Bài học lãnh đạo từ Đức Đạt Lai Lạt Ma, một nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng đã nêu bật tầm quan trọng của tinh thần đồng đội, năng lượng tiến và ý nghĩa thành công. Ở đây chúng tôi chỉ xin tóm tắt các nguyên lý lãnh đạo quan trọng từ những bài giảng của Ngài, và các dòng tweet.
Vào tháng 9, Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong 76 tuổi của Tây Tạng đã đưa ra một tuyên bố nhằm giải đáp các câu hỏi về dự định “tái sinh” – hay kế hoạch – của Ngài, đồng thời cho thấy định hướng dài hạn cho hành trình thiêng liêng của mình.
While the Dalai Lama, a Buddhist monk, chose to focus on teachings about compassion and peace, he sounded a lot like a Great Leader preparing to pass the reins. Indeed, effective leadership is an underlying theme through his prolific teachings, which he also tweets about regularly.
Là một tu sĩ Phật giáo, Ngài chọn tập trung vào những lời dạy về lòng từ bi và hòa bình hơn bất cứ điều gì, và có vẻ, như đang chuẩn bị chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm. Thật vậy, khả năng lãnh đạo hiệu quả là một chủ đề cơ bản thông qua những lời dạy phong phú của Đức Đạt Lai Lạt Ma, điều mà Ngài cũng thường xuyên nhắc đến trên Twitter.
“The nature of our motivation determines the character of our work.” – Dalai Lama
Phát triển nhận thức của bạn
Trong thông điệp về Phong cách lãnh đạo nói rõ: để lãnh đạo, bạn phải nhận thức nguyên do hành động của mình. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chia sẻ: “Bản chất động lực của chúng ta quyết định tính chất công việc của chúng ta”. Trong bất kỳ hoạt động nào, điều này có nghĩa là suy nghĩ chín chắn về ý nghĩa tổng quát của bất kỳ mục tiêu nào đằng sau các ý tưởng và hành vi hàng ngày. Nó cũng có nghĩa là luôn nhận thức được không chỉ lợi ích của riêng bạn mà cả lợi ích của tất cả những người bạn đang lãnh đạo. Các buổi thảo luận về ý tưởng, nhận thức trong Tổ chức hay giữa các thành viên là cách để đảm bảo mọi người hiểu và đồng ý với hướng đi mà chúng ta đang điều hành.
In order to ensure your best intentions are consistently applied to your business’s practices, develop a system of regular progress reports and evaluations.
Thiết lập hành vi đúng đắn
Tuy nhiên, việc thiết lập các nguyên tắc hoạt động được chấp thuận rộng rãi vẫn chưa đủ. Muyzenberg chia sẻ: “Tôi thấy rất nhiều Tổ chức có những nguyên tắc chặt chẽ nhưng lại không áp dụng được”. Để đảm bảo những ý định tốt nhất của bạn được áp dụng một cách nhất quán vào thực tiễn, hãy xây dựng và phát triển một văn hóa giải trình và đánh giá tiến độ thường xuyên.
“The leader has to recognize when negative emotions like frustration, impatience, anger, lack of self-confidence, jealousy, greed start to influence his thought processes” – Dalai Lama
Rèn luyện tâm trí của bạn
Đức Đạt Lai Lạt Ma mô tả tâm trí không được rèn luyện giống như một con khỉ nhảy quanh cây, phấn khích và không thể tập trung. Người Phật tử chống lại hoạt động não bộ này bằng cách rèn luyện chánh niệm hoặc thiền định. Ngài khẳng định rằng một tâm trí bình yên, được rèn luyện tốt là điều quan trọng để nâng cao chất lượng suy nghĩ và giảm bớt những xung động phi lý. “Người lãnh đạo phải nhận ra khi nào những cảm xúc tiêu cực như thất vọng, thiếu kiên nhẫn, giận dữ, thiếu tự tin, ghen tị, tham lam bắt đầu ảnh hưởng đến quá trình suy nghĩ của mình.” Trong tác phẩm Con đường của nhà lãnh đạo, Đức Đạt Lai Lạt Ma và Muyzenberg viết: “Những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực này không chỉ có thể dẫn đến những quyết định sai lầm mà còn lãng phí năng lượng của tâm trí.” Các thực tập thiền đơn giản như hít thở sâu, thư giãn cơ bắp và kiểm soát cảm xúc có thể giúp ngay cả những nhà lãnh đạo bận rộn nhất luôn giữ được bình tĩnh.
A happy Organization is a successful Organization. You are more invested in success the more you perceive where it comes from.
Tập trung vào hạnh phúc
Điều gì ở Tổ chức chúng ta khiến mình hạnh phúc? Điều gì làm bạn không vui? Bằng cách hỏi hai câu hỏi đơn giản như vậy, người điều hành có thể khám phá ra cách tốt nhất để động viên thành viên, thu hút thêm cộng sự. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, hạnh phúc là động lực phổ quát cao nhất. Ngài nói qua Twitter vào tháng 11: “Chúng ta có xu hướng quên rằng bất chấp những khác biệt bề ngoài giữa chúng ta, mọi người đều bình đẳng trong mong muốn cơ bản về hòa bình và hạnh phúc”. Sự hài lòng của thành viên, cộng sự, tập thể, Tổ chức phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hy sinh quyền lợi riêng. Điểm này, Muyzenberg nói: “Một số người nghĩ rằng hạnh phúc là sự đánh đổi để tài vật, nhưng thực tế không phải vậy”. “Một Tổ chức hạnh phúc là một Tổ chức thành công. Bạn được đầu tư nhiều hơn vào thành công bằng cách bạn nhận thức nó đến từ đâu.”
The interconnected leader sees himself or herself as the generator of impulses into an interconnected system to realize the purpose of the organization
Trở nên tương thân tương ái với nhau
Phật tử tin vào sự kết nối – ý tưởng cho rằng con người chỉ thực sự tồn tại trong mối quan hệ với những người khác. Một cơ thể tinh thần khổng lồ chỉ hoạt động khi tất cả những kết nối này được hiện thực hóa. Cũng trong Con đường của nhà lãnh đạo, Đức Đạt Lai Lạt Ma và Muyzenberg viết: “Người lãnh đạo có mối liên kết với nhau coi chính mình là người tạo ra các động lực trong một hệ thống được kết nối với nhau để hiện thực hóa mục đích của tổ chức”. Khi một sự thôi thúc—bất cứ điều gì từ một cuộc trò chuyện, một bài thuyết trình đến một đề án—đến với một cá nhân khác, nó sẽ khơi dậy một ý tưởng và tạo ra một tác động dây chuyền nhằm nâng cao năng suất sáng tạo. Công việc của người lãnh đạo là hướng dẫn và khơi dậy sự thôi thúc giữa các đồng sự. Tuy nhiên, sự liên kết không chỉ với các mối quan hệ trong Tổ chức mà còn với tất cả ch úng sinh trong cộng đồng xã hội, thậm chí cả những ai chưa hiểu và thông cảm, chống đối, quấy phá mình.
Appreciate how rare and full of potential your situation is in this world, then take joy in it, and use it to your best advantage. Every problem has a solution, and having the right attitude from the beginning may help you find it.
Lạc quan lên
Không có gì lạ khi điều hành một Tổ chức thượng tầng hay Đơn vị hạ tầng là khó khăn. Hẳn ai cũng lo lắng về những gì có thể xảy ra và chuẩn bị cho điều tiêu cực nhất. Nhưng thay vào đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyến khích cách tiếp cận một Phật sự lạc quan hơn. “Hãy đánh giá cao nghịch cảnh (hạnh) nhưng đầy tiềm năng của mọi hoàn cảnh và tình huống, sau đó tận hưởng nó và sử dụng nó để tạo lợi thế tốt nhất cho bạn”. Mọi vấn đề đều có giải pháp và việc chọn lựa một thái độ đúng đắn ngay từ đầu có thể giúp chúng ta tìm ra giải pháp.
Lỡ khi mọi việc trở nên khó khăn, hãy nhìn vào tấm gương của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một người lưu vong, mất quê hương, nhưng tràn đầy năng lượng tích cực.
________________________
- Written according to the article published in Inc magazine, “Leadership Lessons from the Dalai Lama” by author Drew Gannon. || Written according to the article published in Inc magazine, “Leadership Lessons from the Dalai Lama” by author Drew Gannon.
No comments:
Post a Comment