Friday, December 8, 2023

Nguyên Túc Nguyễn Sung | Tâm Quảng Nhuận dịch Việt: Người lãnh đạo, bạn là ai? | Who are you?

 

Sự lãnh đạo hiệu quả là nền tảng của bất kỳ tổ chức vững mạnh nào và cách ứng xử hay hành động của các nhà lãnh đạo ảnh hưởng đáng kể đến sự vận hành của tập thể hay tổ chức chúng ta. Xây dựng niềm tim, thể hiện trách nhiệm và cải tiến liên tục không chỉ là lý tưởng, mà đó là điều cần thiết cho sự bền vững và phát triển. Điều này đặt trên vai của “Những nhà lãnh đạo tích cực”, những người đóng vai trò là xây dựng một môi trường, văn hóa hoạt động tràn đầy năng lượng tiến. Ngược lại, “Những nhà lãnh đạo tiêu cực”, bằng những phương pháp không rõ ràng, bị thúc đẩy bởi nỗi sợ hãi và chỉ tập trung vào những lợi ích ngắn hạn, gieo mầm mống cho sự lủng củng và nếu không được kiểm soát, sẽ mở đường cho sự sụp đổ cuối cùng của một tổ chức. Bảng phân tích so sánh về hai phong cách lãnh đạo như trình bày ở đây, ước mong tạo tiền đề cho một cuộc thảo luận về các nguyên tắc lãnh đạo hiệu quả và những cạm bẫy cần tránh.

Những nhà lãnh đạo tích cực, hiệu quả, được đặc trưng bởi sự cởi mở và minh bạch, bằng chứng là họ sẵn sàng chia sẻ lượng thông tin tối đa có thể. Cách ứng xử này tạo ra sự tin tưởng và hòa đồng, vì mỗi thành viên trong nhóm cảm thấy có giá trị, (đồng nghĩa có tiếng nói) khi được cung cấp đầy đủ thông tin. Ngược lại, những Nhà lãnh đạo tiêu cực, có xu hướng bưng bít thông tin, hay chỉ chia sẻ ít ỏi. Điều này thường dẫn đến sự thiếu tin tưởng và văn hóa che đậy khiến cản trở sự cộng tác và cải tiến cần thiết.

Việc sử dụng quyền lực, thông qua quyền hạn một cách tế nhị và thận trọng tạo nên sự khác biệt cho những Nhà lãnh đạo tích cực bằng cách cho thấy rằng họ cân nhắc những tác động từ hành động và quyết định của mình đối với tập thể hay tổ chức có phạm vi rộng lớn hơn. Họ sử dụng quyền hạn như một phương tiện kỹ năng nhằm thay đổi tích cực và tản quyền. Ngược lại, những Nhà lãnh đạo tiêu cực, thường sử dụng quyền lực-quyền hạn một cách thiếu suy nghĩ, cân nhắc, không quan tâm đến tác động tiêu cực mà nó có thể gây ra, dẫn đến văn hóa e ngại và hiềm khích.

Tạo ra một môi trường nơi mà năng lượng tiến có thể phát triển là một dấu ấn khác của Nhà lãnh đạo tích cực. Họ hiểu rằng động lực là yếu tố tiên quyết thúc đẩy tinh thần để mọi thành viên cảm thấy được truyền cảm hứng hầu có thể làm tốt nhất phận sự của mình. Mặt khác, những Nhà lãnh đạo tiêu cực có xu hướng dựa vào áp lực, nỗi sợ hãi và hệ thống nguyên tắc phân cấp nghiêm ngặt, điều này vốn chỉ dẫn đến một tập thể mất động lực và chỉ hoạt động dựa trên sự tuân thủ máy móc hơn là sự gắn kết sinh động.

Nỗi ám ảnh về hiệu suất và thành quả có thể là hợp tình, hợp lý, nhưng Nhà lãnh đạo tích cực sẽ cân nhắc điều này bằng việc tập trung vào các quy trình và con người, đảm bảo cho kết quả sẽ bền vững và đạt được thông qua các kỹ năng lương thiện. Ngược lại, những Nhà lãnh đạo tiêu cực lại quy chiếu vào kết quả bằng bất cứ giá nào, điều này có thể dẫn đến những hành vi phi đạo đức và kiệt quệ.

Thể hiện hành vi kém là điều quan trọng đối với Nhà lãnh đạo tích cựcnhận thức đầy đủ việc xao lãng hành vi thiện nghiệp hay thiếu chánh niệm sẽ làm suy yếu tinh thần đồng đội và tạo tiền lệ tiêu cực. Ngược lại, những Nhà lãnh đạo kém cõi có thể bỏ qua những hành động không phù hợp để đạt kết quả thuận lợi, do đó làm xói mòn các tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm với tư cách một người dẫn đường.

Những nhà lãnh đạo tích cực cũng thể hiện cam kết bình đẳng trong việc giải trình, phân tích sự thành công và thất bại, học hỏi từ cả niềm đam mê và kỷ luật. Quan điểm cân bằng này thúc đẩy văn hóa cải tiến liên tục. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo tiêu cực có thể tập trung quá nhiều vào những thất bại trong khi che đậy những thành công, điều này có thể tạo ra nỗi sợ thất bại và cản trở việc chấp nhận rủi ro cũng như đổi mới.

Linh động, sẵn sàng điều chỉnh mục tiêu để duy trì động lực là một thế mạnh khác của Nhà lãnh đạo tích cực. Họ đặt ra những mục tiêu đầy thách thức nhưng vẫn có thể đạt được, đảm bảo sự gắn kết của cả nhóm. Ngược lại, Người lãnh đạo tiêu cực có thể đặt ra những mục tiêu ngày càng khó đạt được, gây ra sự thất vọng và cảm giác vô ích giữa các thành viên trong nhóm.

Về trách nhiệm và trách nhiệm giải trìnhNgười lãnh đạo tích cực nói về trách nhiệm như một phần của việc trao hay tản quyền cho nhóm đồng thời khuyến khích tinh thần trách nhiệm phận sự của mỗi thành viên. Song, những nhà lãnh đạo tiêu cực có thể nói về trách nhiệm giải trình theo cách đổ lỗi và tạo ra bầu không khí trừng phạt.

Sự lưu tâm của những Nhà lãnh đạo tích cực khi sử dụng quyền hạn của mình phản ánh cách tiếp cận chu đáo và chiến lược, đảm bảo hành động của họ phục vụ tổ chức và nhân tố. Tuy nhiên, những người tiêu cực có thể sợ mất quyền lực, điều này dẫn đến các chiến thuật tự bảo vệ, gây tổn hại về lâu về dài đến tiền đồ của tổ chức.

Cuối cùng, hiểu biết về chính trị là điều cần thiết đối với bất kỳ nhà lãnh đạo nào, nhưng Nhà lãnh đạo tích cực sẽ điều hướng bối cảnh chính trị để mang lại lợi ích cho tổ chức và sứ mệnh của tổ chức. Ngược lại, những Nhà lãnh đạo tiêu cực có thể sử dụng chính trị để thúc đẩy các mục tiêu cá nhân, thường gây bất lợi cho người khác.

Tóm lại, việc so sánh “Những nhà lãnh đạo tích cực” (xây dựng) và “Những nhà lãnh đạo tiêu cực” (hủy hoại) sẽ làm sáng tỏ thực tế rõ ràng về các triết lý lãnh đạo khác nhau. Với nền tảng là tính minh bạch, hành vi có đạo đức và cách thăng hoa ứng xử với quyền hạn, phương pháp này sẽ thúc đẩy các tổ chức hướng tới một tương lai được đánh dấu bằng sự đoàn kết cao, văn hóa lành mạnh và thành công. Còn không, sẽ sa lầy trong sự mờ ám, xu hướng chuyên quyền và sự cố chấp thiển cận về hậu quả, gây nguy hiểm cho sức sống và tính bền vững của cơ cấu tổ chức.

Rõ ràng, con đường mà các nhà lãnh đạo lựa chọn không chỉ là di sản của họ mà còn là sự thành công hay thất bại của thể chế mà mình lãnh đạo. Vì vậy, việc hiểu những phong cách tương phản này không chỉ là một bài tập học thuật; đây là một phân tích quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào có ý định thúc đẩy một môi trường phát triêển-bền vững.

Who are you?

By: Nguyên Túc Nguyễn Sung

Effective leadership is the cornerstone of any successful organization, and the approach and actions of those at the helm can significantly influence the trajectory of their teams and businesses. A culture of trust, responsibility, and continuous improvement is not only ideal but essential for sustainable success. This embodies “Leaders Who Deliver,” who serve as the architects of a positive and robust organizational environment. In stark contrast stand the “Leaders Who Destroy,” whose methods steeped in secrecy, driven by fear, and focused on short-term gains sow the seeds of dysfunction and, if unchecked, pave the way to an organization’s ultimate downfall. This dichotomy of leadership styles sets the stage for a discussion on the principles of effective leadership and the pitfalls of its absence.

Leaders Who Deliver are characterized by their openness and transparency, as evidenced by their willingness to share the maximum amount of information possible. This approach breeds trust and inclusivity, as team members feel valued and informed. In contrast, Leaders Who Destroy tend to withhold information, sharing only the bare minimum required. This often leads to a lack of trust and a culture of secrecy that can stifle collaboration and innovation.

Mindful and vigilant use of power sets Leaders Who Deliver apart by showing that they consider the implications of their actions and decisions on their team and the broader organization. They wield power as a tool for positive change and empowerment. Conversely, Leaders Who Destroy often wield power thoughtlessly, without regard for the negative impact it may have, leading to a culture of fear and resentment.

Creating an environment where motivation can flourish is another hallmark of Leaders Who Deliver. They understand that motivation is intrinsic and foster an environment where employees feel inspired to do their best work. On the other hand, Leaders Who Destroy tend to rely on pressure, fear, and strict hierarchy, which can lead to a demotivated workforce that operates on compliance rather than engagement.

The obsession with performance and results can be positive, but Leaders Who Deliver balance this with a focus on processes and people, ensuring that results are sustainable and achieved through ethical means. In stark contrast, Leaders Who Destroy have a myopic emphasis on results at any cost, which can lead to unethical practices and burnout.

Addressing poor behavior is crucial for Leaders Who Deliver. They understand that condoning poor behavior for the sake of results undermines team morale and sets a negative precedent. In comparison, Leaders Who Destroy may overlook inappropriate actions if the outcomes are favorable, thus eroding ethical standards and accountability.

Leaders Who Deliver also demonstrate an equal commitment to analyzing successes and failures, learning from both with passion and discipline. This balanced view fosters a culture of continuous improvement. Leaders Who Destroy, however, may dwell on failures excessively while glossing over successes, which can create a fear of failure and stifle risk-taking and innovation.

The willingness to adjust goals to maintain motivation is another strength of Leaders Who Deliver. They set goals that are challenging yet achievable, ensuring team engagement. Conversely, Leaders Who Destroy may set increasingly unattainable goals, causing frustration and a sense of futility among team members.

Regarding responsibility and accountability, Leaders Who Deliver talk about responsibility as part of empowering their teams and encouraging ownership of work. Leaders Who Destroy, however, may talk about accountability in a way that assigns blame and creates a punitive atmosphere.

The mindfulness of Leaders Who Deliver when using their power reflects a thoughtful and strategic approach, ensuring that their actions serve the organization and its people. Those who destroy, however, may be frightened of losing their power, which can lead to self-preservation tactics that harm the organization’s long-term health.

Lastly, understanding politics is necessary for any leader, but Leaders Who Deliver navigate the political landscape to benefit the organization and its mission. In contrast, Leaders Who Destroy may use politics to advance personal agendas, often at the expense of others.

In conclusion, comparing “Leaders Who Deliver” and “Leaders Who Destroy” brings to light the stark realities of differing leadership philosophies. With its foundation in transparency, ethical conduct, and a nurturing approach to power, the former drives organizations toward a future marked by high engagement, robust culture, and stellar performance. The latter, mired in opacity, autocratic tendencies, and a short-sighted fixation on results, risks the vitality and sustainability of the organizational fabric.Clearly, the path chosen by leaders is not only their legacy but also the success or failure of the institutions they guide. Therefore, understanding these contrasting styles is more than an academic exercise; it is a critical analysis for any organization intent on fostering a resilient and thriving environment.

No comments:

Post a Comment