Chế độ quân chủ nước Anh có một truyền thống vĩ đại: “Ngai vàng không bao giờ trống; đất nước không bao giờ thiếu quân vương.”
Đó là truyền thống mà người kế thừa ngay lập tức lên ngôi ở thời điểm vị vua đương quyền trút hơi thở cuối cùng. Bấy giờ thông báo được đưa ra: “Nhà vua đã chết. Đức vua vạn tuế!”
Thoạt nghe có vẻ nghịch lý, nhưng không! Vị vua đã chết, nhưng đức vua thì không mất đi, người kế thừa rõ ràng đã đảm nhận địa vị quân chủ của vương quốc.
Hãy suy ngẫm về điều này, “Nhà vua đã chết. Đức vua vạn tuế!”
Ngay cả khi trong một cơ chế thế tục, vị vua thế tục không bao giờ vắng mặt dù chỉ một khoảnh khắc, liệu điều này mang thông điệp gì? Có phải chúng ta nghĩ rằng chúng ta không có Đạo sư bởi vì bậc Đạo sư của chúng ta vừa mới viên tịch? Đạo sư đã từng có mặt ở đây nhưng bây giờ thì không còn nữa? Có phải chúng ta thua xa truyền thống tích cực về sự tiếp nối như vương quốc Anh? Phải chăng thể chế thế tục tiến hóa hơn chúng ta nhiều? Điều này quả thật vô lý!
Đạo sư không bao giờ chết, bởi vì vị ấy luôn sống trong các đệ tử. Để có thể sống như vậy, bậc Đạo sư dành cả cuộc đời để truyền thụ cho các môn đệ lý tưởng, ý tưởng, tầm nhìn, thái độ, ý thức về giá trị của mình. Hành trạng của một bậc Đạo sư là phấn đấu và làm việc không ngừng, liên tục để có thể bất diệt trong và qua mỗi một đệ tử của mình. Ánh sáng rực rỡ của một ngọn nến không bao giờ ngừng tỏa sáng một khi ngọn nến khác đã được thắp sáng bởi ngọn lửa của nó. Bản thân nó có thể bị dập tắt, nhưng nó đã cháy sáng trên một ngọn nến khác – cùng một ánh sáng.
Hãy suy ngẫm kỹ điều này. Bạn là người làm cho Đạo sư luôn có mặt, ở đây, và ngay bây giờ. Đây là một vinh dự. Đây là một đặc ân. Đây là một vận may lớn. Đó cũng là một trách nhiệm; một nghĩa vụ; là một sự thật cần nhận thức và luôn luôn ghi nhớ: “Tôi phải trở thành điều mà vị Đạo sư đã dạy tôi trở thành. Chắc hẳn tôi cũng giống như vị đạo sư của mình.” Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn, cố gò mình rập khuôn như Đạo sư mà hãy thực hành những gì ông ấy đã trao truyền thông qua một số hướng dẫn. Đừng cố bắt chước Đạo sư, bạn có thể cố gắng y hệt thầy về bản chất, tính cách, lối sống lý tưởng, sự cao cả, tính cách tinh thần, nhưng đừng chỉ bắt chước, mà hãy vượt qua. Bắt chước và vượt qua là hai từ mà mỗi một môn đệ phải biết phân biệt.
Bạn phải làm cho nguồn tâm linh sống động của Đạo sư bất diệt trong bạn, lý tưởng cao siêu của Đạo sư sống trong bạn, những lời dạy tâm linh của Đạo sư sống trong bạn. Tính cách và hành xử cao cả của vị ấy sẽ sống trong bạn. Sự thiêng liêng mà vị Đạo sư đã sống suốt cuộc đời mình sẽ được sống lại trong bạn. Nhìn vào bạn, thế giới sẽ hiểu được sự thiêng liêng, vĩ đại của bậc Đạo sư của mình.
Gurudev từng nói: “Hãy làm những gì tôi hướng dẫn bạn làm. Đừng làm như tôi đã làm, bởi vì tôi làm nó ở một cung bậc khác.” Gurudev cũng nói: “Sự thực hành lời dạy tốt hơn sự sùng bái”. Vì vậy, nếu các đệ tử biết sự khác biệt giữa bắt chước và noi gương, để đi theo ngài bằng sự noi gương và vâng lời chỉ dạy, đạo sư sẽ không bao giờ chết. Đạo sư không bao giờ chết chừng nào còn có những người khao khát phấn đấu chân thành để cố gắng bước đi trên con đường của sự sống thiêng liêng, luôn phấn đấu để hoàn thành trong suy nghĩ, lời nói và hành động cốt lõi của những lời dạy của Thầy mình.
Thế thì ai có thể nói rằng bậc Đạo sư đã có và không có. Đạo sư trong ý nghĩa như vậy và sẽ tiếp tục như vậy. Tại sao? Bởi vì mỗi người trong chúng ta đại diện một khía cạnh rạng ngời, một khía cạnh tỏa sáng của cuộc sống cao quý, thiêng liêng của Thầy mình. Vì vậy, trong và qua các môn đệ, những bậc Thầy vẫn sống và tiếp tục truyền cảm hứng cho hàng trăm, hàng ngàn người.
Đây là một đặc ân lớn. Đây là một Đạo sư vĩ đại. Cầu mong tất cả chúng ta dấn thân thực hiện việc đó, và cầu mong mọi người sẽ chú tâm từng bước để tiếp tục noi theo Thầy mình chứ không đi chệch hướng chỉ vì bắt chước một vị Đạo sư.
Nếu đối với nước Anh, nhà vua không bao giờ chết thì ở thế giới tâm linh, vị Đạo sư không bao giờ chết. Các đệ tử đảm bảo rằng ánh sáng của Thầy, nguồn cảm hứng của Thầy, những lời dạy trí tuệ của Thầy sẽ vĩnh viễn hiện diện trong xã hội nhân loài, trong và qua mỗi người chúng ta.
Đạo sư sống và chiếu sáng qua từng đệ tử của mình. Do đó, mỗi người trong chúng ta đều là ánh sáng sinh động của lý tưởng, tư tưởng và hành động của Thầy. Nguyện cầu hồng ân chư Phật hộ trì cho chúng ta thực hành bản nguyện này một cách hiệu quả nhất, đầy đủ nhất và thành công nhất vì lợi ích của toàn nhân loại.
DOES THE GURU EVER DIE?
There is a great tradition in the monarchy of England: “The throne shall never be empty; the country shall never be without a monarch.” That is the tradition. The heir apparent instantly and simultaneously becomes the king the moment the last breath leaves the body of the ruling monarch. The announcement is made: “The king is dead. Long live the king!” It seems paradoxical, but no! The king is dead, but the king is not absent because the heir apparent has already assumed the status of monarch of the land.
Ponder this statement, this proclamation, “The king is dead. Long live the king!” When even in a secular set-up the secular monarch is never for a moment absent, can a spiritual dimension be lacking in this? Is it to be found wanting? Are we to think that we are without the guru because the guru is no more? The guru was and now he is not? Are we less than the positive tradition of the British throne? Is the secular set-up one step ahead, and we are one step behind? It’s absurd to think that such a possibility exists.
The guru never dies because he lives in the disciple. That he may so live, he spends his life entering into the disciple in the form of his idealism, his ideas, his vision, his attitudes, his sense of values. His aim and objective for living is to ceaselessly and continuously strive and work so that he may live forever in and through each and every one of his disciples. The bright light of a candle never ceases to shine once another candle has been lit by its flame. It itself may be snuffed out, but it is already burning brightly upon another candle through another wick–the selfsame light.
Ponder this well! You are the being through whom the guru lives. This is an honour. This is a privilege. This is a great good fortune. It is also a responsibility; it is a duty; it is a truth to be known and kept in mind always: “I must be what the guru has taught me to be. I must be what the guru was.” But …….
Somehow there is always a “but.” You cannot rebut the previous statement, but Gurudev himself said in effect many times: “Do not do what I do, but do as I say. Do what I tell you. I have given you some instructions, carry them out. Don’t try to imitate me. You may emulate me, you may try to be as I am in my nature, in my character, in my lofty, idealistic way of life, in my spiritual personality, but do not imitate me. Emulate me.”
Imitation and emulation are two words whose distinction each disciple must know. Sankaracharya put his cloth over his head in a certain way. Today many people imitate that style of wearing a cloth. That is not discipleship; that is not spiritual emulation; that is not what he expected that you would be doing when he wrote Vivekachudamani, Atmabodha etc. He did not write them down so that you would imitate the way he dressed. So if you make that your way of being like him, you will fail miserably.
You must make the vibrant spirituality of the guru live within you, the sublime idealism of the guru live within you, the spiritual teachings of the guru live within you. His loftiness of character and conduct should live within you. His divine nature and the divine way he lived his life should be relived in you. Looking at you, the world should understand the divinity of your guru.
So, Gurudev said: “Do what I tell you to do. Don’t do what I do, because I do it on another level.” Gurudev also said: “Obedience is better than reverence.” Thus if the disciples know the difference between imitation and emulation and follow him through emulation and obedience, the guru never dies. Gurudev Swami Sivanandaji will never die as long as there are sincere striving aspirants like all of you trying to walk the path of divine life, ever striving to fulfil in your thoughts, words and deeds the essence of his teachings.
Who then can say that Swami Sivananda was and not is. He is and he shall ever continue to be. Why? Because each one of you represents a radiant facet, a shining aspect of his noble, divinely lived life. Therefore, in and through his disciples he lives and continues to inspire hundreds and thousands.
This is a great privilege. This is a great guru seva. May you be engaged in doing it, and may you discriminate at every step so that you keep on emulating him and not go off at a tangent merely imitating him.
If for England the king never dies, in the spiritual world, the guru never dies. The disciples ensure that the light of the guru, the inspiration of the guru, the wisdom teachings of the guru will be perpetually present in human society in and through each one of themselves.
The guru lives, and he shines through each one of his disciples. Each one of you, therefore, are living lights of the Sivananda ideal of divine life. May God and Gurudev’s grace and blessings enable you to do this most effectively, most fully and most successfully for the benefit of all humanity.
No comments:
Post a Comment