Friday, July 31, 2020

WHY WE ARE HERE - VÌ SAO TA Ở CHỐN NÀY

Một ngày tu học tại đơn vị Kim Quang - Photo: BXK

WHY WE ARE HERE

An environment of non-harming, silence, and solitude
Always at ease and peaceful,
friendly and loving
without hostility, only nobility.
All come to practice with gentleness and relaxation,
cultivating loving-kindness, compassion, joy, and equanimity.
With hope, we continually engage in the practice
to change ourselves, others, communities, and societies.

Phe Bach


VÌ SAO TA Ở CHỐN NÀY

Một môi trường hoà-ái, im lặng, và cô đơn tĩnh mịch
Luôn thoải mái và yên bình
Thân thiện và yêu thương
Không có sự thù địch, chỉ có sự trân quý như Phật tánh
Tất cả đến đây để thực hành bằng sự dịu dàng và thư giãn
Trồng thêm yêu thương, nhân ái, từ bi, niềm vui và thanh thản
Với hy vọng tiếp tục dấn thân vào cuộc đời Thực hành
Thay đổi 
Bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Thơ Bạch X. Phẻ


Tuesday, July 28, 2020

Journal of Buddhist Studies' Call for Papers - Tạp chí Nghiên cứu Phật học trân trọng kính mời các đề xuất Nghiên cứu



Journal of Buddhist Studies:
The Journal of Buddhist Studies invites proposals for special issues, especially on the following themes:

Buddhist studies focus on the history, culture, archaeology, arts, philology, meditation, anthropology, sociology, theology, philosophy, practices, interreligious comparative studies and other subjects related to Buddhism.

The Journal Publishes in both print and online versions.

I hope you will consider submitting your paper for review by the Journal of Buddhist Studies. Acceptance Notification: within 5-7 days from the date of manuscript submission.

Send your manuscript to the editor at:
info@jbspress.com

Visit our website for more information:
www.jbspress.com

Sincerely with Compassion,

Thich Giac Chinh.


Tạp chí Nghiên cứu Phật học trân trọng kính mời các đề xuất Nghiên cứu

Tạp chí Nghiên cứu Phật học trân trọng kính mời các đề xuất cho các vấn đề đặc biệt của số Xuất bản đầu tiên, đặc biệt về các chủ đề sau:
Các nghiên cu Pht giáo tp trung vào lch s, văn hóa, kho c hc, ngh thut, triết hc, thin đnh, nhân chng hc, xã hi hc, thn hc, triết hc, thc tin, nghiên cu so sánh liên tôn và các môn hc khác liên quan đến Pht giáo.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một Tạp chí Chuyên ngành được Thư viện Quốc hội Mỹ bảo trợ cấp bản quyền Nghiên cứu. 
Tạp chí Xuất bản ở cả phiên bản in và trực tuyến.

Chúng Tôi hy vọng bạn sẽ xem xét việc gửi bài viết của mình để được xem xét bởi Tạp chí Nghiên cứu Phật học. Thông báo chấp nhận trong vòng 5 - 7 ngày kể từ ngày nộp bản thảo.
Gi bn tho ca bn cho Ban biên tp ti email:
info@jbspress.com 
Hn chót: Ngày 27 tháng 10 năm 2020
Ngôn ngữ Viết Nghiên cứu: Tiếng Anh (English)
Viếng thăm trang web của Tạp chí để biết thêm thông tin:
www.jbspress.com

Trên quý Ngài, Học giả, Thầy giáo, Phật tử, Nghiên cứu sinh cùng tham khảo và gởi Tác phẩm viết Nghiên cứu của mình đến Tạp chí tại email: info@jbspress.com

Những nghiên cứu đóng góp là một trong những cách thức vận hành sự truyền bá Phật học đến công chúng một cách chuyên môn hàn lâm trong bối cảnh của Mỹ, nơi đó chúng ta cùng nhau thực hiện hoài bảo phụng sự trong tinh thần ứng dụng đạo pháp của người Phật tử vào đời sống xã hội. 

Trân trọng,
An vui,
Cung kính,


Tạp chí nghiên cứu Phật giáo/ Journal of Buddhist Studies

Sunday, July 26, 2020

Tuệ Sỹ: Dù Phật xuất hiện hay không xuất hiện Pháp tánh vẫn vậy

Dù Phật xuất hiện hay không xuất hiện 

Pháp tánh vẫn vậy

Tuệ Sỹ

Pháp thoại của thầy Tuệ Sỹ trong Lễ mừng Phật đản PL.2550 trên Aksadhatu Institute
Thích nữ Quảng Đoan lược ghi

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính thưa quý Thầy, quý Sư cô và các Phật tử.
Hôm nay, chúng ta vào đây để làm lễ kỷ niệm Phật đản. Tuy buổi lễ tổ chức trong phạm vi phòng học nhỏ thế này nhưng nghi thức vừa được cử hành rất trang trọng. Lớp học của chúng ta bị gián đoạn một thời gian dài, nhưng cái phòng học này vẫn quen thuộc với chúng ta.
Vào đây, tôi có cảm giác là ở đây chúng ta đang dấn thân vào một môi trường đấu tranh. Ngoài cái phòng học mà chúng ta đang nói còn có rất nhiều phòng học khác; có hàng chục, hàng trăm cái và hàng trăm, hàng nghìn người chen chúc nhau trong cái không gian rất nhỏ trên mạng lưới toàn cầu này. Môi trường đấu tranh ở đây rất khốc liệt. Ngay trong phạm vi mà chúng ta đang nói đây, với không khí được cảm nhận là trang nghiêm này; thì bên ngoài kia còn có vô số những tiếng nói khác: tốt có, xấu có, thiện có, ác có, cao thấp sang hèn… đủ mọi thứ trên đời. Ngay cả trong những giảng tòa Phật pháp qua mạng lưới toàn cầu này vẫn có những sự cạnh tranh với nhau; đạo tràng này cạnh tranh với đạo tràng kia, tuy rằng cùng hướng đến một mục đích được nghĩ tưởng là giảng truyền Phật pháp. Nó cho chúng ta thấy có một quy luật khó mà vượt qua được – Đó là sự cạnh tranh để tồn tại; cạnh tranh bên ngoài, cạnh tranh cả trong nội bộ. Những quy luật cạnh tranh, va chạm, tiếp xúc và tan vỡ, đó là những định luật của pháp hữu vi buộc chặt chúng ta trong thế giới hận thù, nghi kỵ. Bằng trí tuệ hữu lậu, chúng ta không thể nghiệm được bản chất ấy của pháp hữu vi; nên khi dấn thân vào đời, chúng ta tự biến mình thành một nhân tố của đấu tranh ở đời; khiến cho trường đời đấu tranh càng trở nên khốc liệt hơn nữa.
Những người học Phật như chúng ta đến với Phật pháp để tìm sự an lạc. Có điều, tất cả chúng ta đều trải qua một chiêm nghiệm rằng, cái an lạc mà chúng ta tìm thấy có lẽ quá ít, trái lại những cái phiền muộn, hay nói cách khác là những sân si phiền muộn, những cái đó còn quá nhiều chung quanh chúng ta. Nguyên do bởi đâu?
Chúng ta học Phật, chưa thể học với cái tâm vô lậu được, mà còn phải học với cái tâm hữu lậu; đó là điều tất nhiên vì khi tất cả chúng ta còn là phàm phu. Tâm hữu lậu là cái mà đụng tới vật gì thì nó làm cho vật đó càng thêm vấy bẩn. Như mang cái khăn bẩn mà lau chùi thì không làm cho đồ vật sạch hơn, mà trái lại càng làm cho bẩn thêm. Chúng ta nói là mình học đạo và phụng sự đạo nhưng thực tế là đang làm rối đạo.
Đức Phật sau khi thành đạo, trước khi thuyết pháp, Ngài nói thế này: “Dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện thì pháp giới này vẫn thường trú; pháp trụ, pháp vị vẫn như vậy.”  Đó là pháp tánh thâm sâu mà trí phàm phu của chúng ta không thể hiểu hết. Nhưng điều cơ bản nhất mà đức Phật nói: Luật thế gian là vậy, thiện ác, xấu tốt đều theo quy luật của nó. Đó là luật quan hệ duyên khởi, quan hệ giữa cái này với cái kia. Cũng đất, đá, cát sỏi đó, nhưng với bàn tay thiện nghệ thì chúng được sắp đặt trong mối quan hệ khéo léo để làm nên những tượng Thánh, nhưng với những bàn tay thiếu tài năng thì chỉ làm thành những cái chướng mắt kỳ quái mà thôi.
Trong này, khi chúng ta suy nghĩ việc làm của mình, khi chúng ta đi vào học Phật, đi vào những môi trường đạo tràng, hầu hết đều mong rằng môi trường của chúng ta được êm đẹp và đem lại sự an lạc cho mọi người. Nhưng tới một lúc nào đó, bất chợt chúng ta thấy rằng chính mình cũng trở thành đối tượng của mọi tranh chấp và là nguyên nhân của mọi tranh chấp, là đầu mối của bất an; có ai suy nghĩ để thấy mình đang sai lầm và sai lầm từ chỗ nào? Rất tiếc, chúng ta không thấy được điều đó, mà quy trách nhiệm cho người, cho hoàn cảnh.
Chúng ta học Phật, phải nên như người mới học cắm hoa. Thầy dạy thế nào, người học làm theo thế ấy, cho đến khi thành thạo, nắm vững nguyên lý nghệ thuật và bản chất của hoa. Không phải tất cả chúng ta đều có đủ trí tuệ vô lậu để thực hành Phật pháp, nhưng lại thường xuyên viện lý “tùy duyên bất biến” để rồi tùy tiện hành xử, khiến cho những lời dạy của Phật được hiểu lệch lạc, dẫn ta đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.
Hy vọng rằng, chúng ta học những điều Phật dạy không phải là chấp chặt chữ nghĩa, nhưng trước khi chưa nắm vững được chữ nghĩa thì khoan tự giải thích theo ý mình. Chúng ta đã biết, truyền thống Trung Hoa thường theo truyền thống Thiền, “bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” – coi văn tự chỉ là phương tiện. Song, các Tổ sư cũng dạy lại câu nói mà chúng ta cần suy gẫm: “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan” – căn cứ theo kinh mà giải thích từng chữ, từng nghĩa thì đó là chúng ta vu oan cho ba đời chư Phật; và “ly kinh nhứt tự tiện thành ma thuyết” – rời kinh một chữ để mà giải thích theo ý mình thì cái đó trở thành ma thuyết. Không học Phật, không đọc kinh điển, làm theo kiến thức nông cạn của mình, mà tự nghĩ rằng ta đang phụng sự Phật pháp bằng phương tiện tùy duyên để đấu tranh với đời, thế thì cũng khó mà biết được cái nào tà, cái nào chánh, cái nào ma, cái nào Phật? Thôi thì cứ tạm thời bằng lòng với trí tuệ thấp kém của mình; cố hiểu theo văn tự rồi sau mới tự giải thích, tới một lúc nào đó đủ khả năng thì mới “tùy duyên bất biến”. Bằng phương tiện, chúng ta tùy theo duyên, tùy theo hoàn cảnh mà thực hiện Phật pháp. Song để đạt đến trình độ “tùy duyên bất biến” thì chúng ta phải biết rằng, trong quá trình tu chứng, chúng ta phải trải qua hai a-tăng-kỳ kiếp, đến a-tăng-kỳ kiếp thứ ba mới đạt đến địa vị “tùy duyên bất biến” của hàng Bồ-tát. Cho nên, chúng ta phải thận trọng với cái tùy duyên bất biến này. Nếu không, như trong thực tế, chúng ta đã thấy rồi, đa số nói “tùy duyên bất biến” mà thực chất là biến hết. Vì tâm ta đang là đất bùn chứ không phải kim cang bất hoại. Đất, đá, sỏi, cát… tùy theo bàn tay của con người, nó biến thiên hình vạn trạng, biến thành Thánh, biến thành phàm, không có cái gì là không biến, tùy theo điều kiện mà nó biến hóa; chỉ trừ khi đạt đến Phật tánh, thấy rõ chân tâm thì lúc đó mới nói được rằng “tùy duyên bất biến”.
Đấy là điều mà chúng ta mượn giáo lý Phật, mượn chữ nghĩa rồi giải thích theo ý mình, làm theo ý mình và cho rằng đó là chân lý. Chính chỗ này, chúng ta tạo ra những va chạm không thể tránh được, biến trường học Phật thành trường tranh chấp quyền lợi như thế gian. Điều này, chúng ta cần phải nghĩ lại; mỗi người trong chúng ta đều có đóng góp vào đó một phần.
Trong buổi lễ Phật đản hôm nay, quý Thầy, quý Cô và quý Phật tử dành cho Tôi vài phút để nói chuyện. Tôi cũng không có điều gì để nói nhiều hơn, chỉ lập đi lập lại những điều chúng ta đang học, có thể là chắp lại những điều mà chúng ta đã học. Chỉ mong rằng, những điều mà chúng ta học từ Phật, đó là từ bản thân những giáo lý vô lậu, giáo lý đem lại an lạc; không biến những cái mà chúng ta đang học trở thành những cái tranh chấp hận thù, không biến giáo lý thành những cái nguyên nhân của tranh chấp hận thù; không để trường học Phật trở thành sân khấu tranh giành quyền lợi với thế gian. Giống như chúng ta lau chùi tượng Thánh, chớ để cho khăn bẩn mà vô tình làm hoen ố tượng Thánh. Có lẽ trong lễ Phật đản này, đây là tâm nguyện riêng, suy nghĩ riêng của tôi. Mong rằng, trong các Thầy, các Cô, các Phật tử có thể chia sẻ những điều này, thì đây cũng là điều mà Tôi cũng cảm thấy rất là hoan hỷ.
Trước khi dứt lời, nhân mùa Phật đản, cũng xin kính chúc quý Thầy, quý Cô và quý Phật tử suốt mùa Phật đản và cả thời gian sau này luôn luôn an lạc, sống trong sự hòa bình an lạc của Phật. Xin lập lại câu nói trong kinh Pháp cú:
Hạnh phúc thay chư Phật xuất hiện
Hạnh phúc thay Chánh pháp được tuyên dương
Hạnh phúc thay chúng Tăng hòa hợp
Hạnh phúc thay các đệ tử Phật cũng hòa hợp và tu hành.
Xin kính chào quý Thầy, quý Cô và các Phật tử.
[Tập san Pháp Luân – số 27, tr.10, 2006]

Thursday, July 23, 2020

A SONG OF COMPASSION AND COURAGE


A SONG OF COMPASSION AND COURAGE

In Honoring the Most Venerable Thich Quang Do

The Most Venerable Thich Quang Do is the amongst the supreme leaders
Of the most venerable monks in Vietnamese Buddhism in modern times.
He chooses compassion over the vicious evil world
Bringing wisdom to transform hatred, greed, ignorance, and attachment
He is often alone in spite of the time
Bringing love and transformation over ignorance and the communist government
Bringing the teachings of the Buddha to sow all over places and beings
He makes the vows and commitments of a Bodhisattva
In the name of Bodhisattva, he has leisurely escaped the Circle of Depression
He also brings Mahayana thoughts into everyday life.
For the homeland, the nation, and the miraculous Dharma
He is sometimes, as a Lion roars gallantly
He explicitly claimed and fought for the right to freedom of life
of the Unified Buddhist Church of Vietnam and the human right in Vietnam.
Now the body has returned to the ground
His great mind and heart still linger over thousands of lives!
Thầy left as a crane peacefully flying across the sky
Leisurely over the hills of life and death.

Paying the homage of the Most Venerable Quảng Độ
Respectfully yours

Phe Bach
Hãy đọc tiếng Việt ở đây: Bản Bi-Hùng

Monday, July 20, 2020

Thư mời viết bài Tưởng niệm Cố Hoà Thượng Thích Hạnh Tuấn



Nhạc phẩm: TIỄN BIỆT ÂN SƯ - Kính dâng giác linh Hòa thượng thượng Hạnh hạ Tuấn, ân sư GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ - Nhạc và lời Đức Quảng - Hòa âm: Giác An - Ca sĩ Hiếu Ngọc - Quốc Thắng

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni
Kính thưa quý Pháp hữu

  Nhằm tưởng nhớ công ơn sâu dày của Cố Hoà Thượng Thích Hạnh Tuấn đối với tổ chức Gia Đình Phât Tử và cho Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, chúng con/tôi là Tâm Thường Định, kính trình và thỉnh nguyện quý Ngài và quý anh/chị chung sức làm một Phật sự mới để tưởng nhớ và đền ân Thầy. Chúng con/tôi dự định làm một tuyển tập nhiều bài viết để tưởng niệm Cố Hoà Thường Thích Hạnh Tuấn vào tháng 10 năm nay nhân kỷ niệm 5 năm Thầy tịch.
  
DỰ ÁN: 
  • Tuyển tập nhan đề Tưởng Niệm Cố Hoà Thượng Thích Hạnh Tuấn.
  • Gồm khoảng 15-20 bài viết, cung thỉnh góp bài từ 15-20 tác giả gồm quý Tôn đức Tăng Ni, cư sĩ, huynh trưởng hay đoàn sinh GĐPT. 
  • Quý Tôn đức và quý pháp hữu xin gởi bài mới; có thể gửi bài cũ, bài đã đăng báo.

NỘI DUNG: 
  • Đề tài bài viết xin viết về Thầy hoặc những trăn trở về tuổi trẻ, giáo dục, GĐPT…
  • Bài có thể viết bằng tiếng Việt, hoặc tiếng Anh; xin dùng ngôn từ dễ hiểu cho tuổi trẻ và đại chúng, kể cả độc giả có thể là không theo đạo Phật. 
  • Tuyển tập sẽ được biên tập bởi cư sỹ Tâm Thường Định và cư sỹ Nhuận Pháp.

PHÁT HÀNH: 
  • Sách sẽ được xuất bản bằng tiếng Việt ở giai đoạn 1, và sẽ dịch ra tiếng Anh trong giai đoạn 2 nếu đầy đủ thiện duyên.
  • Sẽ phát hành bản tiếng Việt trên hệ thống Amazon của Mỹ vào ngày 31 tháng 10, 2020.
  • Bản PDF / ebooks sẽ phổ biến miễn phí trên các trang nhà Phật Giáo kể cả trang nhà thuvienhoasen.org, quangduc.com, rongmotamhom.net, bodmedia.net, https://hoavouu.com/phebach.blogspot.com
  • Xuất bản bởi Hoa Đàm, Lotus Media / Bodhi Media Inc.

THỜI HẠN: 
  • Hạn chót gửi bài là ngày 30 tháng 9 năm 2020
  • Xin quý Thầy Cô, quý pháp hữu hướng dẫn, góp ý và góp bài trong dạng Word, gửi qua email: tamthuongdinh@gmail.com hoặc số phone (916) 607-4066. 
  Kính chúc quý Thầy Cô pháp thể khinh an, tuệ quang thường chiếu và Phật sự hanh thông viên mãn.  Kính chúc quý pháp hữu thân tâm thường an lạc.

  Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát
                                        Thay mặt Ban biên tập
Tâm Thường Định

SUỐI NGUỒN


SUỐI  NGUỒN

Từ Tâm Minh khởi ươm mầm tuệ đức
Nguồn Hương Giang, Thiên Mụ, núi Thiên Thai
Nửa trăm năm dây thân ái nối dài
Bao thế hệ trẻ truyền tâm hướng thiện.

Người bước trước phất cờ Lam đại nguyện
Người đi sau Sen Tám Cánh siêu hương
Anh chị tiền phong Kim Cúc, Đình Cường
Người cư sĩ đầu đàn gương dẫn dắt...

Gió đất thần kinh bung ngàn hương sắc
Mấy phương trời oanh vũ rộn mầm xanh
Biển núi Nha Trang hưởng ứng điềm lành
Lớp trai tráng quyết luyện rèn tâm đức
Hàng nữ lưu thêm dịu dàng hiền thục:
Đạo vào tâm nếp sống đẹp hoà ca.

Năm mươi năm nào chỉ có thăng hoa
Mà gai góc dẫm chân đau mỗi bước
Có máu lệ bởi hung tàn bạo ngược
- Khi lửa thiêng bừng dậy nóng năm châu !

Vai kề vai vẫn khuyến nhủ cho nhau
Vòng tay nối tín tâm vào Đạo lực.
Bậc tiền bối đã mở đường trí đức
Hàng con, em giữ vững bước thiện chân:
Bồi búp sen non hương tỏa tinh thần.
“Dây thân ái” nối thêm vòng thế hệ.
“Trầm hương đốt” tán ca lời mỹ lệ
“Ngát mười phương” ấn diệu lý thâm uyên
Sen ngát trong hồ, hay hực lửa vô minh
Ân Điều Ngự suối nguồn tươm Phật sử.

Tiếp tiếp hành trang “Gia đình Phật tử”
Nửa trăm năm xin đẹp mãi ngàn năm
Như cội cành xanh hút ánh trăng rằm
Như hoa nở trong vườn thiền cổ tự -
Nguyền luân kiếp báo thâm ân Từ Phụ.


TÂM TẤN

(Thân mến tặng GĐPT Huế và Khánh Hoà
Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập GĐ Phật Hóa Phổ
Và 50 năm GĐPT Nha Trang- Khánh Hoà)

Bài thơ trích từ thi phẩm "Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương" (xuất bản năm 2004, trang 87)

Sunday, July 19, 2020

Ngừa Hoạnh Tử, Tăng Thọ, Niệm Tử

Ngừa Hoạnh Tử, Tăng Thọ, Niệm Tử
Nguyên Giác

Đại dịch coronavirus tính tới tuần lễ giữa tháng 7/2020 đã giết chết hơn 593,000 người trên toàn cầu, với hơn 13.9 triệu người lây nhiễm, theo thống kê của Johns Hopkins University. Trong đó Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia bị tệ hại nhất, với hơn 3.6 triệu người lây nhiễm và ít nhất 138,979 người đã chết. Một vài thành phố ở Texas và Arizona mua hay thuê xe thùng đông lạnh để giữ xác, vì nhiều nhà quàn hết chỗ, không chôn kịp. Một số khu vực đông người gốc Việt ở Quận Cam, San Jose, Houston trong tuần qua tăng vọt số người đã có kết quả thử nghiệm dương tính. Trong những người chết vì đại dịch trong cộng đồng có những bạn còn trẻ, ở lứa tuổi 30s, 40s và cũng có bạn là Phật tử rất mực đạo hạnh. Bài này sẽ nói về các trường hợp chết khi tuổi thọ vẫn đang còn, về cách tăng thọ, và về pháp niệm sự chết theo lời Đức Phật dạy.

CHẾT HOẠNH TỬ
Đại dịch xảy ra là do duyên nhiều đời trước đối với các quốc độ đó, nhưng không phải ai cũng bị ảnh hưởng. Dù vậy, theo kinh Phật, chắc chắn rằng trong những người chết vì đại dịch có những người đã chết trong khi tuổi thọ vẫn đang còn, tức là chết yểu, chết sớm, chết không đúng thời, khi chưa hết tuổi thọ kiếp này. Người xưa gọi chết sớm, tức là khi nghiệp dữ khác bất ngờ xen vào trước khi nghiệp kiếp này mãn, bằng nhiều chữ: hoành tử, hoạnh tử, phi thời tử, bất lự tử, sự cố tử. Tiếng Anh gọi là “untimely death” hay “premature death” và Kinh Tạng Pali gọi là “uppachedaka death.” Trong khi Kinh Dược Sư, thuộc hệ Bắc Tông, giải thích rằng chết hoạnh tử có 9 loại khác nhau, Kinh Milinda Vấn Đạo thuộc hệ Nam Tông nói rằng chết hoạnh tử có 7 loại.
Kinh Milinda Vấn Đạo do ngài Indacanda dịch (một số bản dịch của các dịch giả khác có nhan đề là Kinh Na Tiên Tỳ Kheo, Mi Tiên Vấn Đáp) đã giải thích về việc chết không đúng thời, cũng như trái non bị rụng hay bị cắt từ cây xoài. Lời ngài Nagasena trong kinh này nói, trích như sau:
Tâu đại vương, bảy hạng người này chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn. Bảy hạng nào?
Tâu đại vương, người bị thèm ăn, trong khi không nhận được vật thực, có nội tạng bị tổn thương, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.
Tâu đại vương, người bị thèm uống, trong khi không đạt được nước uống, trái tim bị khô kiệt, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.
Tâu đại vương, người bị rắn cắn, bị hành hạ bởi tác động của nọc độc, trong khi không đạt được người chữa trị, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.
Tâu đại vương, người đã ăn vào chất độc, trong khi các bộ phận cơ thể chính và phụ đang bị nung nóng, trong khi không đạt được thuốc giải, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.
Tâu đại vương, người bị rơi vào ngọn lửa, trong khi bị thiêu đốt, trong khi không đạt được sự dập tắt, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.
Tâu đại vương, người bị té vào nước, trong khi không đạt được sự nâng đỡ, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.
Tâu đại vương, người bị thương tích bởi gươm đao, bị lâm bệnh, trong khi không đạt được thầy thuốc, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.
Tâu đại vương, bảy hạng người này chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.” (1)
Tác phẩm “Abhidhamma in Daily Life” (A Tỳ Đạt Ma Trong Đời Thường) của Ashin Janakabhivamsa (2) giải thích về các trường hợp hoạnh tử. Những trường hợp “uppachedaka death” là chết không đúng thời, chết không tự nhiên, vì một số chúng sinh lẽ ra còn tuổi thọ và nghiệp lực còn cho phép họ sống. Nhưng vì một vài nghiệp ác đã làm trong quá khứ đột ngột trổ quả, gây ra cái chết không đúng thời. Bộ luận A Tỳ Đạt Ma giải thích rằng cái chết đó y hệt như một ngọn lửa đột ngột tắt vì trận gió bất ngờ, trong khi bấc và dầu vẫn còn, và cũng y hệt như có ai thổi mạnh làm tắt nến. 
Bộ luận này dẫn ra trường hợp ngài Moggallana (Mục Kiền Liên, là người Thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Đức Phật), trong một kiếp lâu xa đã giết mẹ của ngài. Tội ác đó làm ngài chết thảm, ngay cả sau khi ngài đã đắc quả A La Hán, bị 500 tên cướp tấn công và giết. Vua Bimbisara (Tần Bà Sa La, hay Bình Sa Vương -- là đệ tử đầu tiên của Phật Thích-ca trong hàng vua chúa, ông đã cúng dường cho Phật và Tăng đoàn ngôi tịnh xá Trúc Lâm gần thành Rājagḱha, thủ đô xứ Magadha) trong một kiếp trước đã mang giày vào chùa với thái độ bất kính, và quả dữ là vua này bị chính con trai giết. Trường hợp khác: Hoàng hậu Samavati (của vua Udena tại vương quốc Cozambi) và hơn 100 cung nữ bị thiêu chết. Bà Samavati được Đức Phật ca ngợi là Đệ nhất tâm từ trong các môn đệ của ngài, và ngài kể rằng trong một kiếp trước, bà và các bạn dữ dùng lửa đốt chết một vị Bích Chi Phật trong khi vị này đang thiền định. 
Bộ luận này cũng nói rằng có một số cái chết trong khi còn tuổi thọ là vì quả dữ tới tức khắc vì một việc ác vừa mới làm. Đó là trường hợp Dusi ném đá vào đầu của vị trưởng tăng đoàn của Phật Kassapa, trường hợp Nanda đánh vào đầu ngài Shariputra, và trường hợp Vua Kalabu ra lệnh giết vị ẩn tu có tên là Bồ Tát Khanti Vadi. Cả 3 vị -- Dusi, Nanda và Vua Kalabu --- bị đất nứt ra và nuốt chửng xuống ngay trong kiếp đó, vì quả dữ tới trong khi còn tuổi thọ. Tương tự, người xúc phạm hay hạ nhục ba mẹ, người trưởng thượng cũng sẽ bị chết hoạnh tử.
Một điểm quan trọng nên nhớ rằng kinh điển không chỉ để tụng đọc, mà cần tu tập, thực hành. Vì nếu chỉ tụng đọc kinh điển hàng ngày mà không tự thực hành để chuyển biến tâm mình thì lợi ích chẳng bao nhiêu.
Trong một bài viết có nhan đề “Khảo Biện về Kinh Dược Sư” của Thầy Chúc Phú, nói rằng người trí tuệ cần tránh nhân duyên gặp nạn, và cần phải thực hành lời Phật dạy, chớ đừng nghĩ rằng tụng kinh hàng ngày là đủ, trích:
Trong kinh Phật thuyết cửu hoạnh, Phật dạy rằng, nếu như gặp phải voi say, ngựa chứng, bò điên, xe cộ, rắn độc, hầm hố, nước, lửa, chiến loạn, người say, kẻ xấu cũng như bao điều tệ ác khác… nếu bậc có trí tuệ thì sẽ biết và tránh các nhân duyên đó để bảo toàn tính mạng...
...Tụng kinh để trú tâm trong thắng pháp, để hiểu lời Phật dạy và sau đó thực hành. Diệu dụng của pháp Phật chính là ở đây. Siêng năng trì tụng kinh điển nhưng không thực hành, thì tuy có phước đức, nhưng rất nhỏ nhoi và khó có thể đem đến những kết quả ưu thắng.” (3)

PHÁP TĂNG TUỔI THỌ
Tới đây, chúng ta có thể nêu lên câu hỏi: làm cách nào để tăng tuổi thọ? Đức Phật đưa ra lời khuyên trong các kinh, có thể tóm lược rằng: phải ăn điều độ, phải giảm cân, phải cột niệm (giữ tâm tỉnh thức, mindful), phải thể dục bằng cách đi bộ, phải làm những việc thích nghi, giữ điều độ khi làm những việc thích nghi, phải hoạt động đúng thời, độc thân (hiểu là: không sắc dục, sống Phạm hạnh), giữ giới, sống gần bạn lành (thiện hữu tri thức), cúng dường bậc tu hành, kính lễ bậc trưởng thượng, bố thí bữa ăn.
Trong Kinh Tạp A Hàm SA-1150, Đức Phật khuyên Vua Ba Tư Nặc phải ăn điều độ và phải giảm cân, khi thấy “vua Ba-tư-nặc, với thân thể mập lớn, mồ hôi ướt đẫm, đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, hơi thở hổn hển.”
Kinh SA 1150, bản dịch của hai thầy Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng, viết:
Bấy giờ, Thế Tôn nói vua Ba-tư-nặc: “Đại vương thân thể mập quá!”
Đại vương bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy! Con đang lo về cái thân quá mập và thường rất khổ sở, nhờm chán, hổ thẹn, vì cái thân mập béo này.”
Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: “Người nên tự cột niệm, Khi ăn biết tiết độ; Thì các thọ sẽ giảm, Yên ổn mà sống lâu.” (4)
Lời khuyên rất khoa học của Đức Phật đã dẫn tới kết quả là, kinh viết: “Như vậy, từ đó trở đi, vua Ba-tư-nặc thân thể gầy thon lại, tướng mạo đoan chánh.”
Để tăng tuổi thọ, sau ăn kiêng là phải thể dục bằng cách Thiền đi bộ để có sức khỏe và ít bệnh. Thời của Đức Phật, làng này xa làng kia, rừng này xa rừng kia, do vậy đi bộ là chuyện hàng ngày của đời thường. Và phải đi trong chánh niệm, mà phải “walking meditation” (tức, Thiền đi bộ, hay Kinh hành).
Kinh AN 5.29 ghi lời Đức Phật dạy, bản dịch của Thầy Minh Châu:
Kham nhẫn được đường trường; kham nhẫn được tinh cần; ít bệnh tật; đưa đến tiêu hóa tốt đẹp các đồ được ăn, được uống, được nhai, được nếm; định chứng được trong khi kinh hành được tồn tại lâu dài. Những pháp này, này các Tỷ-kheo là năm lợi ích của kinh hành." (5)  
Đức Phật cũng dạy pháp tăng tuổi thọ qua hai Kinh AN 5.125 và Kinh AN 5.126, bản dịch của Thầy Minh Châu: 
Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, gia tăng tuổi thọ. Thế nào là năm? Làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời, và sống Phạm hạnh. Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, gia tăng tuổi thọ.” (Bản dịch Bhikkhu Sujato: Doing what is suitable, knowing moderation in what is suitable, eating food fit for consumption, activity at suitable times, and celibacy. These are the five things that promote longevity.)
Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, gia tăng tuổi thọ. Thế nào là năm? Làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, giữ giới luật, và có bạn lành. Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, gia tăng tuổi thọ.” (Bản dịch Bhikkhu Sujato: Doing what is suitable, knowing moderation in what is suitable, eating food fit for consumption, ethical conduct, and good friends. These are the five things that promote longevity.) (6)
Trong pháp tăng tuổi thọ, Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú rằng phải biết tôn trọng, kính lễ bậc trưởng thượng, bản dịch Thầy Minh Châu viết:
109. "Thường tôn trọng, kính lễ

Bậc kỳ lão trưởng thượng,
Bốn pháp được tăng trưởng:
Thọ, sắc, lạc, sức mạnh." (7)

Trong Kinh AN 5.37, Đức Phật dạy rằng những người bố thí bữa ăn sẽ được tăng tuổi thọ, tăng nhan sắc, tăng an lạc, tăng sức mạnh và tăng biện tài. Bản dịch của Thầy Minh Châu viết:
“— Người bố thí bữa ăn, này các Tỷ-kheo, người thí chủ đem lại cho người thọ lãnh năm điều. Thế nào là năm?
Cho thọ mạng, cho dung sắc, cho an lạc, cho sức mạnh, cho biện tài. Cho thọ mạng, vị ấy được chia thọ mạng chư Thiên hay loài Người. Cho dung sắc, vị ấy được chia dung sắc chư Thiên hay loài Người. Cho an lạc, vị ấy được chia an lạc chư Thiên hay loài Người. Cho sức mạnh, vị ấy được chia sức mạnh chư Thiên hay loài Người. Cho biện tài, vị ấy được chia biện tài chư Thiên hay loài Người. Người bố thí bữa ăn, này các Tỷ-kheo, người thí chủ đem lại cho người thọ lãnh năm điều này.” (8)

TỈNH THỨC NHÌN CÁI CHẾT
Chắc chắn rằng chúng ta sẽ chết vào một lúc nào đó. May mắn lắm, nhiều phước duyên lắm, chúng ta sẽ chết bình an khi tuổi thọ đã mãn. Tuy nhiên, nhiều phần chúng ta không thể biết chắc rằng khi nào cái chết sẽ tới, đặc biệt là khi xảy ra rủi ro hoạnh tử. Do vậy, chúng ta phải chuẩn bị đón nhận cái chết cho đúng pháp. Y hệt như khi lên đường đi xa, phải bình tỉnh, không mê đắm bất kỳ những gì trong đời này và không mơ tưởng bất kỳ những gì mai sau. Thái độ tỉnh thức, không mê đắm, không vui thích dù là với sự sống hay sự chết, ghi lại qua bài kệ của ngài Sāriputta (Xá Lợi Phất, học trò hàng đầu, được Đức Phật khen ngợi là Đệ nhất trí tuệ trong giáo đoàn).  
Bản Việt dịch của Thầy Indacanda, trích:
Tôi không vui thích sự chết, tôi không vui thích sự sống, tôi sẽ lìa bỏ thân xác này, có sự nhận biết rõ, có niệm.
Tôi không vui thích sự chết, tôi không vui thích sự sống, và tôi chờ đợi thời điểm, giống như người làm thuê chờ đợi tiền công.” (9)
Tuy nhiên, nếu xảy ra cái chết hoạnh tử, công trình tu học của chúng ta sẽ về đâu? Đức Phật trả lời ngài Mahānāma rằng không có gì phải lo, vì bởi vì những người tu tập lâu ngày với tín, giới, sở văn, thí xả, trí tuệ (faith, ethics, learning, generosity, and wisdom) thời tâm của vị ấy thượng thặng, đi đến thù thắng. Kinh SN 55.21 ghi lời Đức Phật rằng dù chết cách gì đi nữa, người tu sẽ vẫn không bị đọa, cũng như ghè dầu, sữa hay bơ bị bể trên hồ nước sâu, thì ghè sẽ bể vụn, tan nát, chìm xuống nhưng dầu, sữa và bơ sẽ nổi lên. 
Kinh SN 55.21, bản dịch Thầy Minh Châu viết:
Ngồi một bên, họ Thích Mahānāma bạch Thế Tôn:
—Kapilavatthu này, bạch Thế Tôn, là phồn vinh, phú cường, dân cư đông đúc, quần chúng khắp nơi chen chúc, chật hẹp. Bạch Thế Tôn, sau khi con hầu hạ Thế Tôn hay các Tỷ-kheo đáng kính, vào buổi chiều, con đi vào Kapilavatthu, con gặp con voi cuồng chạy; con gặp con ngựa cuồng chạy; con gặp người cuồng chạy; con gặp cỗ xe lớn cuồng chạy; con gặp cỗ xe nhỏ cuồng chạy. Trong khi ấy, bạch Thế Tôn, tâm con nghĩ đến Phật bị hoang mang, tâm con nghĩ đến Pháp bị hoang mang, tâm con nghĩ đến chúng Tăng bị hoang mang. Rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Nếu lúc ấy con mệnh chung, thời sanh thú của con là gì, sanh xứ đời sau chỗ nào?”
—Chớ có sợ, này Mahānāma! Chớ có sợ, này Mahānāma! Không ác sẽ là cái chết của Ông! Không ác là cái chết của ông! Này Mahānāma, với ai đã lâu ngày tâm tu tập trọn vẹn về tín, tâm tu tập trọn vẹn về giới, tâm tu tập trọn vẹn về sở văn, tâm tu tập trọn vẹn về thí xả, tâm tu tập trọn vẹn về trí tuệ; với người ấy, dầu thân có sắc này, do bốn đại hợp thành, do cha mẹ sanh, do cơm cháo nuôi dưỡng, có bị vô thường phá hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt; dầu cho thân này ở đây bị quạ ăn, chim kên ăn, chim ưng ăn, chó ăn, hay giả-can ăn, hay các loại chúng sanh sai khác ăn; nhưng nếu tâm của vị ấy được lâu ngày tu tập trọn vẹn về tín, tu tập trọn vẹn về giới, tu tập trọn vẹn về sở văn, tu tập trọn vẹn về thí xả, tu tập trọn vẹn về trí tuệ, thời tâm của vị ấy thượng thặng, đi đến thù thắng.
Ví như, này Mahānāma, một người nhận chìm một ghè sữa bơ, hay một ghè dầu vào trong một hồ nước sâu và đập bể ghè ấy. Ở đây, các mảnh ghè hay mảnh vụn chìm xuống nước; nhưng sữa, bơ hay dầu thời nổi lên, trồi lên trên.” (10)
Kinh kế tiếp trong Tương Ưng Bộ là Kinh SN 55.22 ghi lời Đức Phật rằng dù chết cách gì đi nữa, người tu sẽ vẫn không bị đọa, cũng y hệt như một cây thiên về phía Ðông, hướng về phía Ðông, xuôi về phía Ðông, nếu bị chặt đứt từ gốc rễ, nó sẽ ngả về phía Đông, khi người tu có lòng tin bất động vào Phật, Pháp, Tăng và sống giữ giới hướng về thiền định ((Bản dịch Sujato: It’s when a noble disciple has experiential confidence in the Buddha… the teaching… the Saṅgha… And they have the ethical conduct loved by the noble ones… leading to immersion.) (10)  
Trong khi đó, Kinh AN 6.19 ghi lời Đức Phật dạy rằng phải tình thức và tinh tấn, nhìn thấy cái chết chỉ cách mình có một hơi thở, và phải tu học với tâm tinh tấn như thế mới có thể giải thoát. Tương tự, Kinh AN 6.20 ghi lời Đức Phật sách tấn, qua bản dịch của Thầy Minh Châu, trích:
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đêm vừa tàn và ngày vừa an trú, suy tư như sau: “Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều: “Con rắn có thể cắn ta, con bò cạp có thể cắn ta, hay con rít có thể cắn ta. Do vậy, ta có thể mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta. Ta có thể vấp ngã và té xuống. Cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn, hay mật có thể khuấy động ta, hay đàm có thể khuấy động ta. Các gió như kiếm có thể khuấy động ta. Và như vậy có thể làm ta mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy xét như sau: “Nếu ta còn có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung trong ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi suy xét như vậy, biết được như sau: “Ta có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các pháp ác bất thiện ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác. Ví như, này các Tỷ-kheo, áo bị cháy hay đầu bị cháy, thời để dập tắt áo ấy hay đầu ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác.(11)
Trong Tăng Nhất A Hàm, Đức Phật dạy niệm sự chết trong Kinh EA 3.10, rằng hãy ngồi, chỉ niệm sự chết, không nghĩ gì khác, hình dung sinh mạng trôi đi không dừng, nhìn các căn tan rã... Bản dịch của hai Thầy Tuệ Sỹ và Đức Thắng, trích:
Thế Tôn bảo rằng: Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệm sự chết. Chết là mất ở đây, sinh bên kia; qua lại các đường, sinh mạng trôi đi không dừng, các căn tan hoại, như khúc gỗ mục nát; mạng căn đoạn tuyệt, giòng họ chia lìa, không hình không tiếng, cũng không tướng mạo. Như vậy, này các Tỳ-kheo, đó gọi là niệm sự chết, liền được thành tựu đầy đủ quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm sự chết, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” (12)
Trong trận đại dịch COVID-19 hiện nay của thế giới, khắp bốn phương trời đều hiển lộ hung hiểm. Trong Kinh Phật có một hình ảnh tương tự là trận lũ lụt dâng nước khắp bốn phía, và chỉ có một hòn đảo Niết Bàn duy nhất là an ổn. Trong nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời, tức là nhóm kinh được chư tăng tụng hàng ngày trong những năm đầu Đức Phật hoằng pháp, có Kinh Sn 5.10, trích lời Đức Phật dạy rằng “không sở hữu gì, không nắm giữ gì” sẽ thoát được trận lũ lụt già chết. Bản dịch Nguyên Giác:
1093. [Đức Phật] Với những người đứng giữa dòng nước, trong khi lũ lụt kinh hoàng dâng cao thêm – với những người bị già chết tràn ngập, hỡi Kappa, ta sẽ nói về một hòn đảo.
1094. “Không sở hữu gì hết, không dính mắc gì hết” – đó là hòn đảo của pháp tối thượng, ta gọi đó là Niết Bàn, nơi đoạn diệt của già chết.
1095. Hiểu được Pháp này, những người chánh niệm sẽ được giải thoát ngay trong đời này. Họ sẽ không bị ma kiểm soát, cũng không làm tôi tớ cho ma.” (13) 
Chìa khóa ngắn gọn “Không sở hữu gì hết, không dính mắc gì hết” qua bản Anh dịch của ngài Thanissaro là: “For one stranded in the middle of the lake, in the flood of great danger — birth —overwhelmed with aging & death, I will tell you the island, Kappa. Having nothing, clinging to no thing: That is the island, there is no other.” (13)
Hòn đảo “Không sở hữu gì, không một pháp nào để dính mắc” trong bài kinh trên cũng là một lời dạy của Kinh Kim Cang: ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm (Khi không còn chỗ nào để dính mắc, thì kỳ tâm, tức là tâm vô sanh hay Niết bàn Diệu tâm, mới hiển lộ ra).  
Trong kinh Kim Cang cũng có bài kệ dạy pháp quán: “Nhất thiết hữu vi pháp / như mộng, huyễn, bào, ảnh / như lộ diệc như điện / Ưng tác như thị quán.” 
Có thể dịch là: “Tất cả các pháp hữu vi, đều như giấc mơ, như huyễn ảo, như bọt sóng [trên sông], như ảnh [hiện trong gương], như hạt sương, như chớp loé trên không. Hãy quán như thế.”
Trong Thiền Tông Việt Nam, lời dạy quán sự chết như thế nào? Có sinh, tất có tử. Có thể chuyển câu hỏi này là: nên quán các pháp sinh diệt như thế nào? Bất kỳ pháp hữu vi nào cũng đều phải theo luật sinh diệt, và có sinh tất có diệt. 
Thiền sư Viên Chiếu (999 – 1090) thời nhà Lý, trụ trì chùa Cát Tường, ở kinh đô Thăng Long, để lại một bài kệ trước khi viên tịch. Bài kệ 4 câu, trong đó 2 câu cuối là:
Nhược đạt tâm không vô sắc tướng
Sắc không ẩn hiển nhậm suy di.
(Dịch: Nếu đạt được tâm không, nơi đó chính là tâm vô tướng [signless] và chính là tâm vốn thật không hề có sắc [form] nào để hiển lộ, thì [bất kể] sắc và không có ẩn hay hiện, hãy cứ để mặc cho xoay vần.)
Lời dạy đó cũng có thể ghi qua cách khác: Thấy được chỗ hoàn toàn không có một pháp nào để tu hết. Có thể giải thích đơn giản thế này: Đó là sự tỉnh thức thường trực, khi tâm hướng về mắt, thì tất cả những gì được thấy đều tức khắc tan biến [như bọt sóng tan vào nước, như ảnh hiện tan vào tánh sáng rỗng lặng của gương]; khi tâm hướng về tai, thì tất cả những gì được nghe đều biến mất [như giọt sương tan dưới nắng mặt trời, như tia chớp tan biến vào hư không]; và khi tâm hướng về bất kỳ đối tượng nào của tâm thì tất cả các pháp đều tan biến như giấc mộng đêm qua. Thấy tâm như thế, sẽ không thấy có pháp nào để vin vào nữa, thì còn lấy gì để tu. Vì tâm không đó, chính là hòn đảo của pháp tối thượng. Đó chính là Thiền Tông Việt Nam.    

GHI CHÚ:
(1) Kinh Milinda Vấn Đạo: https://suttacentral.net/mil6.3.6/vi/indacanda 
(3) Khảo Biện về Kinh Dược Sư: https://thuvienhoasen.org/a27195/khao-bien-ve-kinh-duoc-su 
(7) Kinh Pháp Cú, Kệ 109: https://thuvienhoasen.org/p15a7961/pham-01-10
(9) Trưởng Lão Tăng Kệ, Xá Lợi Phất: https://suttacentral.net/thag17.2/vi/indacanda




.