn thứ hai căn cứ trên sự nhận thức của thính chúng đương cơ, của con người. Phù hợp với hoàn cảnh, trình độ, ngôn ngữ v.v… (nhưng cũng có người bảo rằng vị nhơn chứ không vị kỷ, ở một trình độ nào đó ta cũng có thể thông cảm được)

3/ Tiêu chuẩn thứ ba: Đối trị cả thân bịnh và tâm bịnh, do đó nền giáo dục của Đạo Phật là nền giáo dục có khả năng giải quyết những vấn đề của xã hội hiện thực từ kinh tế, đến y học, kỹ thuật v.v… Nói chung là làm cho con người hết khổ, có một đời sống hạnh phúc, an tịnh, giải thoát thật sự.

4/ Đệ nhất nghĩa là tiêu chuẩn thứ tư đặt căn bản trên chân đế, thắng nghĩa đế, hay xuất thế gian đế. Đây là tiêu chuẩn tuyệt đối, thực tại siêu việt. Tiêu chuẩn hoàn toàn đặt sự nhận thức trên sự thật như thật.

–  Bốn nguyên tắc quan trọng khác nữa, đó là Tứ y:1. Y pháp bất y nhân; 2. Y nghĩa bất y ngữ; 3. Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa; 4. Y trí bất y thức. Và, còn cả hàng ngàn pháp môn màu nhiệm khác mà chúng ta không thể nói hết và nói đủ. 

5Hiệu năng giáo dục

Đạo Phật đặc biệt nhấn mạnh đến  hiệu năng của  phương pháp hành trì, hay nói khác hơn dụng lực hay công năng của sự tu tập. Đạo phật không chủ trương trao cho con người một số kiến thức vô bổ, cũng không nhằm thỏa mãn nhu cầu tri thức thời đại mà chính là đặc biệt chú trọng đến hiệu năng của tiến trình tu chứng. Đây chính là phương pháp giáo dục đặc thù của Phật giáo.

Nền giáo dục của Phật giáo là nền giáo dục khai phóng, có khả năng giải thoát mọi cá thể ra khỏi mọi phạm trù tri thức ốc đảo. Ở thời đại chúng ta, để kế thừa nền giáo dục siêu xuất đó, trên căn bản của một nhận thức như thật, chúng ta cần phát huy tinh thần giáo dục thù ứng và diệu dụng của Phật giáo, tổng hợp những tinh tủy của mọi nền văn hóa để có thể nhiếp hóa nhằm bồi đắp nhưng đồng lúc triển khai đúng mức bản sắc đặc thù và những tinh hoa đặc hữu của dân tộc nhằm đưa dân tộc đến chỗ tự do, dân chủ, phồn thịnh và hạnh phúc chân thật. Đặc biệt nền giáo dục của Phật giáo là phương pháp giáo dục giúp con người trở thành bậc đại giác, toàn trí, toàn đức, có khả năng mang lại sự lợi ích to lớn và lâu dài cho muôn sinh.

Đạo Phật chủ trương lấy con người làm trung tâm điểm để cải hóa và xây dựng xã hội. Con người tốt, xã hội tốt và ngược lại. Giáo dục con người để trở thành một tài bảo của thế giới nhân loại là bước căn bản và hết sức quan yếu mà Phật giáo gọi là Nhân Thừa trong Ngũ Thừa giáo. Con người là tài nguyên lớn vô giá như Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhân thị tối thắng – Con người là trên hết”; do vậy, cần đầu tư vào việc giáo dục con người trên một quy mô quốc gia theo nền giáo dục hiện đại và toàn diện là một nhu cầu bức thiết mà chúngta cần hướng đến. Suốt 49 năm du phương hóa độ, sứ mệnh trung tâm của đức Phật là tuyên giảng con đường giải thoát, đề cao khả tính giác ngộ của mọi cá thể một cách bình đẳng và tuyệt đối.

Truyền thống giáo dục của Phật giáo là truyền thống giáo dục toàn giác. Đức Phật được tôn xưng như là một nhà giáo dục vĩ đại và thánh thiện, là bậc đạo sư tiêu biểu, mẫu mực (bậc Điều Ngự, đấng phước trí vẹn toàn), đức Phật chủ trương giáo dục con người giải thoát mọi kiến thủ để đạt được tuệ giác siêu việt. Ta thường nghe nói nhiều về sự Chứng Đạo, Đạt Đạo, Thành tựu đạo quả v.v… đó là cốt ý muốn nhấn mạnh đến thành quả, hiệu quả, cứu cánh tối hậu chứ không là một lý thuyết thuần túy.

___________________________

[1] Trường III, trang 101, Tương V, 170
[2] Trung I, 164b
[3] Trung I, 164b

Buddhism and Education

Thích Viên Lý

Education is a major, long-term, significant, and essential societal issue. Education, especially the educational mission in Buddhism, is indeed indescribable due to its immense scope. Buddhism itself is education, and the teachings that the Buddha introduced are innumerable (innumerable dharma gates); however, due to time constraints, there are five main characteristics that we want to share with you:

1-Educational Purpose (ultimate goal)

The foundation of Buddhist education needs to be understood and evaluated as it truly is. Education must train people in the complete sense of BEING HUMAN, who becomes a model of morality and wisdom for society in every era and country. A person who lives for others, with others, with all the responsibility of being human. When referring to Karma, the Buddha particularly emphasized the spirit of responsibility arising from the awareness that one is the heir of one’s actions. In other words, one is fully responsible for what one thinks, says, and does. We result from a series of factors and conditions (dependent origination) intertwined over time. “Wisdom is Karma” is the spirit of education called an All-Enlightening Education, an education of Universal Intelligence. If thoughtfully considered, the ultimate goal or the Purpose of Buddhist education is based on two core elements: Firstly, Purifying oneself, and secondly, Benefiting all sentient beings; in other words, Self-Awakening, Awakening others, and the Perfection of Practices are the goals of a comprehensive and enlightened education that Buddhism always strives for. Without these essential elements, Buddhism is no longer Buddhism. Buddhism is the path of Peace, Compassion, Wisdom, Enlightenment, and Liberation. Buddhism is the path of life and vitality. Therefore, the responsibility of educating people to have a good, sacred, spiritual life and conforming to the Dharma is pure Buddhist education’s direction and ultimate goal.

In the secular realm, for a perfect life in society, the Buddha taught people to build six relationships between Parents and Children, Teachers and Students, Husbands and Wives, Individuals and Relatives, Friends, Neighbors, Communities between Employers and Workers, between Monastics and Laypeople[1]

To maintain the prosperity and strength of a nation, He taught seven principles of building and development to discourage those who rely on military power to wage war, annex territories and ten policies for a deserving government as mentioned in the Dhammapada Commentary and Jātaka as the Ten Duties of a King.

He also taught about the causes of poverty and social evils and proposed methods to improve the social situation by improving economic life, agricultural planning, providing means for farmers, and investment capital for merchants, paying fair wages to workers (Wheel-Turning Sage King Sutta, Long Discourses 3 number 26).

He taught me how to care for and build personal and family happiness, have solid skills, good management and leadership abilities, and be diligent and hardworking. Know how to balance the budget, create assets, protect health, nurture wisdom, reform social life materially and spiritually, and so on.

In protecting the Dharma, the Buddha taught the “Seven Principles of Non-Decay” to help preserve the Dharma, maintain harmony, and resolve complex issues, Seven Principles for Monastics to resolve all disputes, Six Harmonies for long-term harmonious coexistence, and a whole Vinaya Pitaka to guide monastics and laypeople to live a pure and liberated life. This does not even mention the Sutta Pitaka, a vast treasure of truth where every word and sentence is a transformation method capable of helping people quickly and effectively elevate their lives by shedding all afflictions and worries.

For oneself, the Buddha taught that one must have strong faith in oneself and not depend on anything else; the Buddha affirmed:
— “Ananda, be a lamp unto yourself (atta-dipà viharatha), rely on yourself (attàsaranà) and not on anything else. Use the Dharma as your lamp, use the Dharma as your refuge, and not anything else, and so on.

Ananda, a monk, dwells in life contemplating the body with ardor, mindfulness, and restraint, overcoming covetousness and grief in the world. He dwells contemplating feelings in feelings – contemplating mind in mind, contemplating phenomena in phenomena, with ardor, mindfulness, and restraint, overcoming covetousness and grief in the world.

Thus, Ananda, a monk, is a lamp unto himself, relying on himself, not depending on anything else, using the Dharma as his lamp, using the Dharma as his refuge, not relying on anything else.

Ananda, those who now or after I am gone, is a lamp unto themselves, relying on themselves, not depending on anything else, using the Dharma as their lamp, using the Dharma as their refuge, not relying on any other Dharma, those, Ananda, are the supreme monks of mine if they are eager to learn”.

The Buddha also taught, “All sentient beings have Buddha nature” because of having Buddha nature, each of us has the potential to become a Buddha, and indeed, we will become Buddhas one day if we diligently practice the Dharma. We must have absolute faith in our potential to become a Buddha and trust in our ability to contribute to the progression of human civilization. Besides self-confidence, the Buddha taught us to be autonomous, self-controlled, voluntary, unattached, and altruistic:
“Not only did Alara Kalama have faith, I also have faith. Not only did Alara Kalama have effort, but I also have effort. Not only did Alara Kalama have mindfulness, but I also have mindfulness. Not only did Alara Kalama have concentration, but I also have concentration. Not only did Alara Kalama have wisdom, but I also have wisdom. So, I must strive to realize the Dharma that Alara Kalama declared after self-cultivation, self-realization, and self-attainment. Then, monks, before long, I self-realized, self-attained that Dharma quickly, I dwelt therein.”

The Vimalakīrti Sūtra teaches that Bodhisattvas must enter the places of heresy and sin because evil people are the objects of salvation for Bodhisattvas. The Great Vows of Ananda and Bodhisattva Ksitigarbha confirmed Buddhism’s selfless and generous spirit, primarily through the Four Great Vows.

In general, there is no aspect of life that Buddhism does not specifically guide, especially in terms of improving public knowledge, training talents, improving society, liberating from suffering, and birth and death for all sentient beings, from humanistic perspectives to cosmology, from humans to all living beings, from conscious to insentient, from illusion to reality, from the dualistic world to the non-dualistic Dharma realm of equality, it can be said that the educational methods of the Buddha are numerous, which is why Western scholars, especially distinguished professors at modern renowned universities around the world, have been amazed and admired Buddhism when they studied and encountered things that they thought were beyond their imagination. In short, Buddhist education includes Moral, mental, Intellectual, Faith, Discipline, and Physical education.

2-Educational Means

First and foremost, educational means must be understood as the ultimate goal itself because the goal and the means are two. In the ultimate goal, the means are inherently present and vice versa. Suitable means good goal; bad means bad goal. The means here, first, foremost, and most importantly, must be the individuals involved in educational work, not just purely educational devices, although educational devices are also important. Those in the educational role must understand the educational goals, have good educational policies, be aware of their responsibilities, be dedicated to their functions, and thoroughly understand their challenges. Those who undertake the educational mission according to the Buddha must adequately equip themselves with the Three Trainings (Precepts, Concentration, Wisdom). Based on these three studies, those in educational work will meet the essential standards: Virtue, Wisdom, and Skill. These are necessary standards that, as an educator, must be prioritized. According to Buddhism, the true educator rightly embodies the three basic standards: Body teaching, Verbal teaching, and Mind teaching, and must be Timely, Reasonable, and Opportune.”

3-Prioritizing Education in Buddhism

Buddhism places particular emphasis on the role of education and considers it a top-priority mission. Throughout his 49 years of ministry, there was not a day that the Buddha did not engage in teaching. He remained faithful to this mission of education until his last breath, with the Nirvana Assembly at Kushinagar being a particularly significant event. The motto’ Propagating the Dharma is the family affair, Benefiting sentient beings is the career’ profoundly illustrates Buddhism’s deep concern for the mission of education. The Buddha always urged his followers to strive diligently in their studies and practice, continuously and without interruption (He often used the image of a person rubbing two sticks together to make fire, for example). This means one needs to continuously refine, cultivate, reform, and update without interruption. The teaching of the Four Right Exertions has especially proven this reality. Therefore, in Buddhism, those who play a role in education must constantly focus on reforming the educational system and building a modern, diverse, advanced, comprehensive education that continuously adapts to the times. It’s necessary to improve skills and educational content, revitalize and standardize programs, and organize education in a spirit of equality and openness for the public good. The educational program must be responsive to the abilities of each trainee, be practical, feasible, and satisfactorily meet the needs of society and the times, reflecting the high ideals of the Bodhisattva path, especially addressing the urgent desires of humanity: Liberation from birth and death, suffering, entering Nirvana, and true happiness.

4-Educational Methodology

The educational Methodology of Buddhism is very rational, scientific, efficient, and effective. Typically, whenever the Buddha taught, he patiently and sensitively analyzed the issue in detail from the realm of phenomena to the essence of things, from causes to effects, from conventional truth to ultimate truth. He did not advocate distorting reality; on the contrary, with the generosity of a great teacher, he taught his disciples to thoroughly and scientifically examine all phenomena objectively (putting aside all prejudices) to experience the authentic nature of reality. This is the educational method of a great sage, an enlightened one.

The Buddha often based his teachings on specific events, and through his instructions on the Four Noble Truths, the Dhammapada, the Vinaya, and the twelve divisions of the scriptures (just a general categorization, if to speak in full, then it would be innumerable dharma gates) we can prove this. His teachings are lively and open and go straight to the listener’s heart, illuminated by the light of supreme wisdom, dissolving all ignorance and afflictions in the audience’s minds. The Buddha’s teachings’ effect is challenging to discuss; they are profound and mysterious, yet always relevant to history and current developments.

The four standards (principles), or the Four Reliances (siddhāntas) that the Buddha often expounded, illustrate this: The Worldly Principle, The Individual Principle, The Counteractive Principle, and The Ultimate Principle. Through these Four Reliances, we see that:

(i) The first standard is based on a complete understanding aligned with the world. (In the realm of conventional truth, even though we know all phenomena are illusory, without the excellent application of means to utilize vows and superior wisdom fully, it is impossible to activate the inconceivable functioning of the true Dharma in a world whole of dreams, delusions, and suffering.)

(ii) The second standard is based on the understanding of the audience, the human condition. Suitable for the situation, level, language, etc. (but some say it’s for others, not for oneself; at some level, we can also understand this)

(iii) The third standard is treating both physical and mental illnesses. Hence, Buddhist education can address real-world issues, from economics to medicine, technology, etc. It frees people from suffering, leading to a happy, peaceful, and genuinely liberated life.

(iii) The Ultimate Principle is the fourth standard based on ultimate truth, superior meaning, or transcendent truth. This is an absolute standard, a transcendent reality. The standard is entirely based on the perception of truth as it is.

Four other important principles are the Four Reliances: 1. Rely on the Dharma, not the person; 2. Rely on the meaning, not on the words; 3. Rely on the definitive meaning, not on the provisional meaning; 4. Rely on wisdom, not on consciousness. And we cannot fully express or exhaust thousands of other mysterious methods.

5-Educational Efficacy

Buddhism emphasizes the Efficacy of the method of practice, or in other words, the power or function of practice. Buddhism does not aim to give people useless knowledge nor to satisfy the intellectual needs of the era. Instead, it focuses on the effectiveness of the process of cultivation and realization. This is the unique educational method of Buddhism.

Buddhist education is a liberating education, capable of freeing every individual from all categories of isolated knowledge. In our era, to inherit this transcendent education based on a proper understanding, we need to promote the responsive and wonderful educational spirit of Buddhism, synthesizing the essence of all cultures to assimilate and cultivate while properly deploying the unique identity and exquisite essence of the nation, leading the nation towards freedom, democracy, prosperity, and genuine happiness. Buddhist education educates people to become great, enlightened beings, fully wise and virtuous, capable of bringing tremendous and lasting benefits to all beings.

Buddhism advocates focusing on the individual as the central point for transformation and building society: good people, good society, and vice versa. Educating people to become a treasure of humanity is a fundamental and crucial step Buddhism refers to as the Human Vehicle in the Five Vehicles. People are a priceless resource, as taught in the Avatamsaka Sutra: “Humans are the greatest”; therefore, investing in human education on a national scale according to modern and comprehensive education is an urgent need that we must strive for. Throughout his 49 years of wandering and teaching, the Buddha’s central mission was to preach the path of liberation, elevating the potential for the enlightenment of every individual equally and absolutely.

The educational tradition of Buddhism is a tradition of complete enlightenment. The Buddha is revered as a great and holy educator, a model teacher (a great master, fully blessed with wisdom), advocating for the education of people to liberate all views to achieve superior enlightenment. We often hear about realizing the path, reaching the fruit of the path, etc., emphasizing the result, the effect, and the ultimate goal, not just a mere theory.

Most Venerable Thich Vien Ly

Nguồn: https://sentrangusa.com/2023/12/14/thich-vien-ly-dao-phat-va-giao-duc-buddhism-and-education/

No comments:

Post a Comment